3.4.1. Thuận lợi
- Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mang Thít có trụ sở chính tại trung tâm thị trấn Cái Nhum với một hệ thống giao dịch rộng khắp các xã trong huyện với mạng lưới cộng tác viên là cán bộ tín dụng dàn trải khắp thôn, ấp và các phòng giao dịch. Ngân hàng cơ sở có trụ sở làm việc khang trang, lịch sự, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên trẻ khỏe, phong cách giao dịch cán bộ viên chức hịa nhã, nhiệt tình trong cơng tác, cố gắng hồn thành tốt nhiệm vụ, tận tình tạo sự tín nhiệm của khách hàng mà đặt biệt là khách hàng gởi tiền rất an tâm.
- Tình hình kinh tế xã hội của huyện đang từng bước phát triển mạnh mẽ, nhất là việc thu hút được nguồn đầu tư mạnh mẽ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp. Huyện đã thu hút được nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ từ trong và ngồi nước, các doanh nghiệp, cơng ty tư nhân, hộ sản xuất ,.. xuất hiện ngày càng nhiều, phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có của huyện.
- Khách hàng của ngân hàng là các khách hàng truyền thống, chủ yếu là nông dân, cán bộ nhân viên tin tưởng vào ngân hàng do đó tương đối ổn định. Thủ tục hồ sơ cho vay đối với khách hàng đã được cải tiến một cách đáng kể.
- Được sự quan tâm của UBND, HĐND huyện, các cơ quan ban ngành trong huyện trong việc đề ra các chính sách phát triển kinh tế, chỉ đạo công tác xử lý, thu hồi nợ cũng như huy động vốn, quản lý vốn đối với hộ sản xuất nơng nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho việc đầu tư vốn của ngân hàng có hiệu quả, nơng dân được đáp ứng vốn kịp thời, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
3.4.2. Khó khăn
- Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng diễn ra ngày càng mạnh mẽ về thị phần cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất,… Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng khác xâm nhập địa bàn nông thôn ngày càng nhiều, cạnh tranh gay gắt với ngân hàng. Nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn là ngắn hạn, trong khi nhu cầu vốn vay chủ yếu là trung và dài hạn. Mặt khác, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do tập quán sinh hoạt ít tích lũy của người dân, hoặc do thói quen tích trữ vàng.
- Năng lực quản lý, điều hành một số mặt còn hạn chế, việc kết hợp giữa huy động vốn và đầu tư tín dụng chưa thật sự chặt chẽ và đồng bộ.
- Các chủ hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn theo Nghị định số 41/2010/NÐ-CP nhưng không đủ điều kiện để vay vốn do chưa được cấp Giấy chứng nhận trang trại. Hầu hết các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ, phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhưng vẫn chưa được hưởng chính sách ưu đãi do khơng có Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất, vốn tự có quá thấp, năng lực quản lý yếu kém, thiếu các dự án khả thi.
- Ða số khách hàng là hộ sản xuất có vốn tự có thấp và tài sản đảm bảo thường đã thế chấp vay vốn nên việc vay vốn bổ sung khi tăng qui mơ sản xuất kinh doanh rất khó thực hiện. Việc đầu tư sản xuất của hộ dân thường theo phong trào, tự phát nên rủi ro cao. Khách hàng thường chịu tác động mạnh trước sự biến động của kinh tế, do đó ảnh hưởng đến tình hình vay vốn và trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, các chương trình dự án phát triển kinh tế đơi lúc cịn khá mới mẻ với người dân do đó việc mở rộng đầu tư gặp khơng ít khó khăn.