6. Cấu trúc khóa luận
2.3.3. Khoa học công nghệ và công nghiệp chế biến
- Khoa học kĩ thuật
Hệ thống bảo vệ thực vật và thú y được chú trọng, ở tỉnh có chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục Thú Y trực thuộc sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Yên Bái. Ở các huyện, xã có các trạm bảo vệ thực vật và trạm thú y với nhiệm
vụ chính là phòng bệnh hại cho các loại cây trồng, vật nuôi, ngăn chặn sự lây lan của các loại dịch, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
Hệ thống khuyến nông: Tỉnh có trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm khuyến nông tại các huyện thị. Năm 2013, trung tâm khuyến nông tỉnh đã tổ chức được 2007 lớp tập huấn cho 69.319 lượt người với các nội dung về kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Các cơ sở sản xuất giống, các hệ thống các cơ sở hoạt động sản xuất, dịch vụ và cung ứng vật tư – kỹ thuật trên địa bàn ngày càng phát triển tạo thành một hệ thống dịch vụ sản xuất với mạng lưới tới tận các cơ sở sản xuất.
- Hệ thống các cơ sở chế biến
Để nâng cao giá trị của các loại sản phẩm nông nghiệp đã có khá nhiều các nhà máy, cơ sở chế biến được xây dựng để chế biến các sản phẩm của ngành trồng trọt.
Chế biến chè: Hiện nay, Yên Bái có 93 nhà máy chế biến chè, với công suất từ 5 – 50 tấn, tổng công suất của toàn tỉnh đạt 965 tấn/ngày. Công nghiệp chế biến không chỉ phát triển về số lượng mà còn cả về công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các nhà máy, cơ sở chế biến chè phân bố gắn liền với vùng chè. Tập trung chủ yếu ở Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên....Với tổng sản lượng búp mỗi năm đạt từ 80.000 – 88.000 tấn. Năm 2009 chế biến đạt 18.460 tấn, trong đó chè đen OTD đạt 14.230 tấn, xuất khẩu trực tiếp và ủy thác được 1.017 tấn, trị giá 1.257 triệu USD.
Chế biến tinh bột sắn: Nhà máy sắn Văn Yên đóng trên địa bàn xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Công suất đạt 160 tấn sắn tươi/ngày. Năm 2013 nhà máy đạt 15.000 tấn bột, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của người dân, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
Chế biến lâm sản: Trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 450 cơ sở nhà máy chế biến gỗ và lâm sản chủ yếu là sản xuất gỗ xẻ, gỗ xây dựng, đũa, đồ gia dụng phục vụ trong tỉnh và xuất khẩu.
Sản xuất giấy: Toàn tỉnh có hai nhà máy sản xuất giấy. Nhà máy giấy Văn Chấn đặt tại xã Thượng Bằng La và nhà máy giấy Văn Yên thuộc công ty
cổ phần Yên Sơn.
Ngoài ra còn có các nhà máy chế biến tinh dầu quế và chế biến ván nhân tạo như công ty thương mại xuất khẩu Đạt Thành.