6. Cấu trúc khóa luận
2.2.5. Tài nguyên sinh vật
Yên Bái là một tỉnh miền núi có khả năng phát triển ngành lâm nghiệp rất lớn. Đất đai, địa hình, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp. Năm 2012, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 414.565,2
ha, trong đó rừng tự nhiên là 236.837,5 ha; rừng trồng là 177.727 ha, diện tích đất trồng (quy hoạch cho lâm nghiệp) là 95.148,4 ha, độ che phủ là 58%.
Có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới có nhiều loại có nhiều loại cây là kim (Pơ mu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc...) xem lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ đỗ quyên. Ở độ cao trên 2.000 m, rừng hỗn giao giảm dần pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40 – 50 m, đường kính thân có cây tới 1,5 m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cây họ cói, cây họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàn liên xen kẽ. Lùi dần về phía đông nam độ cao hạ dần , khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loài gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ , pơmu, cây thuốc quý (đẳng sâm , sơn tra , hà thủ ô , hoài sơn, sa nhân...), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, gấu, lợn rừng, chó sói, sơn dương, hươu, vượn, khỉ, trăn, tê tê, ếch đát, gà lôi, nộc cốc, phượng hoàng đất...) cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè...).