Quyền được thông tin là quyền cơ bản của bị hại được ghi nhận tại điểm a Mục 6 Phần 1 Tuyên bố của Liên Hợp Quốc 1985. Tuyên bố này yêu cầu hệ thống tư pháp hình sự phải “Thơng báo cho các nạn nhân về vai trò và phạm vi, thời gian và tiến
triển của các thủ tục và về cách thức xử lý vụ việc của họ, đặc biệt trong trường hợp tội phạm nghiêm trọng và nếu nạn nhân yêu cầu cung cấp thông tin như vậy”. Nếu
49
thơng báo về vai trị khi tham gia tố tụng; quyền được thông báo về thời gian thực hiện các hoạt động tố tụng và tình hình giải quyết vụ án. BLTTHS 2015 của Việt Nam và BLTTH 2001 của Nga có quy định các quyền này ở phạm vi khác nhau.
2.3.4.1. Quyền được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị hại
BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định bị hại “được thơng báo, giải thích quyền
và nghĩa vụ quy định tại điểm này” (Điểm a khoản 2 Điều 62). Tuy nhiên, BLTTHS
2015 lại chưa quy định cụ thể cơ quan nào có trách nhiệm giải thích quyền, nghĩa vụ của bị hại để họ hiểu rõ vai trị của mình bởi khơng phải bị hại nào cũng có đủ kiến thức pháp luật để biết mình tham gia tố tụng với tư cách gì. Ngồi ra, trong tồn bộ BLTTHS 2015 cũng khơng có điều khoản nào quy định rõ các vấn đề như: việc thông báo, giải thích được thực hiện ngay khi bị hại tham gia tố tụng và được giải thích một lần hay trong từng giai đoạn cụ thể, cơ quan có thẩm quyền THTT ở giai đoạn đó sẽ có trách nhiệm thơng báo, giải thích các quyền và nghĩa vụ của bị hại trong giai đoạn đó. Bên cạnh đó, BLTTHS 2015 của Việt Nam cũng không quy định cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải có trách nhiệm thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị hại hay chỉ khi bị hại yêu cầu mới được thơng báo, giải thích?
Trong khi đó, khoản 1 Điều 11 BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga quy định:
“Tòa án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên có nghĩa vụ giải thích cho người bị tình nghi, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người tham gia TTHS về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, đồng thời bảo đảm khả năng thực hiện các quyền của những người này”. Như vậy, tùy từng giai đoạn tố tụng
mà cơ quan, người THTT tương ứng sẽ có nghĩa vụ giải thích quyền, nghĩa vụ của bị hại ở giai đoạn đó đồng thời yêu cầu cơ quan, người THTT phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo khả năng thực hiện các quyền của bị hại trên thực tế. Có thể thấy, BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga quy định rõ hơn về quyền được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị hại so với BLTTHS 2015 của Việt Nam.
2.3.4.2. Quyền được thông báo về thời gian, tiến trình và cách thức giải quyết các vấn đề của vụ án
BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định bị hại có quyền được thơng báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án (điểm d khoản 2 Điều 62). Tuy nhiên, BLTTHS 2015 không quy định rõ quyền được thông báo về kết quả điều tra của bị hại được thực hiện bằng hình thức nào? Chỉ bằng lời nói sau khi kết thúc điều tra hay được nhận bằng văn bản như bản kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố; bản kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ
50
điều tra; các biên bản điều tra… Nếu chỉ được thơng báo bằng lời nói thì kết quả điều tra sẽ bao gồm những gì? Chỉ là kết quả cuối cùng của hoạt động điều tra như truy tố bị can, tạm đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ điều tra hoặc phục hồi điều tra hay được thông báo về kết quả của từng hoạt động điều tra đã thực hiện…? Về thời điểm thông báo thì bị hại sẽ được thơng báo khi nào, cơ quan nào có trách nhiệm thơng báo hay chỉ khi bị hại có u cầu mới thơng báo? Khoản 3 Điều 229, khoản 4 Điều 232, khoản 2 Điều 235 BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định phục hồi điều tra thì CQĐT phải giao, gửi cho VKS cùng cấp, bị can, người bào chữa và người đại diện của bị can nhưng chỉ cần thông báo cho bị hại. Quy định này là không công bằng với bị hại vì nếu các chủ thể thực hiện chức năng bào chữa được quyền nhận các văn bản nào thì bị hại cũng nên được nhận các văn bản đó. Bị hại cần được nhận bản kết luận điều tra đề nghị truy tố để chuẩn bị thực hiện các hoạt động có tính chất buộc tội tại phiên tòa; chuẩn bị cho việc đề nghị xét hỏi, tranh luận; chuẩn bị các chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của mình. Bị hại cần được nhận quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định phục hồi điều tra để thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo nếu có. Có thể thấy bị hại vẫn chưa được BLTTHS 2015 xem là chủ thể có vai trị thực hiện chức năng buộc tội – đối trọng với các chủ thể thực hiện chức năng bào chữa nên bị hại chỉ được cơ quan có thẩm quyền THTT thông báo mà không được nhận các văn bản trên như đối với VKS, bị can, người bào chữa và người đại diện của bị can.
