Cơ chế giám sát quản tài viên

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN

2.1.3.Cơ chế giám sát quản tài viên

1.3. Khái quát một số nội dung pháp luật quy định về quản tài viên

2.1.3.Cơ chế giám sát quản tài viên

2.1.3.1. Nội dung

Ngoài các yêu cầu khác từ ủy thác viên Hoa Kỳ, hoạt động của QTV chủ yếu được giám sát thông qua chế độ báo cáo. Các báo cáo này có tầm quan trọng vì chúng thể hiện và lưu giữ các dữ liệu của hoạt động phá sản, do đó, các quy định về thông tin báo cáo được quy định thành một điều khoản riêng tại Tiêu đề 28 Điều 589b Bộ luật Hoa Kỳ. Các báo cáo có thể được nộp bằng hình thức trực tiếp tại các cơ quan tiếp nhận hoặc thông qua các phương tiện điện tử phù hợp.109

 Đối với hoạt động quản lý, thanh lý tài sản, trước khi kết thúc vụ việc, QTV phải lập báo cáo cuối kỳ (final report) bao gồm các nội dung sau110:

 Thông tin về khoảng thời gian vụ việc đang xử lý

 Tài sản bị bỏ rơi

 Tài sản được miễn trừ

 Các biên lai và giải ngân tài sản

 Các chi phí quản lý

109 Tiêu đề 28 Điều 589b (b) Bộ luật Hoa Kỳ.

31

 Các yêu cầu đã được xác nhận

 Các yêu cầu đã được cho phép

 Các khoản phân chia đến người yêu cầu và các yêu cầu miễn trừ thanh toán.

Dựa trên các căn cứ này, theo thẩm quyền của mình111, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ đã đưa ra mẫu báo cáo bao gồm phần khái quát chung dẫn chiếu các điều luật liên quan đến báo cáo và đính kèm các biểu mẫu để điền về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản.112

 Đối với hoạt động PHHĐKD, khi được chỉ định trong vụ việc, QTV phải thực hiện báo cáo định kỳ (periodic report), tuy nhiên Tổng chưởng lý Hoa Kỳ chưa đưa ra mẫu cho loại báo cáo này. Báo cáo định kỳ bao gồm các nội dung sau113:

 Thông tin về phân loại ngành nghề, được công bố bởi Bộ Thương mại, đối với hoạt động kinh doanh của DNMKNTT

 Khoảng thời gian vụ việc đang xử lý

 Số lượng nhân viên toàn thời gian kể từ ngày bắt đầu vụ việc và cuối mỗi kỳ báo cáo kể từ ngày nộp đơn phá sản

 Các biên lai tiền mặt, giải ngân tiền mặt và lợi nhuận của DNMKNTT trong khoảng thời gian gần nhất và tích lũy kể từ ngày bắt đầu vụ việc

 Sự tuân thủ Tiêu đề 11, việc khai thuế và nộp thuế kể từ ngày bắt đầu vụ việc

 Tất cả các khoản chi phí được Tịa án phê chuẩn trong thời gian gấn nhất và tích lũy kể từ ngày bắt đầu vụ việc

 Các kế hoạch tổ chức lại đã được đệ trình và xác nhận.

2.1.3.2. Nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam

Về vấn đề giám sát QTV, Việt Nam có sự tương đồng với Hoa Kỳ khi cơ chế giám sát các hoạt động của QTV vẫn được thực hiện thông qua chế độ báo cáo. Quy định về hình thức nộp, các thơng tin cần có của báo cáo và mẫu báo cáo của Hoa Kỳ đã được đưa ra rất cụ thể, từ đó làm cơ sở để các QTV thực hiện đồng bộ, tránh sự

111 Tiêu đề 28 Điều 589b(a) Bộ luật Hoa Kỳ.

112 Xem thêm tại: https://www.justice.gov/ust/eo/bapcpa/uniform_final_rpts/20101001/docs/UST_Form_101- 7-TFR.pdf.

32

không thống nhất và thiếu sót thơng tin. Đây là vấn đề quan trọng bởi các báo cáo từ QTV là nguồn dữ liệu quan trọng để xây dựng nguồn dữ liệu chung về hệ thống phá sản, đồng thời cũng là căn cứ để Tổng chưởng lý Hoa Kỳ, ủy thác viên Hoa Kỳ và Tòa án khai thác, xây dựng các báo cáo hằng năm. Các báo cáo cũng thể hiện được phần nào trách nhiệm hồn thành cơng việc của QTV để từ đó đánh giá, xem xét những lợi ích khác liên quan đến chủ thể này. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các đề xuất sau:

Thứ nhất, giới hạn thẩm quyền giám sát QTV của Thẩm phán.

Thẩm quyền giám sát hoạt động của QTV có sự chồng chéo giữa Thẩm phán và cơ quan thi hành án dân sự. Cụ thể, theo khoản 4 Điều 9 LPS 2014 thì Thẩm phán “giám sát hoạt động của QTV”, phạm vi giám sát này có thể hiểu là tồn bộ quá trình quản lý, thanh lý tài sản và PHHĐKD. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 17 LPS 2014 lại quy định cơ quan thi hành án dân sự “giám sát hoạt động của QTV khi thực hiện thanh lý tài sản”. Do đó, cần phân tách trách nhiệm giám sát của Thẩm phán chỉ trong hoạt động quản lý tài sản và PHHĐKD. Từ đó, tác giả kiến nghị thay đổi khoản 4 Điều 9 LPS 2014 như sau:

“4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong hoạt động quản lý tài sản và phục hồi hoạt động kinh doanh.”

Thứ hai, quy định về chế độ báo cáo và xây dựng các mẫu báo cáo.

Có thể thấy nghĩa vụ báo cáo của QTV được đề cập tại rất nhiều điều luật trong LPS 2014 nhưng lại khơng hề có một quy định cụ thể nào về nội dung và hình thức báo cáo, duy chỉ có Điều 17 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp QTV phải báo cáo và hình thức báo cáo đối với Chấp hành viên. Như vậy có thể ngầm hiểu rằng việc báo cáo trong các giai đoạn của thủ tục phá sản sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của Tòa án để các bên dễ dàng phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, cần có điều khoản quy định riêng về báo cáo kết thúc vụ việc, trong đó gồm các nội dung bao hàm các hoạt động quản lý, thanh lý tài sản và PHHĐKD để đánh giá khả năng, mức độ hồn thành cơng việc của QTV, từ đó làm cơ sở để cân nhắc các yêu tố khác như thù lao cho QTV. Việt Nam hồn tồn có thể tham khảo các yêu cầu nội dung từ pháp luật Hoa Kỳ. Về mẫu báo cáo, hiện nay chỉ có duy nhất Biểu mẫu số 16a/BTP/BTTP/QLTLTS ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ Tư pháp về hoạt động của QTV. Tuy nhiên, vì là báo cáo theo kỳ và chỉ nhằm phục vụ hoạt động thống kê của ngành Tư pháp nên các thông tin trong biểu mẫu rất khái quát, bao gồm: số vụ việc đã tiếp nhận, số vụ việc đã giải quyết xong và đang giải quyết, số tiền thù lao thu được và số tiền nộp thuế, nghĩa vụ tài

33

chính. Do đó, cần xây dựng biểu mẫu báo cáo kết thúc vụ việc để QTV dễ dàng định hướng và chú tâm hoàn thành trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về quản tài viên theo pháp luật hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 39)