6. Cấu trúc khóa luận
3.3.2. Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp Yên Bái còn một số tồn tại, đó là:
Kinh tế nông nghiệp tuy đã chuyển dịch theo định hướng CNH - HĐH nhưng tốc độ dịch chuyển còn chậm; nhiều mô hình điển hình trong sản xuất nông nghiệp cho thu nhập kinh tế chưa được nhận rộng. Kinh tế nông nghiệp tuy tăng trưởng khá nhưng chưa thật vững chắc, tiềm năng đất đai và lao động để phát triển chăn nuôi, đặc biệt gia súc ăn cỏ chưa được khai thác có hiệu quả. Địa bàn sản xuất một số sản phẩm chủ lực còn phân tán, các hoạt động dịch vụ chưa đồng bộ. Khối lượng sản phẩm hóa chủ yếu còn thấp, vùng sản xuất hàng hóa còn nhỏ, chưa đủ lớn. Diện tích trồng cây lương thực ngắn ngày chủ yếu trên đất dốc nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, đất bạc màu nhanh dẫn đến canh tác thiếu tình bền vững. Chương trình trồng rừng kinh tế đạt thấp, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra chưa được ngăn chặn kịp thời, nạn chặt phá rừng vẫn còn diễn biến phức tạp.
Công tác rà soát, quy hoạch ngành lâm nghiệp và sản phẩm của ngành đã từng bước được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch chưa nghiêm, tình trạng vi phạm quy hoạch chậm được khắc phục đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát hiện các vùng nguyên liệu tập trung. Việc ứng dụng, triển khai các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất còn chậm; công việc chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt để phát triển chăn nuôi chưa được nhân dân trong tỉnh quan tâm đúng mức.
Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tuy được quan tâm củng cố nhưng tốc độ chuyển biến còn chậm, quy mô của HTX nông nghiệp còn nhỏ, hoạt động chủ yếu làm dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thủy lợi, chất lượng sau chuyển đổi còn thấp, nội dung và hình thức hoạt động kinh doanh và dịch vụ còn nghèo, tỉ lệ HTX yếu kém còn cao. Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp – HTX – Kinh tế hộ ở một số vùng còn chưa chặt chẽ nên còn gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế, việc thu hút vốn vào đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều.
Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy được quan tâm đầu tư song còn thiếu, yếu và thiếu tính đồng bộ; hiệu quả công tác quản lý khai thác, đầu tư thấp, chưa thực sự đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững của nhân dân.
Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tập huấn, chuyển giao kĩ thuật, mặc dù được đẩy mạnh nhưng chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ.
Việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong quá trình tổ chức thực hiện bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân; chưa thu hút được doanh nghiệp, nhà đầu tư trong, và ngoài nước đầu tư vốn công nghệ vào lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thiếu chính sách và cơ chế đồng bộ hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng CNH - HĐH.
CHƢƠNG 4: ĐI ̣NH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI
4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển
4.1.1. Quan điểm phá t triển
4.1.1.1. Quan điểm phá t triển kinh tế- xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020 phải dựa trên những quan điểm sau:
- Lãnh thổ Yên Bái phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Bắc và Vùng miền núi phía Bắc.
- Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển các lĩnh vực xã hội. Phát triển sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ, tạo ra được các khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nước.
- Được xem xét và tính toán trong bối cảnh đất nước đang chủ động và khẩn trương hội nhập kinh tế quốc tế.
- Gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài.
- Tận dụng tiềm năng, phát huy thế mạnh, lợi thế của tỉnh.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
4.1.1.2. Quan điểm phá t triển trong ngành nông nghiê ̣p
- Phát triển nền nông, lâm nghiệp toàn diện, tiếp tục hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, từng bước hình thành nông thôn mới hiện đại, văn minh.
- Chuyển 2/3 diện tích ruộng 1 vụ lên 2 vụ, 20% diện tích 2 vụ lên 3 vụ. - Xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp có giá trị đạt từ 35 - 40 triệu đồng/ha thời kỳ 2006 - 2010 và 50 triệu đồng/ha thời kỳ 2011 - 2015. Phấn
đấu đảm bảo an ninh lương thực, ổn định mức lương thực bình quân đầu người 300 kg/người/năm từ năm 2020 trở đi.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi.