Khắc phục quy định tại BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định thêm về việc bị hại được quyền thông báo về kết quả giải quyết vụ án. Tuy nhiên, một lần nữa BLTTHS 2015 cũng chưa quy định rõ việc thông báo về kết quả giải quyết vụ án được thực hiện bằng hình thức nào và do cơ quan nào thực hiện. Kết quả giải quyết vụ án trong trường hợp này có đồng nghĩa với bản án, quyết định của Tịa án hay không? Tương tự, bộ luật cũng chưa quy định cơ quan có thẩm quyền THTT nào có nghĩa vụ thơng báo hay chỉ khi bị hại có u cầu thì mới được thơng báo?
Khác với BLTTHS 2015, khoản 2 Điều 42 BLTTHS 2001 của Nga quy định tương đối đầy đủ về các quyền được thông tin của bị hại như: quyền được biết về nội dung buộc tội bị can (điểm 1); quyền tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ hoặc của người đại diện cho họ, nếu được Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên đồng ý (điểm 9); quyền được xem các biên bản hoạt động điều tra
51
khi có sự tham gia của họ và đưa ra những nhận xét (điểm 10); quyền được xem quyết định trưng cầu giám định tư pháp và kết luận giám định trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 198 (điểm 11); quyền được xem toàn bộ hồ sơ vụ án sau khi đã kết thúc điều tra, ghi chép bất kỳ tài liệu nào có trong hồ sơ vụ án với bất kỳ số lượng nào, sao chụp hồ sơ tài liệu của vụ án, kể cả với sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật. Trong trường hợp có nhiều người bị hại trong vụ án, thì mỗi người trong số họ có quyền xem hồ sơ vụ án liên quan đến thiệt hại gây ra cho người đó (điểm 12); quyền nhận các bản sao quyết định khởi tố VAHS, công nhận hoặc từ chối cơng nhận là bị hại, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án và cả bản sao bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp chống án và Tòa án cấp phúc thẩm (điểm 13); quyền xem biên bản phiên tòa và đưa ra các nhận xét (điểm 17); quyền được biết về những khiếu nại và đề nghị đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối của mình (điểm 20). Có thể thấy, BLTTHS 2001 rất chú trọng đến quyền được cung cấp thông tin của bị hại khi quy định gần như đầy đủ từ quyền được biết về nội dung buộc tội của bị cáo để phục vụ cho việc thực hiện chức năng buộc tội cũng như các hoạt động khác để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, BLTTHS 2001 còn cho phép bị hại được quyền tham gia vào hoạt động điều tra khi có yêu cầu và được người THTT cho phép. Bị hại còn được xem tất cả các văn bản trong quá trình giải quyết vụ án như: biên bản hoạt động điều tra có liên quan đến mình, quyết định trưng cầu giám định tư pháp, kết luận giám định trong những trường hợp nhất định; được xem toàn bộ hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra; nhận bản sao quyết định khởi tố VAHS, công nhận hoặc từ chối là người bị hại, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án và bản sao các bản án. Trong khi BLTTHS 2015 của Việt Nam khơng quy định bị hại có quyền được xem tất cả các biên bản hoạt động điều tra có liên quan đến mình, các kết luận giám định, định giá tài sản hay toàn bộ hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra; được nhận bản sao quyết định khởi tố VAHS ngay cả đối với vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại... BLTTHS 2015 chỉ quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp cho bị hại mới được quyền “đọc , ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ
vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra” (điểm d khoản 3 Điều 84 BLTTHS 2015). Nghĩa là, trường hợp bị hại khơng có
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì sẽ khơng được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến mình? Do đó, BLTTHS 2015 Việt Nam cần tham khảo BLTTHS 2001 của Nga trong việc quy định quyền được thông tin của bị hại.
