Vấn đề chỉ định quản tài viên

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN

2.1.2.Vấn đề chỉ định quản tài viên

1.3. Khái quát một số nội dung pháp luật quy định về quản tài viên

2.1.2.Vấn đề chỉ định quản tài viên

2.1.2.1. Nội dung

 Trong hoạt động quản lý, thanh lý tài sản: ngay sau khi vụ phá sản bắt đầu, ủy thác viên Hoa kỳ sẽ chỉ định QTV tạm thời (interim trustee) là một người không có lợi ích liên quan đến vụ việc (disinterested person) để trở thành một thành viên trong hội đồng QTV vụ việc (the panel of private trustees)102. Theo luật thì sau đó thì

các chủ nợ cũng có quyền được lựa chọn QTV vụ việc thơng qua biểu quyết, khi đó, tư cách của QTV tạm thời cũng chấm dứt.103 Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra104, bởi vì QTV tạm thời ngồi là người khơng có lợi ích liên quan đến vụ việc thì cịn phải đáp ứng các điều kiện về đạo đức, chuyên môn, thuộc địa phương có vụ việc phá sản đó v.v.105 Do vậy, các yếu tố này đã đủ chứng minh tư cách của QTV tạm thời và người này tiếp tục trở thành QTV vụ việc. Hội đồng QTV vụ việc theo luật định có thể bao gồm nhiều QTV, vì vậy, các ủy thác viên Hoa Kỳ có thể dựa vào

99 United States Department of Justice, tlđd (2), tr. 1.

100 United States Department of Justice, tlđd (2), tr. 18.

101 Như riêng năm tài chính 2017 và 2018, có gần 1.300 QTV xử lý hơn 1,5 triệu vụ phá sản. (United States Department of Justice, tlđd (2), tr. 17).

102 “Private trustee” được dùng để phân biệt với “the United States trustee” bởi các QTV mang tính chất tư, khơng phải là người thuộc cơ quan nhà nước.

103 Tiêu đề 11 Điều 701(b) và Điều 702 Bộ luật Hoa Kỳ.

104 Martin A. Frey, Sidney K. Swinson, tlđd (96), tr. 56.

29

những yếu tố khác như tính chất, mức độ phức tạp và mục đích để xác định quy mơ của Hội đồng QTV. Pháp luật Hoa Kỳ cũng cho phép ủy thác viên Hoa Kỳ đảm nhiệm vai trị của QTV khi khơng có QTV nào tham gia trong một vụ việc cụ thể.106 Tuy nhiên, quy định này chỉ mang tính chất dự liệu và hiếm khi xảy ra vì thơng qua báo cáo thường niên của USTP, có thể thấy ủy thác viên Hoa Kỳ ln giữ vai trị chỉ định và giám sát QTV. Đồng thời, trên website của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ln có bản tin ứng tuyển trước mỗi vụ việc để các QTV chủ động đăng ký. Đây cũng là cơ sở để ủy thác viên Hoa Kỳ tiếp tục lựa chọn đảm bảo nguồn nhân lực đủ và phù hợp với các điều kiện đặt ra.

 Trong hoạt động PHHĐKD: quyền giám sát chủ yếu phụ thuộc vào các chủ nợ và ủy thác viên Hoa Kỳ107, QTV chỉ được chỉ định trong các trường hợp cần thiết khi có lý do cho rằng có trường hợp xảy ra trước hoặc sau khi bắt đầu vụ việc: gian dối, không trung thực, không đủ thẩm quyền giải quyết, quá trình quản lý của DNMKNTT hiện tại có vấn đề hoặc liên quan đến lợi ích về tài sản của chủ nợ và các chủ thể khác có liên quan.108 Bởi vì vai trị chủ đạo của QTV là quản lý, thanh lý tài sản để tránh các hành vi gian dối và vi phạm khác có thể xảy ra, còn hoạt động PHHĐKD chỉ nhằm theo dõi quy trình vận hành của các DNMKNTT, do đó, QTV khơng ln ln được chỉ định trong hoạt động PHHĐKD.

2.1.2.2. Nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam

Đối với vấn đề chỉ định QTV, Việt Nam và Hoa Kỳ đều lựa chọn QTV theo phạm vi địa phương xảy ra vụ việc. Tuy nhiên, quy định pháp luật Hoa Kỳ không mặc định số lượng QTV tối đa trong một hội đồng vụ việc. Nhưng có thể suy luận rằng, sau khi chỉ định QTV tạm thời, tùy vào tính chất, mức độ vụ việc, ủy thác viên Hoa Kỳ có thể linh động quyết định quy mơ của hội đồng này, bởi vì QTV trong hội đồng được thể hiện bằng số nhiều (the panel of private trustees). Đây cũng có thể là một điểm ghi nhận cho Việt Nam bởi LPS 2014 chưa có quy định cụ thể về số lượng QTV tham gia mỗi vụ việc. Theo đó, tác giả đưa ra các đề xuất sau:

Thứ nhất, quy định Giám đốc Sở Tư pháp có thẩm quyền chỉ định QTV vụ việc.

Xét về bản chất, việc chỉ định QTV là một thủ tục hành chính, do đó khơng cần đến thẩm quyền của Tịa án. Xét về vai trò, Sở Tư pháp là nơi tiếp nhận hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề QTV nên sẽ nắm rõ được những cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề và các đặc điểm về chun mơn của QTV. Do đó, dựa trên các tài liệu được

106 Tiêu đề 28 Điều 586(a)(2) và Tiêu đề 11 Điều 701(a)(2) Bộ luật Hoa Kỳ.

107 Tiêu đề 11 Điều 1102 Bộ luật Hoa Kỳ.

30

Thẩm phán cung cấp, Giám đốc Sở Tư pháp hồn tồn có thể dựa vào đó soi chiếu với các căn cứ chỉ định QTV tại Điều 45 LPS 2014 để chỉ định QTV phù hợp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản theo Khoản 1 Điều 45 LPS 2014. Xét về vai trò của Tòa án, trong một vụ phá sản, Thẩm phán phải tiến hành rất nhiều hoạt động quy định tại Điều 9 LPS 2014. Đồng thời, hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có Tịa án chun trách để giải quyết các vụ việc về phá sản. Tòa án Kinh tế ngồi giải quyết lĩnh vực phá sản cịn phải giải quyết các vụ việc thuộc các lĩnh vực khác thuộc nhóm kinh tế. Do đó, nếu trao quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp chỉ định QTV thì sẽ giảm bớt gánh nặng cơng việc cho Tòa án.

Thứ hai, quy định mở về số lượng QTV tham gia một vụ việc phá sản.

Kết hợp với kiến nghị thứ nhất, tác giả đề xuất thay đổi khoản 1 Điều 45 LPS 2014 như sau:

“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản,

Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm chỉ định Hội đồng Quản tài viên hoặc doanh

nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Số lượng thành viên của Hội đồng Quản tài viên

được xác định căn cứ vào tính chất của vụ việc phá sản.”

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 36)