6. Cấu trúc khóa luận
4.2.2. Các giải pháp cụ thể cho từng ngành
4.2.2.1. Giải pháp phát triển ngành nông nghiệp
- Quy hoạch các vùng ch uyên canh sản xuất ngô, chè, bò,.... Gắn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các đặc sản đặc trưng thế mạnh của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch vùng chuyên canh này, tỉnh tiến hành quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để đảm bảo nước tới tiêu trong mùa khô.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân được áp dụng công nghệ sản xuất mới, sử dụng giống có năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời đẩy mạnh việc đầu tư, xây dựng cơ sở chế biến nông phẩm tạo chỗ, tạo việc làm cho người lao động.
- Đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi bằng việc phát triển các tập đoàn cây thức ăn, tăng diện tích trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt; Đồng thời chủ động thức ăn vào mùa đông như chế biến cỏ khô, ủ thân cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò. Sử dụng thức ăn hỗn hợp với công thức phù hợp theo các giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi. Đồng thời khuyến khích việc xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn tại các vùng chuyên canh gia súc.
- Tăng cường công tác kiểm dịch, mua bán gia súc , gia cầm, đẩy mạnh tiêm phòng vắcxin các bệnh nguy hiểm (như lợn tai xanh, cúm gia cầm, lở mồm long móng, bệnh bò điên...)
4.2.2.2. Giải pháp phát triển ngành thủy sản
- Chú trọng trước hết đến khâu sản xuất và cung ứng giống. Tăng cường đầu tư vốn, nguồn nhân lực cho các trung tâm, tại giống trên địa bàn tỉnh. Thực hiện phương châm xã hội hóa sản xuất, tiếp tục hợp tác với các viện, trường để nghiên cứu sản xuất các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao nhằm chủ động cung cấp giống cho nhu cầu của tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong chăn nuôi chế biến, đánh bắt và dịch vụ hậu cần thủy sản.
- Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nuôi thủy sản nhằm cung cấp kịp thời nguồn thức ăn cho nuôi trồng, đồng thời tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các loại hàng hóa thủy sản.
- Bố trí hệ thống cấp thoát nước riêng biệt cho ao nuôi, phải có ao xử lí nước thải và áp dụng xử lí bằng phương pháp vi sinh với chế phẩm sinh học.
- Phát triển ngành khai thác gắn với việc bảo vệ nguồn thủy sản . Tăng cường kiểm tra, hạn chế các phương tiện đánh bắt mang tính chất hủy diệt , gây ô nhiễm môi trường.
- Quy hoạch vùng được và không được khai thác, quy định thời gian khai thác, tránh đánh bắt vào đầu mùa sinh sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt vì sự phát triển lâu dài của ngành.
- Chú trọng phát triển các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá hồi , ba ba gai,…
- Hướ ng chăn nuôi gắn với nhu cầu của thi ̣ trường ở trong tỉnh c ũng như trong vùng và hướng ra xuất khẩu.
4.2.2.3. Giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp
- Rà soát, sắp xếp, xây dựng các dự án trồng và bảo vệ rừng, tăng cường công tác phủ xanh đất trống đồi trọc, khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới, giao đất giao rừng đến tay người dân, đảm bảo diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng tự nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên. Vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng mới theo phương thức thâm canh, chất lượng cao.
- Nghiên cứu để xác định đúng cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Trồng rừng theo hướng thâm canh, khép kín diện tích; đảm bảo giống cây con đạt tiêu chuẩn.
- Đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản tại chỗ. Khai thác rừng hợp lí. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lí đẻ hạn chế tình trạng khai thác bừa bãi và mua bán lâm sản trái phép.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã có những bước đi đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong nền kinh tế của tỉnh. Qua quá trình nghiên cứu khóa luận, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
1. Ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái phát triển trong nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Đó là: tài nguyên đất đa dạng và phong phú, có 3 bồn địa có địa hình bằng phẳng do các con sông, ngòi bù đắp rất thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm và các loại rau màu. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kết hợp với độ cao của địa hình đã ta ̣o điều kiê ̣n cho ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng (từ nhiệt đới, cận nhiệt đến ôn đới). Hệ thống sông, suối, ao, hồ phân bố khá dày đặc và đồng đều trong tỉnh rất thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới tiêu và phát triển ngành thủy sản. Nguồn lao động của tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - thủy sản, và ngày được nâng cao về trình độ. Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện. Các chính sách phát triển nông nghiệp luôn được quan tâm và ưu tiên thực hiện.
