2.3.4.1 .Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị hại
2.3.6. Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, đối xử công bằng, tế nhị, riêng
riêng tư
Được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, đối xử một cách công bằng, tế nhị và riêng tư là những quyền cơ bản của bị hại xuất phát từ quyền cơ bản của con người và được pháp luật quốc tế thừa nhận. Mục 4 Phần 1 Tuyên ngôn về nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dùng quyền lực (1985) yêu cầu “các nạn nhân
nên được đối xử với tình thương và tơn trọng nhân phẩm của họ” hay Nghị quyết
khung về vị trí của nạn nhân trong TTHS của Hội đồng Châu Âu (2001) cũng quy định “Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng nạn nhân đóng vai trị thực sự
và thích hợp trong hệ thống pháp luật hình sự của mình. Hệ thống này phải tiếp tục cố gắng để đảm bảo rằng các nạn nhân được đối xử bình đẳng về sự tôn trọng nhân
54
phẩm của cá nhân trong quá trình tố tụng và sẽ cơng nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của các nạn nhân có liên quan đặc biệt đến TTHS”. Trong quá trình giải quyết
vụ án, bị hại có thể mang tâm lý mặc cảm, tự ti đặc biệt là cá nhân trong các vụ án xâm phạm nhân phẩm, danh dự. Nhiều trường hợp, bị hại còn mặc cảm, tự ti hơn cả người phạm tội. Đôi khi họ cịn phải chịu áp lực từ phía dư luận xã hội thậm chí là gia đình, những người THTT nhất là với trường hợp họ cũng có lỗi khi để tội phạm xảy ra. Do đó nếu cịn phải đối mặt với thái độ cư xử thiếu tôn trọng, cảm thông sẽ làm bị hại càng tổn thương, mặc cảm và không thể tham gia tố tụng thoải mái để thực hiện các quyền của mình. Vì vậy, hơn ai hết bị hại cần được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, được đối xử cơng bằng, tế nhị, được giữ bí mật riêng tư khơng chỉ từ phía cơ quan, người có thẩm quyền THTT mà phải cịn từ phía những người TGTT khác.
Cơng bằng là ngun tắc cơ bản trong q trình giải quyết VAHS. Đứng ở góc độ bị hại, quyền được đối xử công bằng thể hiện ở việc cơ quan, người có thẩm quyền THTT khơng được dựa vào dân tộc, quốc tịch, giới tính, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội… để phân biệt và đối xử khác nhau giữa bị hại với những người TGTT khác và giữa bị hại với nhau.
Quyền được đối xử tôn trọng là việc bị hại phải được đối xử với thái độ, hành động và lời nói cảm thơng, lịch sự. Cơ quan, người có thẩm quyền THTT không được và đề nghị những người TGTT khác không được dùng những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu lịch sự, xúc phạm hoặc hạ thấp danh dự, nhân phẩm của bị hại. Quyền này cũng cần áp dụng cho cả người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Đặc biệt, pháp luật cần nghiêm cấm việc sử dụng vũ lực hoặc các hành vi nguy hiểm khác để xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bị hại.
Quyền được đối xử tế nhị là việc bị hại phải được đối xử đúng mực, không thô lỗ, không bị xâm phạm quá sâu vào đời sống riêng tư hoặc các vấn đề nhạy cảm khác không liên quan đến việc giải quyết vụ án từ phía người THTT và những người TGTT khác. Quyền này yêu cầu mọi chủ thể khi giao tiếp, làm việc với bị hại phải có lời nói, hành động khéo léo, ý tứ, tế nhị, khơng đụng chạm đến cá nhân, gia đình hoặc xốy sâu vào sự mất mát của bị hại; đặc biệt bị hại là người chưa thành niên, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh về tâm lý…
Quyền được đối xử riêng tư là việc bị hại phải được cơ quan, người có thẩm quyền THTT và những người TGTT khác tơn trọng quyền riêng tư cá nhân. Không một ai được xâm phạm hoặc tiết lộ về đời tư, bí mật, điện thoại, thư tín, chỗ ở, nơi
55
làm việc, các mỗi quan hệ… của bị hại khi những vấn đề đó khơng liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc khơng có sự cho phép của họ.
Luật pháp Việt Nam quy định về các quyền của con người, cơng dân nói chung tại Điều 20 Hiến pháp 2013 như sau “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Điều 21 Hiến pháp 2013 cũng quy
định “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. 2. Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an tồn”.
BLTTHS 2015 của Việt Nam khơng quy định cụ thể quyền được đối xử công bằng, tôn trọng, tế nhị, riêng tư của bị hại mà chỉ quy định trong các Điều luật về nguyên tắc chung, cơ bản áp dụng đối với tất cả những người TGTT như: khi THTT, cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải tơn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8); TTHS được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần và địa vị xã hội (Điều 9); Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản (Điều 11). Đối với quyền được đối xử tế nhị, hiện BLTTHS 2015 khơng có quy định. Về quyền được đối xử riêng tư, BLTTHS 2015 khơng quy định trực tiếp mà chỉ có thể suy luận từ nguyên tắc giải quyết VAHS là “tất cả mọi người người đều được bảo đảm quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” (Điều 12). Có thể thấy, pháp luật Việt Nam nói
chung và BLTTHS 2015 nói riêng quy định tương đối đầy đủ về nhóm quyền này đồng thời yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải có trách nhiệm bảo đảm những quyền này của tất cả những người TGTT, trong đó có bị hại.
Do chịu ràng buộc bởi Công ước Châu Âu về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản (ECHR), BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga quy định khá đầy đủ về việc tôn trọng danh dự và nhân phẩm của cá nhân tuy nhiên lại không đề cập đến việc cơ quan, tổ chức cũng cần được tôn trọng và bảo đảm các quyền về danh dự, uy tín, bí mật… (Điều 9). Ngồi ra, Điều 13 BLTTHS 2001 quy định cơ quan, người THTT phải bảo đảm bí mật đối với thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu chính, điện tín và các hình thức liên lạc khác của những người TGTT; việc hạn chế quyền của công dân đối với vấn đề này chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của Tòa án.
56
Tương tự BLTTHS 2015 của Việt Nam, BLTTHS 2001 của Nga cũng khơng có quy định chính thức nào về việc cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải có trách nhiệm đối xử hoặc yêu cầu những người khác đối xử tế nhị đối với bị hại. Bên cạnh đó, BLTTHS 2001 cũng khơng có quy định về quyền được đối xử cơng bằng của bị hại mà chỉ có thể suy luận thơng qua khoản 1 Điều 6 quy định chung về nhiệm vụ của BLTTHS 2001 đó là: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức,
của những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra”.
Ngoài ra, để bảo đảm quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm cho bị hại khi bị xâm phạm, BLHS 2015 của Việt Nam cũng quy định về biện pháp tư pháp là công khai xin lỗi bị hại áp dụng đối với người phạm tội. Khác với BLTTHS 2015, BLTTHS 2001 cũng như BLHS Liên Bang Nga năm 1996 sửa đổi, bổ sung vào các năm 1999, 2001, 2009, 2010 lại không quy định biện pháp xin lỗi cơng khai trong hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp hình sự đối với người phạm tội.