CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN
1.3. Khái quát một số nội dung pháp luật quy định về quản tài viên
2.1.4. Vấn đề quản lý thơng tin có liên quan và đào tạo quản tài viên
2.1.4.1. Nội dung
Quản lý thơng tin có liên quan: website của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có dành một chun mục riêng về thơng tin của QTV114 bao gồm: các quyết định đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách QTV theo vụ việc, sổ tay hướng dẫn QTV và các tài liệu tham khảo, danh sách QTV, dữ liệu và thống kê về QTV, mẫu báo cáo cuối kỳ, thông tin về các cơ quan hỗ trợ thi hành án, bản tin ứng tuyển theo từng vụ việc và các câu hỏi thường gặp về QTV. Trong đó, danh sách QTV được sắp xếp theo từng bang và là dữ liệu có thể truy cập trực tuyến. Thông tin QTV được công khai về tên, địa chỉ và email.
Đào tạo QTV: một trong những nghĩa vụ của ủy thác viên Hoa Kỳ là duy trì (maintain) hội đồng QTV để có đủ năng lực đảm nhiệm các vụ viêc Chương 7115, do đó, sổ tay QTV Chương 7 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã có ghi nhận về chính sách đào tạo QTV ở hai cấp độ địa phương và quốc gia116. Tại địa phương, các chương trình đào tạo về các tiêu chuẩn và yêu cầu hành nghề QTV, bao gồm lưu trữ hồ sơ và báo cáo. Đối với QTV mới thường sẽ có cơ chế bắt đầu đào tạo trước khi chỉ định vụ việc cụ thể và nếu cần thiết có thể đào tạo định kỳ “một kèm một” sau đó, đồng thời, họ cũng có thể chủ động tìm kiếm sự hướng dẫn từ các thành viên đã có kinh nghiệm trong cùng một hội đồng. QTV cũng có thể đề xuất các loại hình đào tạo với ủy thác viên Hoa Kỳ. Ở cấp độ quốc gia, QTV được đào tạo thông qua các hội nghị chuyên đề định kỳ tại Viện đào tạo phá sản quốc gia (National Bankruptcy Training Institute) đặt tại trung tâm thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (Department of Justice’s National Advocacy Center). Chương trình này được giảng dạy bởi các QTV dày dặn kinh
nghiệm và dành cho các QTV đã nhận các vụ việc ít nhất 6 tháng với mục tiêu nhằm giúp các QTV có được nhiều thơng tin và cơng cụ hỗ trợ trên mọi khía cạnh quản lý vụ việc.
2.1.4.2. Nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam
Về vấn đề quản lý các thông tin về QTV, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tận dụng chính website để tạo ra mạng lưới thơng tin được “phủ sóng” trên diện rộng. Các nội dung liên quan đến QTV được công khai, phần nào giải đáp các thắc mắc cũng như phục
114 Xem thêm tại: https://www.justice.gov/ust/private-trustee-information.
115 Tiêu đề 28 Điều 596 (a)(1) Bộ luật Hoa Kỳ.
34
vụ nhu cầu tra cứu của đơng đảo người quan tâm. Bên cạnh đó, một điểm sáng trong pháp luật Hoa Kỳ là đã quy định về vấn đề duy trì năng lực của QTV trong hoạt động quản lý, thanh lý tài sản. Đây là nghĩa vụ của ủy thác viên Hoa Kỳ để từ đó xây dựng được chính sách đào tạo có lộ trình cho QTV. Thơng tin về các chương trình đào tạo chưa được cơng khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên, thông qua các báo cáo thường niên của USTP thì hoạt động này vẫn được diễn ra. Nhìn chung, hoạt động quản lý thơng qua website và chính sách đào tạo của Hoa Kỳ có thể xem là những gợi mở hữu ích đối với Việt Nam.
Từ những nhận xét trên, tác giả đi đến các kiến nghị cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, hồn thiện các thơng tin đăng tải trên Cổng thơng tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm lập và cơng bố danh sách QTV trên phạm vi toàn quốc theo quốc theo mẫu TP-QTV-07 ban hành kèm Nghị định 22/2015/NĐ-CP.117 Tuy nhiên, cho đến nay, danh sách QTV chỉ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của các Sở Tư pháp dưới dạng các quyết định hoặc tài liệu đính kèm các thơng báo, chưa thể truy cập dữ liệu trực tiếp trên chính website đó. Mặt khác, mẫu cơng bố danh sách QTV của Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp đều chỉ có các thơng tin cá nhân của QTV. Từ hai vấn đề này, tác giả đề xuất Bộ Tư pháp tạo lập và công bố danh sách QTV theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dưới dạng dữ liệu truy cập trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó, ngồi những thơng tin cá nhân về QTV (như địa chỉ giao dịch, số điện thoại, email, fax) cần bổ sung thêm thông tin về nghề nghiệp, lĩnh vực chuyên môn của QTV. Hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho việc tra cứu về QTV, đặc biệt đối với những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Điều 5 LPS 2014 để lựa chọn và đề xuất QTV cho vụ việc.
