Nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45 - 58)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN

2.2.2.Nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam

1.3. Khái quát một số nội dung pháp luật quy định về quản tài viên

2.2.2.Nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam

Hơn một thập niên áp dụng Luật mẫu UNCITRAL, Chương 15 Bộ luật Hoa Kỳ đã chứng minh được vai trị của mình khi trở thành cơ sở để giải quyết linh hoạt các vấn đề liên quan đến vụ việc phá sản xun quốc gia. Có thể nhìn nhận được hiệu quả này từ một số vụ việc thực tiễn sau143:

Bear Stearns High-Grade Structured Credit Strategies Master Fund, Ltd. và Bear Stearns High-Grade Structured Credit Strategies Enhanced Leverage Master Fund, Ltd. là hai công ty đã nộp đơn yêu cầu thanh lý tài sản tại Tịa án Cayman. Sau đó, Tịa án Cayman đã chỉ định QTVNN để thực hiện thủ tục công nhận theo Chương 15 Bộ luật Hoa kỳ. Theo Điều 1519, một số yêu cầu hỗ trợ đã được đưa ra như: (i) đình chỉ việc thi hành đối với các tài sản của hai công ty; (ii) ban hành lệnh cấm tất cả

141 UNCITRAL, tlđd (124), tr. 57.

142 UNCITRAL, tlđd (124), tr. 55.

40

những người khác bắt đầu hoặc tiếp tục việc kiện tụng hoặc bất kỳ thủ tục tố tụng nào khác nhằm chống lại QTVNN, hai công ty và các tại sản của công ty tại Hoa Kỳ và (iii) giao phó việc quản lý và thanh lý tài sản cho QTVNN. Dựa trên tính cấp bách theo luật định, Tịa án đã chấp nhận yêu cầu ban hành lệnh cấm như một phương án tạm thời.

Hay trong một vụ việc khác144, công ty bảo hiểm Condor Insurance Ltd. đã nộp đơn yêu cầu thanh lý tài sản tại Nevis. Theo đó, hai QTV là Fogerty và Tacon được chỉ định để tham gia vụ việc. Khi phát hiện có giao dịch chuyển nhượng gian dối các tài sản trị giá 313 triệu Đô la Mỹ từ Condor Insurance Ltd. đến công ty con là Condor Guaranty, Inc. đặt tại Hoa Kỳ, Fogerty và Tacon đã đóng vai trị là QTVNN, nộp đơn u cầu cơng nhận theo Chương 15 để tìm kiếm sự hỗ trợ. Tòa án Hoa Kỳ đã dựa trên Điều 1521 vì tính chất phù hợp của vụ việc để cho phép QTVNN được sử dụng các quyền hạn của QTVTN để chống lại hành vi gian dối, đảm bảo thu hồi được tài sản phá sản. Vấn đề cân nhắc hỗ trợ QTV sau khi được công nhận cũng được thể hiện trong một vụ việc khác145 đối với cơng ty vận tải Atlas Shipping A/S có trụ sở tại Đan Mạch. Vì cơng ty có khoản tiền thu được là 4,3 triệu đô la Mỹ từ các giao dịch với các chủ nợ trong ngân hàng tại New York, Hoa Kỳ nên khi QTVNN Lisa Bo Larsen nộp đơn yêu cầu và được công nhận TTTTNN, Tịa án đã trao quyền quản lý tồn bộ số tiền đó cho QTVNN để thực hiện thủ tục phá sản tại Đan Mạch.

Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ được xây dựng trên khuôn khổ của Luật mẫu UNCITRAL khi đi vào thực tiễn vẫn gây ra tranh cãi hoặc được áp dụng khác với luật định. Chẳng hạn, trong vụ việc sau146:

Vitro, S.A.B. de C.V. (Vitro) là cơng ty mẹ tại Mexico có nhiều cơng ty con tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới. Năm 2010, thông qua cuộc họp hội đồng quản trị, Vitro chỉ định Alejandro Sanchez-Mujica và Javier Arechavaleta Santos để đóng vai trị là QTVNN nộp đơn theo Chương 15 để được công nhận thủ tục PHHĐKD. Các chủ nợ đã phản đối và cho rằng hai QTVNN này đã không được chỉ định đúng thẩm quyền. Theo đó, khái niệm QTVNN phải là người được trao quyền trong TTTTNN, tức phải được Tòa án Mexico chỉ định. Tuy nhiên, Tòa án đã bác bỏ lập luận này và cho rằng việc trao quyền trong TTTTNN cần được hiểu theo nghĩa rộng, dựa trên bối cảnh cụ thể để xác định chủ thể có quyền chỉ định. Theo đó, Tịa án cơng nhận Vitro có quyền chỉ định hai QTVNN này để thay mặt mình trong hoạt