- Phát huy lợi thế về phát triển lâm nghiệp, tiếp tục trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 58% năm 2010 và giữ ổn định trên 62% từ năm 2015.
- Tận dụng diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, phấn đấu sản lượng thủy sản đạt 7.500 tấn năm 2010 và trên 10.000 tấn năm 2015.
4.1.2. Mục tiêu phát triển chủ yếu
4.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Yên Bái cơ bản trở thành một Tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng miền núi phía Bắc. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: nông, lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu cụ thể là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12%/năm; thời kỳ 2011 - 2015 phấn đấu đạt 12,5%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 tăng lên 13%/năm.
dịch vụ vào năm 2010 là: 27% - 38% - 35%; vào năm 2015 phấn đấu đạt: 20% - 44% - 36%; vào năm 2020 tăng lên: 17% - 46% - 37%.
- Thu nhập bình quân đầu người, năm 2010 là 9,2 triệu đồng; năm 2015 phấn đấu đạt 17,5 triệu đồng; năm 2020 tăng lên 34 triệu đồng.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 25 triệu USD, năm 2015 phấn đấu đạt 35 triệu USD và năm 2020 tăng lên 50 triệu USD.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn 1,186%, phấn đấu đến năm 2015 giảm còn 1,086% và đến năm 2020 giảm còn 1%.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 4%, đến năm 2020 còn 15%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 còn 19% và phấn đấu đến năm 2020 chỉ còn 16%.
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Phát triển nền nông, lâm nghiệp toàn diện, tiếp tục hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, từng bước hình thành nông thôn mới hiện đại, văn minh.
- Chuyển 2/3 diện tích ruộng 1 vụ lên 2 vụ, 20% diện tích 2 vụ lên 3 vụ. - Xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp có giá trị đạt từ 40 – 50 triệu đồng/ha thời kỳ 2011 - 2015. Phấn đấu bảo đảm an ninh lương thực, ổn định mức lương thực bình quân đầu người 300 kg/người/năm từ năm 2020 trở đi.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi.
- Phát huy lợi thế về phát triển lâm nghiệp, tiếp tục trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 58% năm 2015 và giữ ổn định trên 62% từ năm 2020.
- Tận dụng diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, phấn đấu sản lượng thủy sản đạt 7.500 tấn năm 2015 và trên 10.000 tấn năm 2020.
- Đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của sản xuất
và đời sống; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2015 các cơ sở sản xuất mới xây dựng đều áp dụng các biện pháp xử lý nước thải, rác thải, khí thải để bảo vệ môi trường. Bệnh viện, khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn đều có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
4.1.3. Định hướng phát triển
4.1.3.1. Định hƣớng phát triển nông nghiệp
Ngành trồng trọt
+ Phát triển cây lương thực
Phát triển đa dạng các loại cây lương thực có hạt, phấn đấu dến năm 2015 sản lượng cây lương thực có hạt đạt 275.000 tấn, và đến năm 2020 đạt 290.000 tấn. Thâm canh tăng vụ trên diện tích hiện có ở các vùng trũng ven sông ngòi như Mường Lai, Đại Phú An, Mường Lò... phát triển sâu rộng những vùng đất trống đặc biệt ở khu vực phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải).
+ Cây công nghiệp
Cây chè: Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh nhằm nâng cao sản lượng búp, phấn đấu đến năm 2015 đạt 4,5 vạn tấn, và năm 2020 đạt 4,7 vạn tấn. Chú trọng phát triển các giống chè cho năng suất cao và có giá trị kinh tế cao như chè San Tuyết ở Suối Giàng, chè Vàng, chè Xanh, chè lai LDP1, LDP2.... Nâng cấp trang thiết bị của các cơ sở sản xuất và chế biến chè trong toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2015 đạt 10.000 tấn và năm 2020 đạt 12.000 tấn chè khô.