Thứ hai, xây dựng chính sách đào tạo và tổ chức các chương trình đào tạo QTV.
Với số lượng QTV cịn ít và phân bố khơng đồng đều tại các tỉnh thành như hiện nay, việc tổ chức các chương trình đào tạo tại từng địa phương riêng lẻ sẽ dẫn đến nhiều khó khăn. Do đó, Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể kết hợp để tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ định kỳ theo quý hoặc năm đặt tại các vị trí trung tâm cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh để QTV từ các tỉnh lân cận có thể dễ dàng tham gia. Hơn nữa, ngoài báo cáo viên của Tòa án nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự thành phố truyền đạt nội dung
35
tập huấn kết hợp thảo luận, giải quyết các tình huống pháp luật cụ thể118 thì nên để các QTV đã có kinh nghiệm trong nhiều vụ việc chia sẻ thêm về kinh nghiệm hành nghề trên thực tiễn. Đồng thời, trước khi diễn ra các buổi đào tạo, Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên lấy ý kiến từ các QTV để xây dựng nội dung đa dạng, phong phú thông qua các kênh online. Các tài liệu và kết quả thu được từ mỗi buổi đào tạo nên được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp tổ chức để tạo nguồn tài liệu tham khảo cho QTV từ các địa phương khác.
2.2. Vai trò của quản tài viên trong vụ việc phá sản có yếu tố nước ngồi (pháp luật phá sản xuyên quốc gia)
Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, nhu cầu giải quyết vấn đề phá sản xuyên quốc gia được hình thành khi các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi phát triển ra thị trường toàn cầu; thế nhưng tại thời điểm này, LPS 1898 vẫn chưa xây dựng được khung pháp lý để giải quyết nên các thẩm phán đã giải quyết dựa trên việc phân tích tính chất từng vụ việc (ad hoc case-by-case) dẫn đến sự thiếu nhất quán và gây ra các mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các quốc gia.119 Để khắc phục, Quốc hội đã ban hành Điều 304 trong LPS 1978 quy định một số nội dung về phá sản xuyên quốc gia. Quy định này được đánh giá là giải quyết được một số vấn đề tiêu biểu từ các vụ việc trước đó như: quyền chuyển giao tài sản trong nước cho một Tịa án phá sản nước ngồi quản lý, cơng nhận QTV nước ngoài (QTVNN) đối với bất động sản trong nước và trao một số quyền cho QTV này hay cho phép thủ tục tố tụng nước ngoài (TTTTNN) được áp dụng trong quản lý các vụ việc phá sản trong nước.120 Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy Điều 304 đã giới hạn vai trò của QTVNN đối với thủ tục thứ yếu (ancillary proceeding) và QTVNN khơng được trao tồn bộ quyền hạn đối với tài sản của DNMKNTT, do đó, vẫn chưa giải quyết triệt để được những khó khăn khi các Tịa án phải đấu tranh cân bằng giữa việc bảo vệ các chủ nợ trong nước với việc thực hiện theo nguyên tắc thân thiện quốc gia (comity) dẫn đến các quyết định mâu thuẫn với nhau.121 Đến năm 2005, Luật bảo vệ người tiêu dùng và phòng chống lạm dụng phá sản (Bankruptcy Abuse Prevention and Consumer Protection Act) đã thay thế Điều 304 bằng Chương 15 của Bộ luật phá sản, dù ngơn
từ có sự thay đổi để phù hợp với các quy định vốn có của Bộ luật phá sản song tinh
118 Kế hoạch số 6170/KH-STP-BTTP Tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho người hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
119 Kevin J. Beckering (2008), “United States Cross-Border Corporate Insolvency: The Impact of Chapter 15 on Comity and the New Legal Environment”, Law and Business Review of the Americas, Volume 14, No. 2/2008, tr. 289.