144 In Re Condor Ins. Ltd., 601 F.3d 319 (5th Cir. 2010).

145 In Re Atlas Shipping A/S, 404 B.R. 726 (Bankr. S.D.N.Y. 2009).

41

động yêu cầu công nhận tại Hoa Kỳ. Hướng giải quyết của Tòa án là phù hợp với tinh thần của Luật mẫu UNCITRAL, bởi hướng dẫn ban hành và giải thích Luật mẫu UNCITRAL năm 2014 đã chỉ rõ Luật mẫu UNCITRAL không xác định cụ thể QTVNN phải được trao quyền bởi Tịa án, theo đó, định nghĩa QTVNN cần được hiểu đủ rộng là một cơ quan đặc biệt khác ngồi Tịa án cũng có quyền thẩm quyền chỉ định QTVNN.147 Cách ghi nhận thẩm quyền chỉ định này cũng phù hợp khi xét theo Điều 1515, các tài liệu gửi kèm đơn yêu cầu cơng nhận chỉ nhằm mục đích chứng minh việc tồn tại sự chỉ định QTVNN trên thực tế mà không hề hướng đến chủ thể có thẩm quyền chỉ định QTVNN.

Trong một vụ việc khác148, Tịa án Hoa Kỳ đã khơng u cầu QTVNN thực hiện nghĩa vụ thông báo theo Điều 1518. Theo đó, Daewoo Logistics Corporation (Daewoo) là một công ty Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực tàu biển và thương mại, có chi nhánh tại Hoa Kỳ. Năm 2009, Daewoo đã nộp đơn yêu cầu PHHĐKD tại Tịa án Hàn Quốc và nộp đơn u cầu cơng nhận theo Chương 15. Tòa án Hoa Kỳ đã cấp lệnh công nhận và đưa ra các sự hỗ trợ cần thiết cho Daewoo. Việc PHHĐKD kết thúc vào ngày 08/6/2011. Tuy nhiên, sau đó, Daewoo vướng vào một vụ kiện với một công ty khác về việc không cung cấp đúng dịch vụ tàu biển được thanh toán trước. Daewoo đã thực hiện thủ tục giải thích và tiến hành phiên điều trần vào ngày 16/6/2011 nhưng đến ngày 25/6/2011, phía Daewoo mới có thơng báo về thủ tục này đối với Tòa án đã cấp lệnh cơng nhận tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Tịa án Hoa Kỳ cho rằng việc thông báo này là không cần thiết và cũng không hề vi phạm Điều 1518. Bởi lẽ, lệnh cơng nhận được cấp để Tịa án dựa vào đó cân nhắc đưa ra những hỗ trợ phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho Daewoo thực hiện PHHĐKD theo thủ tục Hàn Quốc với mục đích ngăn chặn các bên có những hành động tiêu cực ảnh hưởng đến q trình phục hồi. Do đó, một khi việc PHHĐKD kết thúc thì lệnh cơng nhận cũng hết hiệu lực và mục đích này cũng khơng cịn tồn tại. Vì vậy, dù về mặt câu chữ của Điều 1518 thì kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu cơng nhận, QTVNN phải nhanh chóng thơng báo về sự thay đổi của bất kỳ TTTTNN nào khác về DNMKNTT nhưng chỉ trong khoảng thời gian lệnh cơng nhận có hiệu lực.

Thông qua các quy định pháp luật cũng như một số vụ việc thực tiễn, có thể thấy, Hoa Kỳ đã tạo được khung pháp lý khá vững chắc điều chỉnh hoạt động phá sản xuyên quốc gia với vai trò trung tâm kết nối thuộc về QTVNN. Sự hiện diện của Luật mẫu UNCITRAL đã được xây dựng thành công trong Chương 15 của Bộ luật Hoa

147 UNCITRAL, tlđd (124), tr. 46.

42

Kỳ, trở thành một phần quan trọng nhờ vào sự am hiểu của Tòa án cũng như sự ban hành và chấp nhận nguyên lý phổ quát sửa đổi (modified universalism) của Hoa Kỳ.149 Khơng chỉ tại Hoa Kỳ, hiện nay đã có 46 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng Luật mẫu UNCITRAL trong pháp luật phá sản của quốc gia mình. Những gợi ý khái quát từ Luật mẫu UNCITRAL cùng các quy định, vụ việc cụ thể từ pháp luật Hoa Kỳ là những gợi ý giá trị để Việt Nam tham khảo và tiến hành xây dựng khuôn khổ pháp lý.

