Hệ thống quản lý quản tài viên

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN

2.1.1.Hệ thống quản lý quản tài viên

1.3. Khái quát một số nội dung pháp luật quy định về quản tài viên

2.1.1.Hệ thống quản lý quản tài viên

2.1.1.1. Nội dung

Các hoạt động về QTV được trực tiếp/gián tiếp quản lý thông qua các cơ quan và cá nhân sau:

 Tổng chưởng lý Hoa Kỳ và Văn phịng Hành chính Ủy thác Hoa Kỳ

(Executive Office of the United States Trustee): Tổng chưởng lý Hoa Kỳ là người

đứng đầu Bộ Tư pháp, có thẩm quyền bổ nhiệm cho mỗi vùng một ủy thác viên Hoa Kỳ và cách chức.91 Đồng thời, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ cũng có trách nhiệm giám sát chung các ủy thác viên Hoa Kỳ thông qua các hoạt động phối hợp hay hỗ trợ và cũng

the Northern District of Alabama; (6) the Northern District of Texas; (7) the Northern District of Illinois; (8) Minnesota, North Dakota và South Dakota; (9) the Centrl District of California; (10) Colorado và Kansas. (Thomas J.Stanton, tlđd (81), tr. 90, 91).

85 Các hoạt động hành chính như: chỉ định thẩm tra viên, triệu tập hội nghị chủ nợ, chỉ định hội đồng chủ nợ trong các vụ thuộc Chương 11 Tiêu đề 11 Bộ luật Hoa Kỳ, chỉ định QTV trong hoạt động quản lý, thanh lý tài sản thuộc Chương 7 Tiêu đề 11 Bộ luật Hoa Kỳ v.v (Dẫn theo: Dan J. Schulman (1995), “The Constitution, Interest Groups, and the Requirements of Uniformity: The United States Trustee and the Bankruptcy Administrator Programs”, Nebraska Law Review, Volume 74, No. 1/1995, tr. 120).

86 House Report, No. 95-595 (1978), tr. 101. (Dẫn theo: Mary Jo Heston (1998), “The United States Trustee: The missing link of bankruptcy crime prosecutions”, American Bankruptcy Institute Law Review, Volume 6, No. 2/1998, tr. 382).

87 House Report, No. 595, 95th Cong., 1st Sess (1977), tr. 88. (Dẫn theo: Thomas J.Stanton, tlđd (72), tr. 91).

88 Dan J. Schulman, tlđd (85), tr. 121, 123.

89 Xem thêm tại: https://www.justice.gov/ust/about-program.

90 Đây là hai khu vực thuộc chương trình quản trị viên phá sản (Bankruptcy Administrator Program) bao gồm quản trị viên phá sản (Bankruptcy Administrator) do Văn phịng Hành chính thuộc Tịa án Hoa Kỳ (Administrative Office of the United States Courts) chỉ định. Vì đây là hai khu vực mang tính thiểu số, khơng tiêu biểu, do đó, tác giả khơng phân tích trong phạm vi khóa luận này.

27

có quyền quy định các tiêu chuẩn nguyên tắc để ủy thác viên Hoa Kỳ chỉ định QTV vụ việc.92 Ngoài ra, hỗ trợ cho Tổng chưởng lý Hoa Kỳ cịn có Văn phịng Hành chính Uỷ thác Hoa Kỳ. Đây là cơ quan chủ yếu cung cấp các hướng dẫn thi hành từ Tổng chưởng lý Hoa Kỳ đến các ủy thác viên Hoa Kỳ và hỗ trợ các vấn đề hành chính khác.93

 Uỷ thác viên Hoa Kỳ và USTP: thơng thường ủy thác viên Hoa Kỳ có nhiệm kỳ 5 năm, sau khi kết thúc nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi có ủy thác viên mới đáp ứng đủ điều kiện được chỉ định.94 Uỷ thác viên Hoa Kỳ có nhiều trách nhiệm được quy định tại Tiêu đề 28 Điều 586 Bộ luật Hoa Kỳ như: thành lập, duy trì và giám sát hội đồng QTV trong các vụ việc thuộc Chương 7; chỉ định và giám sát hội đồng chủ nợ trong Chương 11; thực hiện các báo cáo, ý kiến theo yêu cầu của Tòa án hoặc Tổng chưởng lý Hoa Kỳ liên quan đến các vấn đề đảm nhiệm v.v. Hiện nay, USTP vẫn đang là một bộ phận thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ với mục tiêu như ban đầu thành lập, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động hành chính của các vụ phá sản và các QTV theo Tiêu đề 28 Điều 586 và Tiều đề 11 Điều 101 Bộ luật Hoa Kỳ.95

