Quyền tự bảo vệ hoặc có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; quyền đề

Một phần của tài liệu Quyền của bị hại nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang nga và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 61 - 66)

2.3.4.1 .Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị hại

2.3.7. Quyền tự bảo vệ hoặc có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; quyền đề

quyền đề nghị bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, người thân thích

2.3.7.1. Quyền tự bảo vệ hoặc có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Quyền tự bảo vệ hoặc có người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS. Điều 16 BLTTHS 2015 Việt Nam quy định:

“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Đối với bị hại,

quyền này được quy định cụ thể tại điểm i khoản 2 Điều 62: “Bị hại có quyền tự bảo

vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Việc có người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp khơng loại trừ quyền tự bảo vệ của bị hại. Điều 84 BLTTHS 2015 của Việt Nam cũng quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại có thể là luật sư, người đại diện, bào chữa viên nhân dân và trợ giúp viên pháp lý đồng thời quy định các quyền mà người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại. Tuy nhiên, bộ luật dường như đã bỏ quên vấn đề chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích bắt buộc đối với trường hợp bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà không xác định được người giám hộ, người đại diện theo pháp luật tại Điều 54 BLDS 2015. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, pháp luật yêu cầu cơ quan THTT có

57

trách nhiệm chỉ định người bào chữa và nếu khơng có người bào chữa thì được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vậy đối với trường hợp bị hại là những người này, việc họ khơng có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay khơng? Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền THTT có trách nhiệm phải chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại hay khơng? Việc bị hại khơng có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể làm ảnh hưởng nhiều đến quyền và lợi ích của bị hại bởi BLTTHS 2015 quy định người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại có những quyền mà bị hại khơng có như: quyền đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra (điểm d khoản 3 Điều 84). Tương tự BLTTHS 2015, BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga cũng quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có thể là người đại diện của họ. Khoản 1 Điều 45 BLTTHS 2001 quy định: “Người đại diện của người bị hại, nguyên

đơn dân sự và tư tố viên có thể là luật sư”; khoản 2 quy định “Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà khơng có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc cử người đại diện hợp pháp hoặc người đại diện cho họ trong vụ án hình sự là bắt buộc”. Đây chính là quy định về việc chỉ định người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp bắt buộc cho bị hại trong TTHS. Trong TTHS Liên Bang Nga, người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại cũng được gọi là người đại diện hợp pháp (legal representatives). Như vậy, BLTTHS 2001 có những quy định tiến bộ hơn BLTTHS 2015 khi yêu cầu bắt buộc phải chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. BLTTHS 2001 của Nga quy định bị hại là chủ thể tham gia TTHS với chức năng buộc tội, thực hiện vai trị buộc tội tích cực trong q trình giải quyết vụ án, đặc biệt là các vụ án tư tố. Do đó, BLTTHS 2001 chú trọng đến vấn đề chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích bắt buộc cho bị hại là người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần để đảm bảo quyền, lợi ích tốt nhất cho họ. Trong khi đó, vì xem bị hại là người TGTT, khơng đóng vai trị buộc tội chính trong vụ án mà chủ yếu là thực hiện nghĩa vụ khai báo khi cơ quan có thẩm quyền THTT yêu cầu. Việc thực hiện buộc tội là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền THTT nên cơ quan có thẩm quyền THTT sẽ có nhiệm vụ chứng minh tội phạm đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chung của những người TGTT, trong đó có bị hại. Do

58

đó, BLTTHS 2015 chưa chú trọng việc chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bắt buộc cho bị hại trong một số trường hợp đặc biệt.

