Vai trò của quản tài viên trong vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN

1.3. Khái quát một số nội dung pháp luật quy định về quản tài viên

1.3.2. Vai trò của quản tài viên trong vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoà

sản xuyên quốc gia)

Trong bối cảnh nền kinh tế xuyên biên giới ngày càng bùng nổ, bên cạnh những mặt tích cực về hợp tác, đầu tư thì cũng sẽ kéo theo việc có nhiều chủ thể khơng chịu được áp lực cạnh tranh và dẫn đến phá sản. Vì vậy, nhu cầu thiết lập khung pháp lý để điều chỉnh thống nhất quy trình phá sản giữa các quốc gia trở nên tất yếu. Theo đó, UNCITRAL đã xây dựng Luật mẫu UNCITRAL nhằm hỗ trợ các quốc gia77 trong việc trang bị khung pháp lý để điều chỉnh thủ tục phá sản xuyên quốc gia.78 Cũng cần hiểu rằng, mục đích của Luật mẫu UNCITRAL khơng nhằm thống nhất pháp luật phá sản của các quốc gia khác nhau, mà tập trung vào việc khuyến khích hợp tác và phối hợp giữa các quốc gia để cùng giải quyết theo một hướng đi chung.79 Các quy định trong Luật mẫu UNCITRAL được thể hiện rất rõ vai trị trung tâm của quản tài viên nước ngồi (QTVNN) trong thủ tục phá sản xuyên quốc gia. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để soi chiếu mức độ hiệu quả khi áp dụng trên thực tế của các nước đi trước. Từ đó, các quốc gia có sự cân nhắc, chọn lọc để áp dụng xây dựng pháp luật về QTV nói riêng và pháp luật về pháp luật phá sản xuyên quốc gia nói chung.

Ngồi ra, như đã phân tích, QTV được thiết lập theo cơ chế phi chính phủ đã đem lại nhiều lợi ích, thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục phá sản của một quốc gia. Do đó, nếu QTV được công nhận và hiện diện trong pháp luật phá sản xuyên quốc gia, những lợi ích này sẽ được thu được trên phạm vi quốc tế, giúp thủ tục phá sản đi đến hồi kết nhanh chóng, hiệu quả hơn.

77 Tính đến nay đã có 46 quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng pháp luật phá sản xuyên quốc gia dựa trên Luật mẫu UNCITRAL. (Xem thêm tại: https://uncitral.un.org/en/texts/insolvency/modellaw/cross- border_insolvency/status).

78 Financier Worldwide Magazine, “The impact of the UNCITRAL Model Law on Cross-Border Insolvency and the European Insolvency Regulation on distressed M&A transactions”, https://www.financierworldwide.com/the-impact-of-the-uncitral-model-law-on-cross-border-insolvency-and- the-european-insolvency#.Xoosix83vIU, truy cập ngày 27/3/2020.

24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 khắc họa hình ảnh QTV qua những khía cạnh sau:

Thứ nhất, khái niệm QTV được diễn giải dựa trên các mốc thời gian lịch sử giữa

Hoa Kỳ và Việt Nam, từ đó lý giải các tên gọi khác nhau thơng qua mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra các tên gọi phong phú của QTV theo hướng dẫn về Luật mẫu UNCITRAL trong pháp luật các quốc gia khác.

Thứ hai, đặc điểm của QTV được phân tích trên ba khía cạnh: điều kiện hành nghề, tính độc lập và chỉ định theo từng vụ việc. Đồng thời, pháp luật từ nhiều quốc gia được sử dụng làm minh chứng và mở rộng góc nhìn.

Thứ ba, vai trị của QTV trong q trình phá sản doanh nghiệp được soi chiếu cả

về góc độ lý luận và thực tiễn. Thơng qua việc nhìn nhận, đánh giá qua mối quan hệ giữa QTV với các chủ thể khác cũng như việc phân tích vai trị của QTV trong phát hiện, tố giác và ngăn chặn các hành vi gian dối của con nợ trong từng vụ việc và trong hệ thống cơng tác phịng chống nói chung.

Thứ tư, một số nội dung pháp luật quy định về QTV được mô tả khái quát bao

gồm: quản lý nhà nước đối với QTV và vai trò của QTV trong pháp luật phá sản xuyên quốc gia. Đây là những gợi mở để tác giả đi sâu nghiên cứu và trình bày tại Chương 2.

