Quyền khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có

Một phần của tài liệu Quyền của bị hại nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang nga và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 58)

2.3.4.1 .Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị hại

2.3.5. Quyền khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Việc khiếu nại, tố cáo giúp cơ quan, người có thẩm quyền THTT phát hiện những sai sót trong q trình giải quyết VAHS cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người TGTT và các chủ thể khác có liên quan. BLTTHS 2015 của Việt Nam và BLTTHS 2001 Liên Bang Nga đều quy định bảo đảm quyền khiếu nại của những người TGTT và những người khác là một nguyên tắc cơ bản của TTHS (Điều 32 BLTTHS 2015 và Điều 19 BLTTHS 2001). Tuy nhiên ngoài quyền khiếu nại, BLTTHS 2015 của Việt Nam cịn quy định bị hại có quyền tố cáo đối với các hành

vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người THTT. Ngoài ra, BLTTHS 2015 cũng quy

định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết khiếu nại đồng thời nghiêm cấm trả thù người khiếu nại hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.

Khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các hành vi, quyết định của những cơ quan, người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Nếu hiểu theo cách này thì kháng cáo, kháng nghị cũng được xem là một dạng khiếu nại và quyền kháng cáo, kháng nghị cũng được xem là một phần của quyền khiếu nại. Trong TTHS, các chủ thể THTT ban hành rất nhiều quyết định, tuy nhiên không phải quyết định nào cũng được xem xét lại theo thủ tục khiếu nại. Cả BLTTHS 2015 Việt Nam và BLTTHS 2001 Nga đều phân định rõ phạm vi của quyền khiếu nại, quy định các quyết định nào thì có thể bị khiếu nại và các quyết định nào thì được xem xét lại theo thủ tục kháng cáo, kháng nghị (Điều 470 BLTTHS 2015 và Điều 127 BLTTHS 2001). Đối với hành vi tố tụng và bản án thì cả BLTTHS 2015 và BLTTHS 2001 đều quy định giống nhau, theo đó hành vi tố tụng sẽ được xem xét lại khi có khiếu nại cịn bản án được xem xét lại khi có kháng cáo, kháng nghị.

BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định bị hại có cả quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Về khiếu nại, bị hại có quyền khiếu nại đối với các hành vi và quyết định tố tụng của cơ quan, người THTT khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền này được quy định tại điểm n khoản 2 Điều 62. Ngồi ra, BLTTHS 2015 cịn dành Chương XXXIII để quy định về quyền khiếu nại, tố cáo bao gồm các nội dung như quy định rõ quyết định nào có thể bị khiếu nại và các quyết định nào có thể bị kháng cáo, kháng nghị; thời hiệu khiếu nại; quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại; cơ quan,

53

người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; thời hạn giải quyết khiếu nại và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại.

Về quyền này, Điều 19 BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga quy định “Các hành

vi và các quyết định của Tòa án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên có thể bị khiếu nại theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”. Điểm 18 khoản 2 Điều 42 cũng quy định bị hại có quyền “Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Tịa án”.

Ngồi ra, BLTTHS 2001 cũng dành Mục 16 Chương 5 để quy định về quyền khiếu nại. Điều 123 quy định “bị hại được quyền khiếu nại về hành vi và quyết định của

những người THTT nếu hoạt động tố tụng hoặc quy định tố tụng hạn chế đến lợi ích của họ”. Như vậy, ngồi việc quy định bị hại có thể khiếu nại đối với hành vi và

quyết định của người THTT, BLTTHS 2001 cịn cho phép bị hại có thể khiếu nại khi thấy rằng các quy định của pháp luật tố tụng có hạn chế đến lợi ích của họ. Trong khi đó, BLTTHS 2015 chỉ cho phép bị hại được quyền khiếu nại khi cho rằng các hành vi, quyết định tố tụng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tương tự BLTTHS 2015, BLTTHS 2001 của Nga cũng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của các cơ quan, người có thẩm quyền. Tuy nhiên, BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga lại không quy định về thời hiệu khiếu nại. Theo tác giả, việc quy định về thời hiệu khiếu nại đối với hành vi, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền THTT là điều cần thiết, tránh trường hợp khiếu nại các hành vi, quyết định tố tụng đã được ban hành hoặc kết thúc rất xa so với thời điểm khiếu nại; thậm chí bản án đã được thi hành xong từ lâu. Có thể đánh giá, BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định khá đầy đủ về chế định khiếu nại, tố cáo của bị hại trong TTHS.

Một phần của tài liệu Quyền của bị hại nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang nga và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)