Quản lý nhà nước đối với quản tài viên

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN

1.3. Khái quát một số nội dung pháp luật quy định về quản tài viên

1.3.1. Quản lý nhà nước đối với quản tài viên

Bất kì một thủ tục nào nhằm giải quyết các vấn đề theo luật định cũng cần được xây dựng một cách có hệ thống thơng qua hoạt động quản lý nhà nước. Điều này sẽ đảm bảo các quy trình được tiến hành có tổ chức, phân tách trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm đẩy vấn đề được giải quyết đúng tiến độ và đạt kết quả. Đối với pháp luật về QTV, yêu cầu này cũng được đặt ra và thể hiện rõ trên các khía cạnh:

1.3.1.1. Hệ thống quản lý quản tài viên

Hệ thống quản lý QTV được xây dựng bởi các chủ thể có thẩm quyền trong mối liên hệ tương hỗ về chức năng và nhiệm vụ. Tức các chủ thể đều thực hiện các hoạt động trong quá trình phá sản để đảm bảo hoạt động của QTV ln được kiểm sốt.

73 Lê Tuấn Anh (2013), Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 26.

74 Đặng Văn Huy (2011), “Chủ thể quản lý tài sản phá sản - sự lựa chọn mơ hình trong pháp luật phá sản Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật, số 1/2011, tr. 21.

75 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), “Luật hóa nghề quản tài viên”, http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4751, truy cập ngày 21/3/2020.

22

Tùy vào quy định của mỗi quốc gia mà khả năng quản lý QTV của các chủ thể này là bao quát hay trực tiếp. Thông thường, hệ thống quản lý QTV có thể bao gồm:

 Tịa án: là chủ thể có vai trị điều khiển và qn xuyến mọi hoạt động trong thủ tục phá sản. Tòa án có thể là người trực tiếp chỉ định và giám sát QTV trong từng vụ việc cụ thể hoặc chỉ nhận các thông báo về QTV thông qua một cơ quan giám sát khác.

 Bộ Tư pháp/ Sở Tư pháp: là chủ thể thường có nhiệm vụ quản lý các hoạt động hành chính liên quan đến QTV, chẳng hạn: cấp chứng chỉ hành nghề QTV, quản lý về số lượng QTV, đăng các báo cáo/thơng báo cơng khai v.v. Ngồi ra, Bộ Tư pháp cịn có thẩm quyền chỉ định nhân lực của cơ quan giám sát hoạt động của QTV (nếu có).

 Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động của QTV: là một CQNNCTQ, được thành lập như một nhánh riêng biệt với mục đích nhằm giám sát QTV trong một giai đoạn hoặc tồn bộ quy trình hoạt động của QTV. Bên cạnh đó, cơ quan này có thể cử ra một cá nhân trực thuộc để thực hiện chỉ định và giám sát QTV.

1.3.1.2. Vấn đề chỉ định và cơ chế giám sát quản tài viên

Chỉ định và giám sát QTV là hai vấn đề trọng yếu và diễn ra xuyên suốt khi nói đến hoạt động quản lý QTV. Thực chất, đây là một phần gắn liền với hệ thống quản lý vừa được đề cập. Vấn đề này cần được làm rõ thông qua các yếu tố như: chủ thể có thẩm quyền thực hiện, thời điểm chỉ định, số lượng QTV được chỉ định và cách thức giám sát. Việc làm rõ các yếu tố này sẽ lý giải cách vận hành của hệ thống quản lý QTV. Mặt khác, đây chính là tiền đề để đối chiếu, so sánh các quy định pháp luật đối có phù hợp với thực tiễn hay không.

1.3.1.3. Vấn đề quản lý thông tin liên quan và đào tạo quản tài viên

Các thơng tin liên quan đến QTV có thể bao gồm: các tài liệu hướng dẫn, tham khảo; danh sách, thông tin cá nhân của QTV; các biểu mẫu, dữ liệu thống kê v.v để QTV và những chủ thể quan tâm khác tiếp cận. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo là con đường cần thiết để tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.76 Với vai trò là nguồn nhân lực quan trọng và cần thiết trong thủ tục phá sản, QTV cũng cần được đảm bảo trau dồi kiến thức, kỹ năng thường xuyên để đáp ứng được tính chất cơng việc phức tạp.

76 Lê Thị Thu, “Về công tác đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay”, https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/07/18/ve-cong-tac-dao-tao-nguon-nhan-luc-o-nuoc-ta-hien-nay/, truy cập ngày 24/3/2020.

23

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)