25

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA HOA KỲ VỀ QUẢN TÀI VIÊN– NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Pháp luật phá sản Hoa Kỳ có nhiều chương về các đối tượng phá sản khác nhau, riêng đối với doanh nghiệp phá sản sẽ tuân theo quy định tại Chương 7 về thanh lý tài sản (liquidation) và Chương 11 về PHHĐKD (reorganization). Vì pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam có đối tượng phá sản chung là doanh nghiệp nên tại Chương 2, tác giả tập trung phân tích vai trị của QTV tại Chương 7 đối với hoạt động quản lý, thanh lý tài sản và Chương 11 đối với hoạt động PHHĐKD của Bộ luật Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Chương 15 Bộ luật Hoa Kỳ về phá sản xuyên quốc gia cũng được tác giả sử dụng để phân tích.

2.1. Quản lý nhà nước đối với quản tài viên

Trong phần này, trước tiên, tác giả sẽ trình bày lược sử hình thành USTP – một cơ quan giữ vai trò chủ chốt trong việc quản lý nhà nước đối với QTV, từ đó lý giải mối quan hệ của USTP trong hệ thống quản lý QTV. Tiếp đến, tác giả sẽ trình bày những hoạt động khác thuộc trách nhiệm của hệ thống quản lý QTV, bao gồm: chỉ định QTV, cơ chế giám sát QTV, quản lý thơng tin có liên quan và đào tạo QTV.

Trước khi Bộ luật phá sản năm 1978 có hiệu lực, “tất cả các hoạt động hành chính trong phá sản, bao gồm việc chỉ định QTV, được thực hiện bởi Tòa án”.80 Tuy nhiên, Quốc hội nhận thấy sự tham gia của các Thẩm phán trong việc giám sát các vụ việc và các QTV đã gây ảnh hưởng bất lợi đến q trình đưa ra các quyết định của Tịa án khi cịn dựa trên các thơng tin một chiều (ex parte); do đó cần tách biệt chức năng quản lý hành chính khỏi chức năng tư pháp từ các Thẩm phán.81 Mục đích của sự thay đổi này là nhằm tăng tính vơ tư, khách quan trong hoạt động tư pháp khi đóng vai trị là người xét xử các tranh chấp.82 Vì vậy, Quốc hội đã lập ra USTP vào ngày 01 tháng 10 năm 1979 như là một chương trình thí điểm (pilot program) tại 18 trên tổng số 96 hạt tư pháp liên bang.83 Theo đó, 10 ủy thác viên Hoa Kỳ được thiết lập, là người đứng đầu, được chỉ định và giám sát bởi Tổng chưởng lý Hoa Kỳ (Attorney General) trong nhiệm kỳ 7 năm và có thẩm quyền quản lý tại 10 vùng được phân chia từ 18 hạt tư pháp liên bang.84

80 Collier On Bankruptcy 6.01 (16th ed. 2009). (Dẫn theo: Michael D. Sousat, tlđd (57), tr. 379).

81 Thomas J.Stanton (1985), “The United States Trustee System: A Time for Assessment”, Commercial Law

Journal, Volume 90, No. 3/1985, tr. 90.

82 House Report, No. 595, 95th Cong., 1st Sess (1977), tr. 88-91. (Dẫn theo: Thomas J.Stanton, tlđd (81), tr. 90).

83 House Report, No. 595, 95th Cong., 1st Sess (1977), tr. 110. (Dẫn theo: Thomas J.Stanton, tlđd (81), tr. 90).

84 10 vùng bao gồm: (1) Maine, New Hampshire, Massachusetts và Rhode Island; (2) the Southern District of New York; (3) Delaware và New Jersey, (4) the Eastern District of Virginia và the District of Columbia; (5)

26

USTP được kiến tạo với vai trị là một cánh tay hành chính (administrative arm)85

trong hệ thống phá sản.86 Thông qua những hoạt động giám sát, quản lý hành chính đó, cùng sự kết nối với các chủ thể khác (các bộ trưởng Hoa Kỳ, Cục Điều tra liên bang, các tổ chức nhà nước và địa phương), ủy thác viên Hoa Kỳ thực hiện một trong những sứ mệnh quan trọng của USTP là ngăn chặn các hành vi gian dối, không trung thực và ngoài tầm kiểm soát trong hệ thống phá sản.87 Sau giai đoạn 6 năm thử nghiệm, các ủy thác viên Hoa Kỳ đã quản lý, giám sát hơn 29% tổng số vụ phá sản, trong khi chương trình thí điểm này chỉ chiếm 19% trong tổng số hạt tư pháp liên bang được vận hành và theo báo cáo của Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ thì mục đích ban đầu của chương trình thí điểm này đã đạt được và hiệu quả hơn so với các hạt khơng thí điểm; năm 1986, USTP về mặt lý thuyết đã được Quốc hội cho phép được thừa nhận rộng rãi trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.88 Đến nay, thẩm quyền của USTP89 đã được hiện diện tại tất cả các hạt tư pháp liên bang (được phân chia thành 21 vùng) ngoại trừ Alabama và North Carolina.90

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)