120 Kevin J. Beckering, tlđd (119), tr. 292.
36
thần của Luật mẫu UNCITRAL được Hoa Kỳ tiếp nhận khá trọn vẹn.122 Trong đó, đối với các quy định về QTV – chủ thể đóng vai trị quan trọng trong pháp luật phá sản xuyên quốc gia – được Hoa Kỳ xây dựng tương đối đầy đủ dựa trên khuôn khổ của Luật mẫu UNCITRAL. Tác giả sẽ tiến hành phân tích các quy định về QTV tại Chương 15 kết hợp với dẫn giải của UNCITRAL và cung cấp các vụ việc thực tiễn để chứng minh khả năng cũng như mức độ áp dụng của Luật mẫu UNCITRAL khi được cụ thể hóa trong pháp luật Hoa Kỳ.
2.2.1. Các nội dung quy định về vai trò của quản tài viên trong pháp luật phá sản xuyên quốc gia
2.2.1.1. Đối với quản tài viên trong nước
QTV trong nước (QTVTN) có thể được Tịa án trao quyền đóng vai trị đại diện cho các tài sản tại quốc gia khác được quy định tại Điều 541.123 Đây là một quy định mở về công nhận quyền hạn của QTVTN được tham gia vào thủ tục phá sản nước ngoài và phụ thuộc vào các Tịa án và luật của nước đó, đồng thời, cũng thể hiện tinh thần hợp tác quốc tế trong các vụ việc phá sản xuyên quốc gia.124 Trên tinh thần hợp tác đó, để tối đa hóa khả năng đánh giá vụ việc, QTVTN cịn là cầu nối truyền đạt thơng tin giữa Tịa án với QTVNN; ngồi ra, khi được Tịa án cho phép và giám sát, QTVTN cũng có thể trao đổi trực tiếp hoặc hợp tác với Tòa án nước ngoài hoặc QTVNN.125
2.2.1.2. Đối với quản tài viên nước ngoài
Khái niệm: pháp luật Hoa Kỳ sử dụng thuật ngữ “người đại diện nước ngoài” (foreign representative) để chỉ QTVNN với đặc điểm là người (bao gồm cả trường hợp được chỉ định tạm thời) được trao quyền trong TTTTNN để quản lý hoạt động PHHĐKD hoặc thanh lý tài sản của DNMKNTT.126 Như đã đề cập tại Chương 1, tên gọi QTV tại các quốc gia rất đa dạng, do đó, để chỉ đối tượng này, Luật mẫu UNCITRAL hướng đến mơ tả thuộc tính chung để các quốc gia chỉ định QTV đáp ứng điều kiện được công nhận hợp lệ.
Nghĩa vụ của QTVNN liên quan đến thủ tục công nhận:
122 Neil Hannan (2017), Cross-Border Insolvency: The Enactment and Interpretation of the UNCITRAL Model
Law, Nhà xuất bản Springer, tr. 20.
123 Tiêu đề 11 Điều 1505 Bộ luật Hoa Kỳ.
124 UNCITRAL (2014), UNCITRAL Model Law on Cross-Border Insolvency with Guide to Enactment and Interpretation, United Nations Publication, tr. 51.
125 Tiêu đề 11 Điều 1525 và 1526 Bộ luật Hoa Kỳ.
37
Nộp đơn yêu cầu cơng nhận (Application for recognition): để có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản thì TTTTNN và QTVNN cần có sự cơng nhận của Tịa án trong nước. Do đó, QTVNN phải nộp đơn yêu cầu cơng nhận đến Tịa án trong nước kèm các tài liệu: (i) bản sao chứng thực quyết định bắt đầu thủ tục phá sản và chỉ định QTVNN hoặc (ii) giấy chứng nhận của Tịa án nước ngồi xác nhận sự tồn tại của TTTTNN và sự chỉ định QTVNN hoặc (iii) các bằng chứng khác có thể được chấp nhận nếu chứng minh được sự tồn tại của TTTTNN và sự chỉ định QTVNN nếu không thỏa mãn tài liệu (i) hoặc (ii). Đồng thời, đơn yêu cầu phải kèm theo một tuyên bố xác định tất cả các TTTTNN liên quan đến DNMKNTT mà QTVNN biết.127 Ngoài là cơ sở cho Tịa án đánh giá tính xác thực để cơng nhận, quy định này còn thiết lập nghĩa vụ thơng báo của QTVNN để từ đó đưa ra các quyết định hỗ trợ chủ thể này thực hiện hoạt động tố tụng, bởi vì hơn Tịa án, QTVNN là người nắm rõ tồn diện các thông tin về hoạt động của DNMKNTT tại các quốc gia thứ ba khác.128