2. Trong quá trình phát triển , ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã có những thành tựu đáng kể. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên và chiếm 36,58% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2007. Sản xuất nông nghiệp đã có những bước ch uyển mạnh sang hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, chú ý phát triển các mặt hàng mà tỉnh có lợi thế so sánh như; lúa, ngô, sắn, cây ăn quả... .
3. Ngành nông - lâm - thủy sản tỉnh Yên Bái đã có sự chuyển dịch đúng hướng; giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu GDP của tỉnh, trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỉ trọng lâm nghiệp, tăng nông nghiệp và thủy sản.
4. Sự phân bố nông nghiệp ngày càng hợp lí hon theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng tiểu vùng trong việc sản xuất các sản phẩm chuyên
môn hóa. Trong từng phân ngành cụ thể đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu như; chè, sắn, quế, các sản phẩm gỗ.... Các mô hình liên kết , tổ hợp tác, hợp tác xã , trang trại có hiệu quả cao ngày càng được nhân rộng góp phần huy động tốt các nguồn lực sẵn có.
5. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nông nghiệp tỉnh Yên Bái vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự manh mún và nhỏ lẻ trong phân bố đất trồng đẫn đến sự manh mún trong sản xuất nông nghiệp , diện tích đất hoang còn nhiều trong khi khả năng khai hoang còn nhiều hạn chế, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên, trình độ lao động của người dân còn thấp; tập quán canh tác của các đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều lạc hậu. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn thấp và chưa đồng bộ. Thị trường tiêu thụ chưa ổn định làm cho giá cả nông sản còn bấp bênh gây thiệt hại cho người nông dân.
Để ngành nông nghiê ̣p tỉnh Yên Bái phát triển ma ̣nh mẽ hơn cần phải thực hiê ̣n đồng bô ̣ các giải pháp , chính sách phát triển kinh tế đến từng địa phương trong đi ̣a bàn tỉnh , theo đúng đi ̣nh hướng phát triển mà tỉnh đã đề ra trong giai đoa ̣n 2015 – 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thanh Bình (chủ biên) - Đinh Ngọc Huy (2010), Địa lí địa phương tỉnh Yên Bái (Giáo trình Đào tạo giáo viên THCS hệ Cao đẳng Sư phạm), NXB ĐHSP, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Hiệp - Trần Thị Kệ, Tập bài giảng Địa lí địa phương tỉnh Yên Bái (2013).
3. Tòng Quỳnh Hương (2011), Phát triển nông - lâm - thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 – 2009, Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội.
4. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Thông (chủ biên) (2010), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Lê Thông (chủ biên) – Nguyễn Văn Phú – Nguyễn Minh Tuệ - Lê Mỹ Dung (2012), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) – Nguyễn Viết Thịnh – Lê Thông (2004),
Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB ĐHSP, Hà Nội.
8. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2011, 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Văn kiện Đại hội Đảng Bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI (2009).
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Dãy Phu Luông Hình 2.2. Cánh đồng Mường Lai
Hình 2.3. Sông Hồng Hình 2.4. Hồ Thác Bà
Hình 3.1. Thu hoạch lúa ở Hình 3.2. Mùa lúa ở Mù Cang Chải cánh đồng Mường Lai
Hình 3.3. Sản xuất rau sạch ở thành phố Yên Bái
Hình 3.4. Vườn cam sành ở Văn Chấn
Hình 3.6. Nuôi cá Tầm trên hồ Thác Bà
Hình 3.7. Chăn nuôi bò theo quy mô hộ gia đình ở Văn Chấn
Hình 3.8. Mô hình trang trại lợn của một hộ nông dân thôn Ngọn Ngòi, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên
Hình 3.9. Một góc trang trại nuôi gà siêu trứng của gia đình chị Nguyễn Thị Thu, xã Nam Cường (TP.Yên Bái)
Hình 3.10. Thu hoạch quế Văn Yên