Dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn - chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 69 - 74)

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG

4.2.3. Dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp

4.2.3.1 Dƣ nợ theo thời hạn

Bảng 4.13: DƢ NỢ HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mang Thít)

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2010 SO VỚI 2009

2011 SO VỚI 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % NGẮN HẠN 149.124 86,32 180.411 90,27 210.268 93,21 31.287 20,98 29.857 16,55

TRUNG VÀ DÀI HẠN 23.635 13,68 19.445 9,73 15.319 6,79 (4.190) (17,73) (4.126) (21,22)

Qua bảng số liệu 4.12, dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp tăng trong giai đoạn 2009- 2011. Cụ thể: Năm 2009, dư nợ đạt 172.759 triệu đồng, tăng lên 199.856 triệu đồng trong năm 2010, tăng 27.097 triệu đồng (tương ứng tăng 15,68%). Đến năm 2011, chỉ tiêu này đạt 225.587 triệu đồng, tăng 25.731 triệu đồng (tương ứng tăng 12,87%) so với năm 2010. Trong đó:

- Dư nợ ngắn hạn: là đối tượng có mức dư nợ cao nhất. Ở năm 2009,

dư nợ ngắn hạn đạt 149.124 triệu đồng, chiếm 86,31% tổng dư nợ sang năm 2010 đạt 180.411 triệu đồng, chiếm 90,27%, tăng 31.287 triệu đồng (tương ứng tăng 20,98%). Năm 2011, dư nợ đạt 210.268 triệu đồng, chiếm 93,21%, tăng 29.857 triệu đồng (tương ứng tăng 16,55%) so với năm 2010. Nguyên nhân làm tổng dư nợ ngắn hạn tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn có vịng quay vốn nhanh, kỳ hạn ngắn, hơn nữa ngân hàng mở rộng cho vay mơ hình kinh tế tổng hợp trong đó có đầu tư chăn ni, ao cá, ruộng vườn,…đã làm cho hộ sản xuất nông nghiệp đầu tư vào nhiều loại giống nơng sản có giá trị kinh tế cao hơn, cải tạo những vườn cây kém hiệu quả. Từ đó làm cho doanh số vay vốn cao dẫn đến dư nợ cũng cao theo.

- Dư nợ trung và dài hạn: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và

luôn biến động theo chiều hướng giảm. Cụ thể năm 2009 là 23.635 triệu đồng, chiếm 13,68%, đến năm 2010, dư nợ đạt 19.445 triệu đồng, chiếm 9,73%, giảm 4.190 triệu đồng (tương ứng giảm 17,73%) so với năm 2009. Năm 2011 là 15.319 triệu đồng, chiếm 6,79%, giảm 4.126 triệu đồng (tương ứng 21,22%) so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho dư nợ trung và dài hạn liên tục giảm qua các năm là do những biến cố về tình hình thiên tai, dịch bệnh, hộ sản xuất khơng muốn giữ lại các khoản nợ quá dài nên công tác thu nợ đạt doanh số cao từ đó làm tình hình dư nợ ngày một giảm.

Bảng 4.14 : DƢ NỢ HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mang Thít)

- Dư nợ ngắn hạn: vẫn là đối tượng có mức dư nợ cao nhất. Trong 6

tháng đầu năm 2012 cũng có xu hướng tăng so với cùng kì 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 187.055 triệu đồng, tăng lên 229.408 triệu đồng trong cùng kì năm 2012, tương ứng tăng 42.353 triệu đồng (tương ứng tăng 22,64%).

- Dư nợ trung và dài hạn: trong 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ trung và dài

hạn đạt 16.315 triệu đồng so với cùng kì năm 2012 giảm cịn là 2.021 triệu đồng, giảm 4.294 triệu đồng (tương ứng giảm 26,32%).

Tóm lại, tổng mức dư nợ của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2012 đều tăng chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều hơn nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đây là một khoản mục bao gồm cả nợ quá hạn, vì vậy mà ngân hàng nên tăng cường cơng tác quản lý các khoản cho vay cũng như đơn đốc tình hình thu nợ của cán bộ tín dụng và tình hình sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời phát hiện và xử lý các khoản nợ quá hạn phát sinh để hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng.