Tại Việt Nam, thực tiễn cho thấy vấn đề phá sản xuyên quốc gia vẫn cịn gặp nhiều trở ngại:

Ví dụ, năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Quảng Bình gặp vướng mắc trong việc xem xét thay đổi giấy chứng nhận đầu tư của một một doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của doanh nghiệp tại Cộng hòa Séc. Theo bản án của Tòa án Cộng hịa Séc, cơng ty mẹ đã bị tuyên bố phá sản và QTV theo pháp luật của Cộng hòa Séc được chỉ định sẽ chịu trách nhiệm quản lý tài sản của cơng ty mẹ, trong đó có cả tài sản của cơng ty con tại Quảng Bình. Tuy vậy, việc cho phép QTV quản lý tài sản của Cơng ty con tại Quảng Bình cịn gặp nhiều khó khăn.150

Trong trường hợp này, căn cứ theo Điều 118 LPS 2014, việc công nhận và cho thi hành quyết định giải quyết phá sản của Tòa án Cộng hòa Séc được thực hiện theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc kế thừa) năm 1980. Tuy nhiên, Hiệp định chỉ quy định chung về công nhận và thi hành các quyết định tại Chương VI mà khơng hề có bất kỳ quy định cụ thể nào khác về thủ tục phá sản. Do đó, nhiều câu hỏi khác vẫn bị bỏ ngỏ như: nếu khơng có hiệp định tương trợ tư pháp, liệu việc giải quyết có dựa trên căn cứ công nhận và cho thi hành của Bộ luật Tố tụng Dân sự khơng; hay liệu QTV Cộng hịa Séc có được quyền thanh lý tồn bộ tài sản ở công ty con tại Việt Nam để trả nợ cho các chủ nợ của công ty mẹ ở Séc không.151 Mặt khác, Chương XI LPS 2014 về thủ tục phá sản có yếu tố nước ngồi chỉ quy định vỏn vẹn ba điều luật mang tính chất viện dẫn và khơng cụ thể. Điều này gây khó khăn cho vấn đề áp dụng trên thực tiễn, nhất là khi hiện nay, Việt Nam chưa ký kết bất kỳ một thỏa thuận song phương hoặc gia nhập điều ước quốc tế

149 Jay Lawrence Westbrook (2013), “An Empirical Study of the Implementation in the United States of the Model Law on Cross Border Insolvency”, American Bankruptcy Law Journal, Volume 87, No. 2/2013, tr. 268.

150 Phòng Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, “Hội thảo về phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi, khoảng trống pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ”, https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/tin-tuc-su- kien.aspx?ItemID=80, truy cập ngày 20/4/2020.

151 Nguyễn Đức Việt (2019), “Phá sản quốc tế - Một số vấn đề lý luận và nhu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 (371)/2019, tr. 76.

43

đa phương nào về phá sản có yếu tố nước ngồi, thậm chí các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp về dân sự cũng không nhiều.152

Từ những vấn đề trên, tác giả kiến nghị xây dựng hoàn thiện Chương XI LPS 2014 bằng các quy định cụ thể về thủ tục lồng ghép với vai trò của QTVNN dựa trên các gợi mở từ Luật mẫu UNCITRAL và trên cơ sở tham khảo Chương 15 Bộ luật Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Luật mẫu UNCITRAL không bắt buộc quốc gia áp dụng phải tuân thủ hoàn toàn theo các điều khoản mẫu, các quốc gia có thể điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp với các tiêu chuẩn pháp luật trong nước.153 Dựa trên cơ sở này, theo góc nhìn cá nhân, tác giả kiến nghị thêm một số điểm tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, ghi nhận khả năng được trao quyền đóng vai trị đại diện cho các tài sản ở quốc gia khác tại Điều 16 LPS 2014.

Pháp luật Hoa Kỳ chia tách nghĩa vụ và quyền hạn của QTV thành các điều riêng biệt trong khi LPS 2014 lại có một điều khoản riêng liệt kê các quyền, nghĩa vụ của QTVTN. Do đó, khả năng được trao quyền đóng vai trị đại diện cho các tài sản ở quốc gia khác của QTVTN không cần tách thành một điều luật cụ thể tại Chương XI mà có thể quy định thành khoản 7 Điều 16 LPS 2014 để tập trung các quyền và nghĩa vụ của QTVTN.

Thứ hai, quy định rõ chủ thể nào có thẩm quyền chỉ định QTVNN.

