Quyền có người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu Quyền của bị hại nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang nga và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 50 - 52)

Không phải trong tất cả mọi trường hợp, bị hại đều có thể tự mình tham gia vào q trình giải quyết VAHS. Vì vậy bị hại có quyền có người đại diện hợp pháp khi TGTT để thay bị hại thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Theo pháp luật dân sự, đại diện bao gồm đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Đại diện theo pháp luật thông thường là những trường hợp như cha mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, người được chỉ định đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người đã chết, người mất tích… Đối với trường hợp bị hại là tổ chức thì người đại diện hợp pháp là người do tổ chức đó chỉ định hoặc theo quy định của pháp luật. Đại diện theo ủy quyền là bị hại ủy quyền cho một người thay mặt mình tham gia vào quá trình giải quyết VAHS trong phạm vi được ủy quyền.

BLTTHS 2015 của Việt Nam khơng có quy định về người đại diện hợp pháp của bị hại, cách xác định người đại diện hợp pháp của bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng như điều kiện để một người có thể trở thành người đại diện hợp pháp trong các trường hợp cụ thể. Khoản 20 Điều 55 chỉ quy định “Người đại diện theo pháp

luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này là người tham gia tố tụng”. Vậy “người đại diện khác” là những người đại diện cho chủ

thể nào hay người đại diện hợp pháp của bị hại có được xem là người TGTT hay khơng? Nếu khơng thì họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì? Do BLTTHS 2015 chưa có quy định thống nhất về người đại diện hợp pháp cũng như trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền THTT trong việc chỉ định người đại diện hợp pháp nên câu hỏi đặt ra là việc thực hiện vấn đề về người đại diện của bị hại có thể thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự không? Tiếp tục, Điều 84 BLTTHS 2015 cũng quy định “người đại diện” có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại nhưng cũng khơng giải thích rõ “người đại diện” là người như thế nào và điều kiện gì để “người đại diện” trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.

46

Tiếp đó, khoản 5 Điều 62 BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định “Trường hợp

bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này”. Quy định

này dường như đã bỏ sót người đại diện của bị hại là người chưa thành niên. Vậy, đối với người đại diện của bị hại là người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) thì họ có được thực hiện các quyền của bị hại quy định tại khoản 2 Điều 62 khơng? Nếu khơng thì người đại diện của bị hại là người chưa thành niên sẽ thực hiện quyền của bị hại như thế nào? Trong khi đó, khoản 1 Điều 155 lại quy định “bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết” mới được quyền yêu cầu khởi tố VAHS. Vậy trường hợp người đại diện của bị hại là người bị mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ không được thay mặt bị hại khởi tố VAHS dù những bị hại trong trường hợp này đều cần có người thay mặt họ thực hiện quyền yêu cầu khởi tố VAHS. Trong khi đó, người đại diện của bị hại trong các trường hợp nêu tại khoản 5 Điều 62 và khoản 1 Điều 155 đều có bản chất như nhau.

Một điểm nữa là, theo quy định tại Điều 54 BLDS 2015 của Việt Nam quy định về các trường hợp không xác định được giám hộ đương nhiên gồm người chưa thành niên khơng có cha, mẹ hoặc khơng xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ khơng có đủ điều kiện giám hộ18; người mất năng lực hành vi dân sự mà khơng có người giám hộ đương nhiên19 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ20. Tuy nhiên, trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của những người này, điển hình như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người mất năng lực hành vi dân sự là người vơ gia cư, họ khơng có tổ chức bảo trợ ni dưỡng, giáo dục thì việc cử người đại diện của họ sẽ được thực hiện như thế nào vì khơng thể u cầu UBND cấp xã nơi người đó cư trú chỉ định người giám hộ theo quy định tại Điều 54 BLDS 2015 được. Trên thực tế, những trường hợp này rất phổ biến như bị hại là trẻ em lang thang cơ nhỡ bị bắt đi ăn xin, bị đánh đập, bị bắt làm những việc phạm pháp, lao động nặng nhọc hay bị xâm hại tình dục. Vậy với những trường hợp này, việc chỉ định người đại diện cho bị hại sẽ được thực hiện như thế nào và cơ quan có thẩm quyền THTT có bắt buộc phải cử người đại diện cho họ hay khơng? Hơn nữa, trong trường hợp này Tịa án có thể áp

18 Điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015.

19 Điều 52, Điều 53 Bộ luật dân sự 2015.

47

dụng khoản 3 Điều 136 BLDS 201521 để chỉ định người đại diện hợp pháp cho bị hại khơng? Do đó, BLTTHS 2015 cần bổ sung quy định về cử đại diện bắt buộc đối với bị hại trong những trường hợp trên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trong khi đó, Điều 45 BLTTHS 2001 của Nga xác định rõ tư cách pháp lý của người đại diện cho bị hại là chủ thể thuộc bên buộc tội. Khoản 1 Điều 45 còn quy định rõ những chủ thể có thể là người đại diện của bị hại gồm luật sư, một trong số người họ hàng thân thích của người bị hại hoặc người khác do người bị hại yêu cầu. Ngoài ra, khoản 2 Điều 45 cũng quy định về việc cử người đại diện bắt buộc trong trường hợp bị hại là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 45 BLTTHS 2001 cũng quy định rõ:

“Người đại diện hợp pháp và người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự và tư tố viên có những quyền hạn tố tụng như quyền hạn của những người mà họ đại diện” và “việc người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc tư tố viên trực tiếp tham gia vào vụ án khơng tước đi quyền của họ có người đại diện trong vụ án đó” (khoản 4 Điều 45 BLTTHS 2001). Quy định này rõ ràng hơn việc quy định rải rác về người đại

diện và quyền của người đại diện trong BLTTHS 2015 của Việt Nam, tránh được sự mâu thuẫn như giữa hai quy định tại khoản 5 Điều 62 và khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 như đã phân tích ở trên. Ngồi ra, khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định “bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền” tạo ra cách hiểu nếu đã có người đại diện thì bị hại sẽ khơng được thực hiện các quyền của mình nữa. Tóm lại, có thể thấy BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga có những quy định rõ ràng và tiến bộ hơn so với BLTTHS 2015 về vấn đề người đại diện của bị hại. Do đó, BLTTHS 2015 cần hoàn chỉnh các quy định về người đại diện của bị hại trong TTHS để tư cách pháp lý và việc thực hiện quyền của người đại diện được rõ ràng, thống nhất, qua đó góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại.

Một phần của tài liệu Quyền của bị hại nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang nga và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)