CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN
1.2. Vai trị của quản tài viên trong q trình phá sản doanh nghiệp
1.2.2. Về vấn đề hỗ trợ Tòa án, cơ quan thi hành án và mối liên hệ với các
thể khác trong quá trình giải quyết phá sản
Theo quan niệm thơng thường thì thủ tục phá sản chỉ đơn giản là việc tập hợp tài sản của con nợ và phân chia cho các chủ nợ theo trình tự luật định, tuy nhiên việc tuân thủ các nguyên tắc để đi đến hồi kết thì lại phức tạp và có quan hệ chủ yếu mật thiết đến việc phân chia tài sản.64 Tính phức tạp thể hiện ở các công việc cần được thực hiện phát sinh trong quá trình giải quyết phá sản. Ngay từ khi nhận được đơn yêu cầu phá sản cho đến khi kết thúc vụ việc, Tòa án phải thực hiện rất nhiều công việc như: quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản, giám sát hoạt động của các chủ thể tiến hành tố tụng, áp dụng các biện pháp cần thiết để đáp ứng các yêu cầu v.v. Về bản chất thì các cơng việc này thể hiện chức năng điều khiển và hướng đến giải quyết các vấn đề pháp lý trong thủ tục phá sản.65 Tuy nhiên, phá sản là một thủ tục có quan hệ chặt chẽ về kinh tế và có sức ảnh hưởng đến nhiều chủ thể khác. Vì vậy, ngồi các vấn đề pháp lý thuộc chuyên môn nghiệp vụ của Tịa án thì cịn cần một chủ thể khác am hiểu chuyên sâu về kinh tế để thực hiện vai trò quản lý, thanh lý tài sản.
Trước khi đạt được mục tiêu phân chia tài sản, ngoài những thủ tục khác về mặt pháp lý kể trên, chính kết quả từ hoạt động quản lý, thanh lý tài sản là cơ sở để Tòa án đưa ra quyết định phân chia tài sản. Sau đó, tại một số quốc gia, cơ quan thi hành án sẽ dựa trên quyết định của Tòa án để tiến hành phân chia. Như vậy, hoạt động của QTV như là một khâu thiết yếu trong chuỗi trình tự giải quyết phá sản. Thơng qua các quy định pháp luật, Tịa án có căn cứ để giám sát các hoạt động của QTV, đảm bảo QTV đi đúng hướng để hỗ trợ kết thúc vụ việc phá sản. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng điều khiển của Tòa án và giúp Tòa án giảm bớt được khối lượng cơng việc đáng kể, nhất là Tịa án tại các nước có lượng đơn yêu cầu phá sản cao. Đồng thời, những quyết định mang tính chất bắt buộc của Tịa án và trách nhiệm công việc của QTV sẽ tạo nên sự cộng hưởng lớn khiến vụ việc phá sản được giải quyết cơng bằng, hiệu quả và nhanh chóng.
Mặt khác, cũng cần nhìn nhận rằng, quá trình phát hiện và chứng minh các hành vi gian dối của con nợ địi hịi nhiều cơng sức và thời gian.66 Theo báo cáo về vấn đề
64 Adam J. Levitin (2015), Business Bankruptcy: Financial Restructuring and Modern Commercial Markets, Nhà xuất bản Wolters Kluwer, tr. 9, 10.
65 Dương Đăng Tuệ (2005), tldđ (4), tr. 42.
20
gian dối toàn cầu năm 2015, do Kroll67 và EIU68 thực hiện đã chỉ ra những thách thức phổ biến trong cơng tác điều tra khi có cáo buộc về hành vi gian dối trong phá sản69, từ đó đưa ra kết luận cần có một hệ thống kết hợp các nghiệp vụ để phối hợp giải quyết hiệu quả vấn đề.70 Do đó, ngồi sự phối hợp giữa Tịa án và QTV (như ví dụ nêu trên), việc xử lý các trường hợp gian dối trong phá sản còn đòi hỏi sự tham gia từ nhiều chủ thể khác nhau. Trong báo cáo gửi đến Quốc hội về vấn đề tố giác tội phạm năm tài chính 2018 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, các nỗ lực trong cơng tác phịng chống gian dối và các vi phạm khác trong phá sản đã được đề cập. Theo đó, ngồi USTP là chủ thể xác định và giới thiệu để điều tra, truy tố hành vi gian dối trong phá sản và các tội phạm có liên quan đến phá sản71, nhiều chủ thể khác cũng được ghi nhận có sự phối hợp để giải quyết các vấn đề gian dối phá sản, có thể kể đến như: các lực lượng đặc nhiệm, các bộ trưởng, hòm thư tố giác hành vi gian dối trực tuyến v.v.72
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra kết luận: QTV là một nhân tố quan trọng trong từng vụ việc phá sản, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần đặt trong mối quan hệ tương quan với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ khác. Các thông tin vụ việc được xem xét và phản hồi từ QTV là nguồn chính yếu để USTP sử dụng trong việc nhận diện hành vi gian dối, để từ đó có thể kịp thời nắm bắt và nhờ đến sự hỗ trợ của các chủ thể khác khi xét thấy cần thiết. Vì vậy, cần có nhận định đúng đắn về QTV là một mắt xích khơng thể tách rời trong hệ thống phịng chống các hành vi gian dối trong phá sản. Bức tranh hiện thực sinh động từ Anh và Hoa Kỳ – hai quốc gia có nền pháp