Dù trên tinh thần Luật mẫu đã chỉ Tòa án nước ngồi khơng phải là chủ thể duy nhất có thẩm quyền chỉ định QTVNN nhưng để tránh gây tranh cãi như vụ việc thực tiễn của Hoa Kỳ, khái niệm QTVNN cần quy định rõ chủ thể nào có thẩm quyền chỉ định. Để thống nhất, tác giả đề xuất quy định chủ thể có thẩm quyền chỉ định QTVNN đồng thời là chủ thể có thẩm quyền chỉ định QTVTN theo pháp luật của quốc gia đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, giới hạn thời điểm đối với vấn đề thông báo các thông tin đến sau.

Từ vụ việc Daewoo, khoảng thời gian QTVNN phải thực hiện thông báo các thông tin đến sau cần được quy chặt chẽ hơn bằng thời điểm kết thúc nghĩa vụ. Cụ thể, tác giả kiến nghị quy định rằng: “Kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu cơng nhận

đến khi có kết quả khơng cơng nhận hoặc lệnh cơng nhận hết hiệu lực, QTVNN

phải nhanh chóng gửi thơng báo đến Tịa án khi có sự thay đổi về…”.

152 Phòng Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, “Hội thảo về phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi, khoảng trống pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ”, https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/tin-tuc-su- kien.aspx?ItemID=80, truy cập ngày 20/4/2020.

44

Thứ tư, không quy định về giới hạn thẩm quyền.

Theo Luật mẫu UNCITRAL, quy định này không cần thiết đối với các quốc gia khơng cho phép Tịa án áp đặt thẩm quyền chỉ dựa trên duy nhất cơ sở nộp đơn.154 Tại Việt Nam, việc nộp đơn chỉ đơn thuần chỉ là một thủ tục thể hiện quyền công dân. Kết quả của việc nộp đơn không khiến người nộp đơn phải chịu bất kỳ tác động nào từ Tịa án. Do đó, khơng cần quy định về giới hạn thẩm quyền.

45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 phân tích các đặc điểm về QTV bao gồm:

Thứ nhất, vấn đề quản lý nhà nước đối với QTV được thể hiện trên các phương

diện như hệ thống quản lý, vấn đề chỉ định, cơ chế giám sát, quản lý thơng tin có liên quan và đào tạo QTV. Đồng thời thơng qua lược sử hình thành USTP đã cho thấy tầm quan trọng và sự khác biệt rõ rệt giữa pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam về chủ thể đóng vai trị chủ đạo trong vấn đề chỉ định, giám sát và đào tạo QTV. Trên cơ sở các thơng tin được trình bày, tác giả đã nhận xét, so sánh với pháp luật Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị cần thiết.

Thứ hai, vai trò của QTV trong pháp luật phá sản xuyên quốc gia của Hoa Kỳ

được tác giả tái hiện qua lược sử hình thành Chương 15 Bộ luật phá sản, các quy định về QTVTN cũng như QTVNN cùng những giải thích từ Luật mẫu UNCITRAL. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra một số vụ việc thực tiễn để đánh giá khả năng áp dụng của Luật mẫu UNCITRAL khi được “hữu hình hóa” tại Chương 15 Bộ luật phá sản Hoa Kỳ. Khi soi chiếu với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở nhận thấy nhu cầu giải quyết vụ việc phá sản xun biên giới đã hình thành, địi hỏi có cơ chế phù hợp để đáp ứng, tác giả kiến nghị xây dựng hoàn thiện Chương XI LPS 2014 trên dựa trên cơ sở Luật mẫu UNCITRAL và tham khảo pháp luật Hoa Kỳ.

46

KẾT LUẬN

Hiện nay, chế định QTV vẫn còn rất mới mẻ tại Việt Nam nên không tránh khỏi việc các quy định pháp luật vẫn chưa hồn thiện. Điều đó địi hỏi sự tham khảo cũng như đối chiếu kinh nghiệm pháp luật nước ngoài với các điều kiện thực tế tại Việt Nam để có những sửa đổi phù hợp. Tác giả quan niệm rằng, để phát triển lực lượng QTV tại Việt Nam, trước tiên cần đề cao vai trò quản lý của nhà nước đối với QTV phù hợp, mặt khác, dựa trên xu hướng phá sản xuyên quốc gia đang ngày càng mở rộng, những quy định pháp luật cần được xây dựng để đáp ứng. Đó cũng là lý do tác giả đã lựa chọn và phân tích theo pháp luật Hoa Kỳ - một quốc gia có đặc trưng pháp luật trên hai khía cạnh này.

Tác giả hy vọng những phân tích và kiến nghị trong khóa luận này hữu ích, có

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45 - 58)