Dân cư nguồn lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy hải sản tỉnh Yên Bái (Trang 32)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.1. Dân cư nguồn lao động

2.3.1.1. Dân cƣ

a. Dân số

Năm 2013 dân số trung bình của tỉnh Yên Bái là 773.854 người, mật độ dân số là 112 người/km2. Trên bình diện của cả nước, quy mô dân số của cả tỉnh thuộc loại nhỏ. So với các tỉnh Đông Bắc, Yên Bái xếp trên Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang và tương đương với Tuyên Quang.

Tốc độ gia tăng dân số vào loa ̣i thấp và có chiều hướng giảm . Từ năm 1992 trở về trước, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm luôn lớn hơn 2%. Từ 1993 đến nay nhờ thực hiện có kết quả của chương trình dân số kế hoạh hóa gia đình dân số tăng chậm và đạt 1,32% năm 2007.

b. Kết cấu dân số

Yên Bái là tỉnh có dân số trẻ, nhóm người trong độ tuổi lao động khá cao (năm 2010 là 415.266 người chiếm 55,42%) trong đó nhóm người trong độ tuổi từ 60 trở lên là 13.282 chiếm tỉ lệ thấp 1,8%.

Về kết cấu dân số theo giới tính tỉ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới chút ít. Năm 2005 sự gia tăng tương quan giữa nữ giới và nam giới là 40,4% nữ và 49,6% nam, năm 2012, là 50,8% nữ và 49,2 nam.

Kết cấu dân tộc.

Yên Bái là địa bàn cư trú của 30 dân tộc anh em khác nhau. Đông nhất là người Kinh chiếm hơn 50% dân số của tỉnh, người Kinh cư trú chủ yếu ở các khu vực thành phố, thị xã và các trung tâm huyện trong tỉnh.

Người Tày chiếm 17,6% dân số của tỉnh phân bố chủ yếu ở Lục Yên (chiếm 40%) còn lại ở huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bái và Văn Chấn.

Người Dao chiếm 9,3%, người Mông chiếm 8,1%, người Thái chiếm 6,1% còn lại là các dân tộc khác.

c. Phân bố

Dân cư Yên Bái phân bố không đồng đều giữ các huyện, thị giữa thành thị với nông thôn, vùng thấp với vùng cao.

Ở khu vực thung lũng sông Hồng, dân cư tập trung đông đúc chiếm 41% dân số toàn tỉnh. Khu vực thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh còn toàn bộ vùng phía Tây rộng lớn chiếm 31% dân số của tỉnh.

2.3.1.2. Nguồn lao động

Số người trong độ tuổi lao động năm 2010 của tỉnh là 446.563 người, có thể chia ra thành hai nhóm; nhóm không tham gia hoạt động kinh tế (học sinh, lực lượng vũ trang, người già, người mất khả năng lao động) và nhóm hoạt động kinh tế của cả Tỉnh hiện nay là 395.342 người, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không làm việc là 3.878 người, số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc đang không có việc làm là 5.625 người.

Về cơ cấu sử dụng lao động phân theo các ngành kinh tế của Yên Bái, phần lớn tập trung vào khu vực I. Mặc dù đang có xu hướng chuyển đổi sang

khu vực II và khu vực III, nhưng lực lượng lao động trong khu vực I vẫn chiếm ưu thế.

Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng lao động ở Yên Bái, thời kì 2005 – 2012 (Đơn vị: %)

Các ngành 2005 2012

Nông - lâm - ngư nghiệp 47,2 38,4

Công nghiệp - xây dựng 20,7 27,7

Dịch vụ 32,1 33,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012)

Là một tỉnh miền núi với cộng đồng nhiều dân tộc và trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, trình độ lao động nhìn chung còn thấp. Năm 2008, số lao động đã qua đào tạo đạt 27% lao động. Tuy nhiên lao động Yên Bái có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cùng với sự quan tâm hướng nghiệp cho nông thôn đang góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm và năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy hải sản tỉnh Yên Bái (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)