6. Cấu trúc khóa luận
2.2.4. Tài nguyên nước
Mạng lưới sông ngòi của Yên Bái tương đối phong phú, chảy trên lãnh thổ của tỉnh là hai hệ thống sông lớn (sông Hồng và sông Chảy) và hàng trăm ngòi, suối lớn nhỏ khác nhau. Mật độ trung bình 1,15 km/km². Nhìn chung các
ngòi, suối của Yên Bái được bắt nguồn từ núi cao trên dốc, dòng chảy xiết, lưu lượng thay đổi thất thường, hay gây lũ đột ngột , nhưng lại chứa đựng nguồn thủy năng phong phú. Chế độ nước ở Yên Bái theo mùa, mùa lũ mực nước dâng cao, nhiều năm gây lũ lu ̣t trên diê ̣n rô ̣ng , mùa cạn mực nước hạ thấp gây khó khăn trong sản xuất nông nghiê ̣p và giao thông . Hai dòng sông quan tro ̣ng của Yên Bái là Sông Hồng và sông Chảy:
+ Sông Hồng chảy qua Yên Bái dài khoảng hơn 100 km và có độ dốc 0,23 m/km. Sông có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp , vật liệu xây dựng và giao thông.
+ Sông Chảy được bắt nguồn từ dãy Tây Côn Lĩnh (2.419m) của Trung Quốc, dòng sông nhỏ, sâu, chảy xiết. Môđun dòng chảy bình quân là 30,51 l/s/km². Sông có ý nghĩa to lớn về giao thông, thủy sản, thủy điện.
Bên cạnh hệ thống sông, suối ở Yên Bái có 20.913 ha mặt nước ao, hồ có ý nghĩa quan trọng đối với thủy điện, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và giao thông vận tải.
Đáng kể nhất là hồ thủy điện Thác Bà (thuộc huyện Yên Bình và Lục Yên). Hồ được khởi công vào năm 1962 và hoàn thành năm 1970, với mục đích là phục vụ cho nhà máy thủy điện. Dung tích của hồ đạt 2,9 tỉ m³, ở mực nước cao nhất hồ có diện tích là 23.400 ha, trong đó 19.030 ha nước mặt và 4.350 ha là các đảo (1.331 đảo).
Yên Bái có các nguồn nước dưới đất tương đối phong phú, phân bố đều ở độ sâu 20 - 200 m trong các nhóm trầm tích bở rời Đệ Tứ. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này vẫn chưa được điều tra cặn kẽ. Trong tỉnh có nguồn khoáng nóng, phân bố ở phía Tây thuộc địa bàn các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu (đá Đệ Tứ). Tổng khoáng hóa 1-5g/l, nhiệt độ tại các điểm lộ là trên 40°C, có thể khai thác để làm đồ uống hoặc chữa bệnh.