 Tòa án phá sản: việc xét xử các vụ phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án liên bang là Tòa án phá sản Hoa Kỳ (United States Bankruptcy Court)96 được thành lập ở mỗi hạt tư pháp liên bang.97 Kể từ khi USTP ra đời, Tịa án khơng cịn trực tiếp tham gia chỉ định và giám sát QTV. Thông qua các báo cáo, ý kiến từ ủy thác viên Hoa Kỳ, Tịa án có thể nắm bắt được tình hình xun suốt vụ việc và thực hiện nhiệm vụ tư pháp của mình. Tuy nhiên, Tịa án vẫn có thể đưa ra các yêu cầu đối với QTV khi thấy cần thiết.98

2.1.1.2. Nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam

Hơn 30 năm hình thành và phát triển, USTP đã, đang và tiếp tục khẳng định được tầm quan trọng trong hệ thống phá sản của pháp luật Hoa Kỳ với nhiều thành tích nổi bật. Trong đó phải kể đến việc xây dựng được cơ sở hạ tầng trên toàn quốc, giám sát các hoạt động quản lý công bằng và trung thực trong hơn 32 triệu vụ phá sản, thực thi pháp luật hiệu quả để từ đó củng cố vững chắc sứ mệnh tăng cường sự minh bạch

92 Tiêu đề 28 Điều 586(c) và (d)(1) Bộ luật Hoa Kỳ.

93 Tiêu đề 28 Điều 586(a)(3)(A)(i) Bộ luật Hoa Kỳ.

94 Tiêu đề 28 Điều 581(b) Bộ luật Hoa Kỳ.

95 Xem thêm tại: https://www.justice.gov/ust.

96 Martin A. Frey, Sidney K. Swinson (2012), Introduction to Bankruptcy Law, Nhà xuất bản Cengage Learning, tr. 27.

97 Tiêu đề 28 Điều 151 Bộ luật Hoa Kỳ.

28

và hiệu quả của hệ thống phá sản.99 USTP là một hệ thống vững mạnh, không chỉ bởi các ủy thác viên Hoa Kỳ đứng đầu mà còn nhờ đội ngũ gần 960 nhân viên (là những luật sư, nhà phân tích tài chính, trợ lý pháp lý và nhân viên hỗ trợ) trợ giúp đắc lực trong công tác thực hiện nhiệm vụ.100 Mơ hình này thực sự lý tưởng đối với một quốc gia có nhiều bang và hệ thống pháp luật khác nhau ở mỗi bang như Hoa Kỳ. Đây chính là nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu xây dựng pháp luật phá sản thống nhất trên toàn bộ Hoa Kỳ theo Hiến pháp. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện Việt Nam, mơ hình này vẫn chưa thực sự phù hợp để áp dụng trên thực tế khi số vụ phá sản trung bình hàng năm tại Việt Nam là vài trăm, trong khi tại Hoa Kỳ, con số này lên đến hàng triệu.101 Do đó, hiện tại, việc xây dựng một mơ hình riêng lẻ để thực hiện hoạt động chỉ định, giám sát QTV và thực hiện các hoạt động hành chính khác như USTP sẽ chỉ khiến hệ thống giải quyết trở phá sản Việt Nam trở nên cồng kềnh, không khả thi khi nhu cầu không nhiều nhưng việc cung cấp nhân lực giải quyết lại quá đồ sộ. Tuy nhiên, USTP được xây dựng cịn nhằm mục đích tách biệt hoạt động hành chính với hoạt động tư pháp, do đó, Việt Nam có thể dựa vào ý tưởng này để thay đổi dựa trên các điều kiện sẵn có. Tác giả sẽ đưa ra đề xuất liên quan tại Tiểu mục 2.1.2.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32 - 34)