2.3.7.2. Quyền đề nghị bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, người thân thích

Xuất phát từ lợi ích đối lập khi tham gia tố tụng với người bị buộc tội mà bị hại có nguy cơ bị trả thù, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản từ phía người bị buộc tội. Do đó pháp luật cho phép bị hại được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền THTT áp dụng các biện pháp phù hợp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và người thân thích của mình khi cảm thấy có sự xâm phạm từ người bị buộc tội hoặc những người liên quan đến người bị buộc tội. Đây được xem là quyền cơ bản của bị hại được Tuyên ngôn về các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dung quyền lực 1985 ghi nhận tại điểm d Mục 6 Phần I, trong đó u cầu q trình tư pháp của các quốc gia cần phải

“thực hiện những biện pháp để giảm thiểu khó khăn cho các nạn nhân, bảo vệ sự riêng tư bất cứ khi nào cần thiết và bảo đảm sự an toàn của họ cũng như của gia đình và nhân chứng đại diện cho họ, không bị đe dọa hoặc trả thù”.

Ở Việt Nam, Điều 14, 19, 20, 21 Hiến pháp 2013 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong TTHS được quy định tại Điều 11 BLTTHS 2015 “Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về

tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản; mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật”. Quyền của bị hại được

yêu cầu cơ quan có thẩm quyền THTT bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và người thân thích của mình khi bị đe dọa được quy định cụ thể tại điểm l khoản 2 Điều 62. Bên cạnh đó, BLTTHS 2015 cũng dành Chương 34 để quy định về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người TGTT khác, trong đó có các quy định để bị hại thực hiện quyền yêu cầu bảo vệ của mình.

Tương tự, điểm 21 khoản 3 Điều 42 BLTTHS 2001 của Nga cũng quy định bị hại được quyền “đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 3

Điều 11 Bộ luật này”. Khoản 3 Điều 11 quy định: “Khi có căn cứ để cho rằng người bị hại… cũng như họ hàng thân thích, họ hàng hoặc người thân thích của những người này bị đe dọa đến tính mạng, bị dùng vũ lực, bị hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản, cũng như bị áp dụng những biện pháp nguy hiểm trái pháp luật khác thì Tịa án,

59

Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên trong phạm vi thẩm quyền của mình được áp dụng những biện pháp bảo vệ những người này theo quy định tại khoản 9 Điều 166; khoản 2 Điều 186; khoản 8 Điều 193; điểm 4 Điều 241 và khoản 5 Điều 278 của Bộ luật này”. Có thể thấy việc bảo vệ bị hại của

BLTTHS 2001 tương tự BLTTHS 2015 khi cùng quy định bị hại có quyền đề nghị cơ quan THTT bảo vệ mình hoặc khi xét thấy có căn cứ cho rằng bị hại bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại thì cơ quan THTT sẽ chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, phạm vi bảo vệ có sự khác nhau. BLTTHS 2001 của Nga quy định cơ quan THTT sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ bị hại và những người thân thích của họ

trong quá trình lập biên bản điều tra (Điều 166), trong việc giám sát hoặc ghi âm các cuộc trao đổi (Điều 186), nhận dạng (Điều 193), bảo vệ bị hại trong một số trường hợp bằng việc xét xử kín (Điều 241) cịn BTTHS 2015 của Việt Nam lại quy

định cơ quan có thẩm quyền THTT có trách nhiệm bảo vệ bị hại khi xét thấy họ bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm. Như vậy, phạm vi các vấn đề mà cơ quan THTT dùng làm căn cứ để xét thấy bị hại bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại để áp dụng các biện pháp bảo vệ của BLTTHS 2015 rộng hơn so với BLTTHS 2001. Bởi BLTTHS 2015 quy định bị hại có quyền đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền THTT chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ trong suốt quá trình bị hại cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm, nghĩa là trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Trong khi BLTTHS 2001 chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ trong những trường hợp đã liệt kê. Vậy đối với các hoạt động điều tra khác thì cơ quan THTT có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ bị hại khi có căn cứ họ bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại khơng? Ngồi ra, BLTTHS 2001 cũng khơng quy định về trình tự, thủ tục u cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ hay các biện pháp bảo vệ như BLTTHS 2015 Việt Nam.