CHỈ TIÊU

6T/2011 6T/2012 6T/2012 SO VỚI 6T/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % NGẮN HẠN 187.055 91,98 229.408 95,02 42.353 22,64

TRUNG VÀ DÀI HẠN 16.315 8,02 12.021 4,98 (4.294) (26,32)

4.2.3.2. Dƣ nợ theo đối tƣợng

Bảng 4.15: DƢ NỢ HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO ĐỐI TƢỢNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít)

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2010 SO VỚI 2009

2011 SO VỚI 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TRỒNG TRỌT 3.268 1,89 3.895 1,95 745 0,33 627 19,19 (3.150) (80,87)

CHĂN NUÔI 162.986 94,34 185.754 92,94 213.545 94,66 22.768 13,97 27.791 14,96

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP 6.505 3,77 10.207 5,11 11.297 5,01 3.702 56,91 1.090 10,68

- Dư nợ trồng trọt: chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay

hộ sản xuất nông nghiệp. Năm 2009, dư nợ cho vay là 3.268 triệu đồng, chiếm 1,89% tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ đạt 3.895 triệu đồng, chiếm 1,95%, tăng 627 triệu đồng (tương ứng tăng 19,19%) so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ là 745 triệu đồng, chiếm 0,33%, giảm 3.150 triệu đồng (tương ứng giảm 80,87%) so với năm 2010. Ngun nhân dư nợ khơng ổn định và có xu hướng ngày càng giảm là do việc cải tạo vườn, kỹ thuật trồng trọt kém hiệu quả, giá cả nông sản trên thị trường luôn biến động, nên ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng từ đó dư nợ ngành ln biến động và giảm sút.

- Dư nợ chăn nuôi: chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho

vay. Năm 2009, dư nợ trong chăn nuôi là 162.986 triệu đồng, chiếm 94,34%. Năm 2010, dư nợ cho vay là 185.754 triệu đồng, chiếm 92,94%, tăng 22.768 triệu đồng (tương ứng tăng 13,97%) so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ là 213.545 triệu đồng, chiếm 94,66%, tăng 27.791 triệu đồng (tương ứng tăng 14,96%) so với năm 2010. Thực hiện chủ trương của tỉnh là chuyển dịch cơ cấu kinh tế vật nuôi cây trồng theo hướng hiện đại hóa nên ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp để phục vụ chăn nuôi và mua sắm trang thiết bị nơng nghiệp. Chính vì vậy làm cho doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp tăng đáng kể làm mức dư nợ đối với đối tượng này lại liên tục tăng.

- Dư nợ hoạt động dịch vụ nông nghiệp: chiếm tỷ trọng cũng khá

thấp trong tổng dư nợ cho vay và tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2009, dư nợ đối tượng này là 6.505 triệu đồng, chiếm 3,77%. Năm 2010, dư nợ là 10.207 triệu đồng, chiếm 5,11%, tăng 3.702 triệu đồng (tương ứng tăng 56,91%). Năm 2011, dư nợ đạt 11.297 triệu đồng, chiếm 5,01%, tăng 1.090 triệu đồng (tương ứng tăng 10,68%) so với năm 2010. Xét theo mục đích cho vay, dư nợ cho hoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ yếu tập trung vào dịch vụ chăn nuôi và sau thu hoạch, việc tăng trưởng mạnh của chăn nuôi khiến doanh số cho vay dịch vụ này tăng trưởng nhưng doanh số thu nợ vẫn cịn thấp nên nhìn chung mức dư nợ so với tổng dư nợ là thấp nhưng so với khả năng thu hồi nợ thì vẫn chưa cao.

Bảng 4.16: DƢ NỢ HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO ĐỐI TƢỢNG GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít)

- Dư nợ trồng trọt: chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay

hộ sản xuất nông nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ đối tượng này là 988 triệu đồng, so với cùng kì năm 2012 dư nợ là 778 triệu đồng, giảm 210 triệu đồng (tương ứng giảm 21,26%).

- Dư nợ chăn nuôi: chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho

vay. Trong 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ đối tượng này là 191.359 triệu đồng và cùng kì năm 2012 là 231.690 triệu đồng, tăng 40.331 triệu đồng (tương ứng tăng 21,08%).

- Dư nợ hoạt động dịch vụ nông nghiệp: chiếm tỷ trọng cũng khá thấp trong tổng dư nợ cho vay và tăng liên tục qua 3 năm. Trong 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ đối tượng này là 13.311 triệu đồng, cùng kì năm 2012 là 9.039 triệu đồng, giảm 4.272 triệu đồng (tương ứng giảm 32,09%).

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn - chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)