52
2.3.5. Quyền khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Việc khiếu nại, tố cáo giúp cơ quan, người có thẩm quyền THTT phát hiện những sai sót trong quá trình giải quyết VAHS cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người TGTT và các chủ thể khác có liên quan. BLTTHS 2015 của Việt Nam và BLTTHS 2001 Liên Bang Nga đều quy định bảo đảm quyền khiếu nại của những người TGTT và những người khác là một nguyên tắc cơ bản của TTHS (Điều 32 BLTTHS 2015 và Điều 19 BLTTHS 2001). Tuy nhiên ngoài quyền khiếu nại, BLTTHS 2015 của Việt Nam cịn quy định bị hại có quyền tố cáo đối với các hành
vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người THTT. Ngoài ra, BLTTHS 2015 cũng quy
định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết khiếu nại đồng thời nghiêm cấm trả thù người khiếu nại hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.
Khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các hành vi, quyết định của những cơ quan, người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Nếu hiểu theo cách này thì kháng cáo, kháng nghị cũng được xem là một dạng khiếu nại và quyền kháng cáo, kháng nghị cũng được xem là một phần của quyền khiếu nại. Trong TTHS, các chủ thể THTT ban hành rất nhiều quyết định, tuy nhiên không phải quyết định nào cũng được xem xét lại theo thủ tục khiếu nại. Cả BLTTHS 2015 Việt Nam và BLTTHS 2001 Nga đều phân định rõ phạm vi của quyền khiếu nại, quy định các quyết định nào thì có thể bị khiếu nại và các quyết định nào thì được xem xét lại theo thủ tục kháng cáo, kháng nghị (Điều 470 BLTTHS 2015 và Điều 127 BLTTHS 2001). Đối với hành vi tố tụng và bản án thì cả BLTTHS 2015 và BLTTHS 2001 đều quy định giống nhau, theo đó hành vi tố tụng sẽ được xem xét lại khi có khiếu nại cịn bản án được xem xét lại khi có kháng cáo, kháng nghị.
BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định bị hại có cả quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Về khiếu nại, bị hại có quyền khiếu nại đối với các hành vi và quyết định tố tụng của cơ quan, người THTT khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền này được quy định tại điểm n khoản 2 Điều 62. Ngồi ra, BLTTHS 2015 cịn dành Chương XXXIII để quy định về quyền khiếu nại, tố cáo bao gồm các nội dung như quy định rõ quyết định nào có thể bị khiếu nại và các quyết định nào có thể bị kháng cáo, kháng nghị; thời hiệu khiếu nại; quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại; cơ quan,
53
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; thời hạn giải quyết khiếu nại và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại.
Về quyền này, Điều 19 BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga quy định “Các hành
vi và các quyết định của Tòa án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên có thể bị khiếu nại theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”. Điểm 18 khoản 2 Điều 42 cũng quy định bị hại có quyền “Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Tịa án”.
Ngồi ra, BLTTHS 2001 cũng dành Mục 16 Chương 5 để quy định về quyền khiếu nại. Điều 123 quy định “bị hại được quyền khiếu nại về hành vi và quyết định của
những người THTT nếu hoạt động tố tụng hoặc quy định tố tụng hạn chế đến lợi ích của họ”. Như vậy, ngồi việc quy định bị hại có thể khiếu nại đối với hành vi và
quyết định của người THTT, BLTTHS 2001 cịn cho phép bị hại có thể khiếu nại khi thấy rằng các quy định của pháp luật tố tụng có hạn chế đến lợi ích của họ. Trong khi đó, BLTTHS 2015 chỉ cho phép bị hại được quyền khiếu nại khi cho rằng các hành vi, quyết định tố tụng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tương tự BLTTHS 2015, BLTTHS 2001 của Nga cũng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của các cơ quan, người có thẩm quyền. Tuy nhiên, BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga lại không quy định về thời hiệu khiếu nại. Theo tác giả, việc quy định về thời hiệu khiếu nại đối với hành vi, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền THTT là điều cần thiết, tránh trường hợp khiếu nại các hành vi, quyết định tố tụng đã được ban hành hoặc kết thúc rất xa so với thời điểm khiếu nại; thậm chí bản án đã được thi hành xong từ lâu. Có thể đánh giá, BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định khá đầy đủ về chế định khiếu nại, tố cáo của bị hại trong TTHS.
2.3.6. Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, đối xử công bằng, tế nhị, riêng tư riêng tư
Được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, đối xử một cách công bằng, tế nhị và riêng tư là những quyền cơ bản của bị hại xuất phát từ quyền cơ bản của con người và được pháp luật quốc tế thừa nhận. Mục 4 Phần 1 Tuyên ngôn về nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dùng quyền lực (1985) yêu cầu “các nạn nhân
nên được đối xử với tình thương và tơn trọng nhân phẩm của họ” hay Nghị quyết
khung về vị trí của nạn nhân trong TTHS của Hội đồng Châu Âu (2001) cũng quy định “Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng nạn nhân đóng vai trị thực sự