Tóm lại, hành lang pháp lý về bảo vệ bị hại trong BLTTHS 2015 Việt Nam khá đầy đủ. Tuy nhiên, đây là một hoạt động ít được thực hiện trên thực tế vì nhiều lý do chủ quan và khách quan. Do đó, BLTTHS 2015 cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan THTT trong việc quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ bị hại. BLTTHS 2015 nên bổ sung cụm từ “nghĩa vụ” vào khoản 1 Điều 486. Như vậy, quy định sẽ là

“Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại thì cơ quan, người có thẩm quyền THTT có nghĩa vụ quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ”.

60

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Từ nghiên cứu ở Chương 2 có thể nhận thấy cả hai BLTTHS hiện hành của Việt Nam và Liên Bang Nga đều quy định tương đối đầy đủ về các quyền cơ bản mà bị hại cần có để tham gia vào quá trình giải quyết vụ án một cách công bằng, khách quan, bình đẳng theo những chuẩn mực quốc tế, cụ thể là các quy định trong Tuyên ngôn về các nguyên tắc công lý cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực 1985. Cả hai BLTTHS 2015 của Việt Nam và BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga đều quy định tương đối đầy đủ các quyền cơ bản của bị hại như nhóm quyền có tính chất buộc tội, quyền u cầu bồi thường thiệt hại và nhóm các quyền nhằm đảm bảo giải quyết vụ án vô tư, khách quan, công bằng, tôn trọng, danh dự, nhân phẩm của bị hại. Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu các quy định, tác giả nhận thấy tùy vào đặc điểm về mơ hình tố tụng, truyền thống pháp luật, hệ thống các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và điều kiện thực tế khác... mà BLTTHS của mỗi nước sẽ có những quy định khác nhau trong các trường hợp cụ thể dẫn đến những ưu, nhược điểm riêng về quy định quyền của bị hại trong mỗi bộ luật. Trong khi các quy định BLTTHS 2001 của Nga thể hiện rõ tinh thần của nguyên tắc tranh tụng, hướng đến ưu tiên đảm bảo sự cơng bằng của bị hại thì BLTTHS 2015 vẫn theo hướng ưu tiên mục đích giải quyết sáng tỏ vụ án dù BLTTHS 2015 đã có nhiều quy định thể hiện sự tiếp thu các yếu tố của nguyên tắc tranh tụng và các yêu cầu của pháp luật thế giới về nâng cao vai trò, cải thiện địa vị pháp lý của bị hại. Tuy vậy so với BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga, BLTTHS 2015 cũng có nhiều quy định tiến bộ hơn hoặc bao quát, toàn diện hơn đối với một số quyền cụ thể của bị hại. Ngoài ra, do BLTTHS 2001 liệt kê bị hại vào nhóm chủ thể thực hiện chức năng buộc tội còn BLTTHS 2015 vẫn xem bị hại thuộc nhóm người tham gia tố tụng mà địa vị pháp lý, các quyền của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam vẫn cịn chưa thể hiện rõ tinh thần tranh tụng. Một số quyền tuy có quy định nhưng cịn hình thức, chưa thấy rõ được trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền THTT trong việc bảo đảm các quyền của bị hại được thực hiện trên thực tế. Qua quá trình phân chia các quyền của bị hại ra thành từng nhóm và tiến hành so sánh giữa hai BLTTHS 2015 của Việt Nam và BLTTHS 2001 của Nga, luận văn đúc kết được những ưu điểm, hạn chế trong quy định của mỗi nước về quyền của bị hại đồng thời rút ra những kinh nghiệm để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện BLTTHS 2015 về chế định bị hại.

61

CHƯƠNG III.

NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA BỊ HẠI NHÌN Ở GĨC ĐỘ SO SÁNH

LUẬT VỚI LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA

Một phần của tài liệu Quyền của bị hại nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang nga và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)