Cây sắn: Tăng cường cải tạo đất trên diện tích trồng sẵn có (tăng cường bón phân hữu cơ và cân đối phân NPK, đạm và các loại thuốc bảo vệ thực vật) để duy trì và ổn định năng xuất sắn. Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng sắn đạt 350.000 tấn, đến năm 2020 đạt 380.000 tấn.
Đậu tương, lạc: Đây là những loại cây trồng có sản lượng, doanh thu tăng chậm và thất thường. Năm 2011, diện tích trồng đậu tương là 900,6 ha đạt
sản lượng 1.091 tấn, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.200 tấn, lạc 2.124,5 ha sản lượng 3.649 tấn, phấn đấu đến năm 2015 đạt 4.000 tấn.
+ Cây ăn quả
Trồng mới và cải tạo 200ha các vườn cam, quýt, chú trọng phát triển các loại cây ăn quả có năng suất và giá trị thương phẩm cao. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng cây ăn quả đạt 40.000 tấn các loại.
+ Cây rau đậu các loại
Tập trung phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm . Phấn đấu đến năm 2020 diê ̣n tích trồng rau màu đạt 7.600 ha, sản lượng đạt 90.000 tấn.
Ngành chăn nuôi
Phát trển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa vừa giải quyết được nguồn thực phẩm thịt, trứng, sữa tại chỗ với số lượng lớn vừa là sản phẩm hàng hóa dễ tiêu thụ và vận chuyển . Phát huy lợi thế của một tỉnh miền núi (đất rộng, nhiều đồi cỏ, rừng nhiều...) tập trung vào các hướng trình như sau:
Phát triển chăn nuôi gia súc bán thâm canh và thâm canh . Phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường , giúp đồng bào các dân tộc ổn định cuộc sống và hạn chế phá rừng, đảm bảo an ninh xã hội.
Quy hoạch chăn nuôi chung cả khu vực, trên cơ sở có quy hoạch xây dựng cụ thể chăn nuôi theo hướng phát triển đa dạng với quy mô, hình thức khác nhau: Nuôi nhốt chuồng, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi quảng canh tận dụng thiên nhiên, chăn nuôi hộ gia đình. Những vùng quỹ đất nhiều thì quy hoạch vùng chăn thả để nuôi , vùng ít đất thì chăn nuôi gắn với việc trồng cỏ thâm canh.
4.1.3.2. Định hƣớng phát triển lâm nghiệp
Cần đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng toàn tỉnh đạt 300.000 ha, độ che phủ đạt trên 62%
Tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả ngành chế biến lâm sản và các dịch vụ về môi trường) bình quân trên 5%/năm.
Nâng nguồn thu từ các hoạt động, cơ chế phát triển sạch, du lịch sinh thái, phòng hộ đất đai chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước....
Khoanh vùng nuôi và bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc. Trồng mới mỗi năm trung bình 10.000 ha rừng các loại, đa dạng về cây trồng như: keo, bạch đàn, quế, măng Bát Độ.... Chăm sóc và bảo vệ tốt 17.000 ha rừng sản xuất, 164.708,7 ha rừng phòng hộ, đặc dụng.
Triển khai thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân.
Thục hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, công tác tuần tra kiểm soát, quản lí lâm sản.
4.1.3.3. Định hƣớng phát triển thủy sản
Sản xuất thủy sản đạt hiệu quả cao trên 2 lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt. Chăm sóc và bảo vệ tốt đàn cá bố mẹ đảm bảo cho việc sản xuất cá giống.
Có biện pháp phòng chống rét cho cá, tận dụng mặt nước hiện có, tiếp tục phát triển nuôi cá lồng tại một số địa phương có lợi thế như: huyện Lục Yên, huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình.
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi ruộng 1 vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản nhằm phát huy tốt khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thủy sản đạt trên 6.000 tấn mỗi năm.
4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Yên Bái nghiệp tỉnh Yên Bái
4.2.1. Các giải pháp chung
4.2.1.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Tăng cường công tác đào ta ̣o nghề , nhất là đào ta ̣o đô ̣i ngũ thợ bâ ̣c cao trên cơ sở mở rô ̣ng quy mô và nâng cao chất lượng đào ta ̣o của các cơ sở da ̣y