Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy hải sản tỉnh Yên Bái (Trang 58)

6. Cấu trúc khóa luận

4.1.3. Định hướng phát triển

4.1.3.1. Định hƣớng phát triển nông nghiệp

Ngành trồng trọt

+ Phát triển cây lương thực

Phát triển đa dạng các loại cây lương thực có hạt, phấn đấu dến năm 2015 sản lượng cây lương thực có hạt đạt 275.000 tấn, và đến năm 2020 đạt 290.000 tấn. Thâm canh tăng vụ trên diện tích hiện có ở các vùng trũng ven sông ngòi như Mường Lai, Đại Phú An, Mường Lò... phát triển sâu rộng những vùng đất trống đặc biệt ở khu vực phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải).

+ Cây công nghiệp

Cây chè: Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh nhằm nâng cao sản lượng búp, phấn đấu đến năm 2015 đạt 4,5 vạn tấn, và năm 2020 đạt 4,7 vạn tấn. Chú trọng phát triển các giống chè cho năng suất cao và có giá trị kinh tế cao như chè San Tuyết ở Suối Giàng, chè Vàng, chè Xanh, chè lai LDP1, LDP2.... Nâng cấp trang thiết bị của các cơ sở sản xuất và chế biến chè trong toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2015 đạt 10.000 tấn và năm 2020 đạt 12.000 tấn chè khô.

Cây sắn: Tăng cường cải tạo đất trên diện tích trồng sẵn có (tăng cường bón phân hữu cơ và cân đối phân NPK, đạm và các loại thuốc bảo vệ thực vật) để duy trì và ổn định năng xuất sắn. Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng sắn đạt 350.000 tấn, đến năm 2020 đạt 380.000 tấn.

Đậu tương, lạc: Đây là những loại cây trồng có sản lượng, doanh thu tăng chậm và thất thường. Năm 2011, diện tích trồng đậu tương là 900,6 ha đạt

sản lượng 1.091 tấn, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.200 tấn, lạc 2.124,5 ha sản lượng 3.649 tấn, phấn đấu đến năm 2015 đạt 4.000 tấn.

+ Cây ăn quả

Trồng mới và cải tạo 200ha các vườn cam, quýt, chú trọng phát triển các loại cây ăn quả có năng suất và giá trị thương phẩm cao. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng cây ăn quả đạt 40.000 tấn các loại.

+ Cây rau đậu các loại

Tập trung phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm . Phấn đấu đến năm 2020 diê ̣n tích trồng rau màu đạt 7.600 ha, sản lượng đạt 90.000 tấn.

Ngành chăn nuôi

Phát trển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa vừa giải quyết được nguồn thực phẩm thịt, trứng, sữa tại chỗ với số lượng lớn vừa là sản phẩm hàng hóa dễ tiêu thụ và vận chuyển . Phát huy lợi thế của một tỉnh miền núi (đất rộng, nhiều đồi cỏ, rừng nhiều...) tập trung vào các hướng trình như sau:

Phát triển chăn nuôi gia súc bán thâm canh và thâm canh . Phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường , giúp đồng bào các dân tộc ổn định cuộc sống và hạn chế phá rừng, đảm bảo an ninh xã hội.

Quy hoạch chăn nuôi chung cả khu vực, trên cơ sở có quy hoạch xây dựng cụ thể chăn nuôi theo hướng phát triển đa dạng với quy mô, hình thức khác nhau: Nuôi nhốt chuồng, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi quảng canh tận dụng thiên nhiên, chăn nuôi hộ gia đình. Những vùng quỹ đất nhiều thì quy hoạch vùng chăn thả để nuôi , vùng ít đất thì chăn nuôi gắn với việc trồng cỏ thâm canh.

4.1.3.2. Định hƣớng phát triển lâm nghiệp

Cần đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng toàn tỉnh đạt 300.000 ha, độ che phủ đạt trên 62%

Tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả ngành chế biến lâm sản và các dịch vụ về môi trường) bình quân trên 5%/năm.

Nâng nguồn thu từ các hoạt động, cơ chế phát triển sạch, du lịch sinh thái, phòng hộ đất đai chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước....

Khoanh vùng nuôi và bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc. Trồng mới mỗi năm trung bình 10.000 ha rừng các loại, đa dạng về cây trồng như: keo, bạch đàn, quế, măng Bát Độ.... Chăm sóc và bảo vệ tốt 17.000 ha rừng sản xuất, 164.708,7 ha rừng phòng hộ, đặc dụng.

Triển khai thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân.

Thục hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, công tác tuần tra kiểm soát, quản lí lâm sản.

4.1.3.3. Định hƣớng phát triển thủy sản

Sản xuất thủy sản đạt hiệu quả cao trên 2 lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt. Chăm sóc và bảo vệ tốt đàn cá bố mẹ đảm bảo cho việc sản xuất cá giống.

Có biện pháp phòng chống rét cho cá, tận dụng mặt nước hiện có, tiếp tục phát triển nuôi cá lồng tại một số địa phương có lợi thế như: huyện Lục Yên, huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi ruộng 1 vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản nhằm phát huy tốt khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thủy sản đạt trên 6.000 tấn mỗi năm.

4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy hải sản tỉnh Yên Bái (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)