Thông báo các thông tin đến sau (Subsequent information): kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu cơng nhận, QTVNN phải nhanh chóng gửi thơng báo đến Tịa án khi có sự thay đổi về: (i) bất kỳ thay đổi đáng kể nào về tình trạng TTTTNN hoặc chỉ định QTVNN; và (ii) bất kỳ TTTTNN nào khác về DNMKNTT mà QTVNN biết được.129 Quy định này nhằm tiếp tục duy trì nghĩa vụ thơng báo của QTVNN để Tịa án kịp thời nắm bắt tình hình, điều chỉnh hoặc chấm dứt kết quả công nhận và xem xét các căn cứ hỗ trợ QTVNN thực hiện nhiệm vụ.130
Sự tham gia và can thiệp của QTVNN (Participation and intervention): dựa trên sự công nhận TTTTNN, QTVNN trong phạm vi thủ tục tố tụng được công nhận tham gia như là một bên có lợi ích liên quan trong vụ việc đối với DNMKNTT theo Tiêu đề 11.131 Ngoài ra, QTVNN cũng được ghi nhận quyền can thiệp vào bất cứ thủ tục tố tụng khác tại Tòa án bang hoặc liên bang tại Hoa Kỳ khi có một bên tham gia là DNMKNTT.132 Điều 1512 chỉ nhằm ghi nhận địa vị của QTVNN trong vụ việc phá sản mà không đưa ra cụ thể bất kỳ quyền hạn nào.133 Trong khi đó, Điều 1524 lại nhằm loại bỏ khả năng QTVNN bị phủ nhận khi can thiệp vào các thủ tục tố tụng khác liên quan DNMKNTT, vì các quy định về thủ tục có thể khơng dự liệu trước được vị trí của QTVNN.134
127 Tiêu đề 11 Điều 1515 Bộ luật Hoa Kỳ.
128 UNCITRAL, tlđd (124), tr. 65, 66.
129 Tiêu đề 11 Điều 1518 Bộ luật Hoa Kỳ.
130 UNCITRAL, tlđd (124), tr. 78.
131 Tiêu đề 11 Điều 1512 Bộ luật Hoa Kỳ.
132 Tiêu đề 11 Điều 1524 Bộ luật Hoa Kỳ.
133 UNCITRAL, tlđd (124), tr. 58.
38
Thẩm quyền bị hạn chế (Limited jurisdiction): việc nộp đơn yêu cầu công
nhận không buộc QTVNN phải tuân theo thẩm quyền của Tịa án nào tại Hoa Kỳ vì bất kỳ mục đích nào khác ngồi việc u cầu cơng nhận.135 Điều luật này được thiết lập nhằm khẳng định Tịa án khơng đủ lý lẽ khi chỉ dựa vào duy nhất việc nộp đơn để xác nhận thẩm quyền của mình đối với QTVNN về những vấn đề khơng liên quan đến phá sản.136
Quyền hạn của QTVNN:
Quyền yêu cầu hỗ trợ (Relief may be granted): QTVNN có quyền u cầu Tịa án đưa ra các hỗ trợ cần thiết trước (upon filing petition for recognition) và sau khi được công nhận (upon recognition). Từ thời điểm nộp đơn yêu cầu công nhận cho đến khi có quyết định chính thức, dựa trên u cầu của QTVNN và nếu xét thấy cấp bách, Tịa án sẽ đưa ra hỗ trợ mang tính chất tạm thời và sẽ chấm dứt khi có quyết định về việc có cơng nhận hay khơng.137 Dựa trên sự công nhận TTTTNN, khi xét thấy cần thiết để thực hiện mục đích của Chương 15 và để bảo vệ các tài sản của DNMKNTT hoặc các lợi ích của chủ nợ, dựa trên yêu cầu của QTVNN, Tòa án sẽ đưa ra hỗ trợ phù hợp.138 Thực chất, sự hỗ trợ của Tịa án sau khi có quyết định cơng nhận là nhằm tiếp tục duy trì khả năng QTVNN được hỗ trợ trước đó trong suốt q trình tố tụng nên Điều 1521 có nhiều quy định hỗ trợ hơn so với Điều 1519. Theo đó, có những quy định tiêu biểu như giao phó việc quản lý, thanh lý, phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản của DNMKNTT đặt tại Hoa Kỳ cho QTVNN hay cung cấp việc kiểm tra các bằng chứng, lấy chứng cứ hoặc chuyển giao các thông tin liên quan đến DNMKNTT. Bên cạnh u cầu từ QTVNN, Tịa án vẫn có thể cân nhắc để chủ động