Các ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy hải sản tỉnh Yên Bái (Trang 41)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.2.Các ngành nông nghiệp

3.2.2.1. Ngành trọt

Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, chiếm 3/4 giá trị sản xuất.

Điều kiện đất đai và khí hậu của Yên Bái thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới , cận nhiệt và ôn đới . Cơ cấu cây trồng của tỉnh bao gồm : cây

hàng năm (cây lương thực, rau đậu, cây cảnh, cây công nghiệp hàng năm), cây lâu năm (cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm).

Cây lương thực, thực phẩm

- Lúa: Là cây lương thực chính chiếm 62,1% diện tích và chiếm 72,3% sản lượng cây lương thực có hạt (2012). Mặc dù diện tích trồng lúa có xu hướng giảm nhẹ trong một vài năm gần đây nhưng sản lượng vẫn không ngừng tăng điều đó có được là nhờ việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng lúa Yên Bái, giai đoạn 2005 -2012

Năm 2005 2010 2012

Diện tích (ha) 41.351 41.012 40.472

Sản lượng (tấn) 169.549 186.060 197.690

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012)

Hình 3.1: Biểu đồ năng suất lúa của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 – 2012

Năng suất lúa cả năm của tỉnh cũng không ngừng tăng qua các năm, năm 2005 đạt 41,0 tạ/ha. Năm 2010 đạt 45,37 tạ/ha, năm 2012 đạt 48,85 tạ/ha. Trong đó vụ Đông Xuân có năng suất cao hơn so với vụ mùa đạt 53,98 tạ/ha còn vụ mùa chỉ đạt 44,64 tạ/ha (2012).

Lúa được trồng nhiều ở các huyện Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên.

- Cây ngô: Là loại cây lương thực có vai trò quan trọng đứng thứ 2 chỉ sau cây lúa trong cơ cấu sản xuất lương thực của tỉnh Yên Bái.

Là loại cây trồng dễ tính, thích nghi được với nhiều loại đất, khí hậu, chịu được khô hạn… nên trong những năm qua diện tích, sản lượng và năng suất cây ngô toàn tỉnh Yên Bái luôn có xu hướng tăng.

Bảng 3.4: Diện tích, sản lƣợng, năng suất ngô tỉnh Yên Bái

giai đoạn 2005 – 2012

Năm 2005 2009 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 14.149 18.494 22.641 24.933 29.660 Sản lượng (tấn) 33.415 48.378 64.737 72.780 75.455 Năng suất (tạ/ha) 23,62 26,70 28,59 29,19 30,60

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012)

Cây ngô được trồng nhiều ở Văn Yên với diện tích là 5.216 ha, sản lượng đạt 17.932 tấn (năm 2012), Lục Yên 5.061ha , sản lượng đạt 11.137 tấn (năm 2012), Văn Chấn 5433ha, sản lượng 17.295 tấn (năm 2012).

- Cây khoai lang: Là loại cây màu lương thực đang góp phần xóa đói giảm nghèo, khoai lang được trồng xen canh giữa hai vụ lúa chính , cũng là loại cây dễ tính, dễ trồng phù hợp với nhiều loại đất (đặc biệt thích hợp với loại đất phù sa ven sông).

Bảng 3.5: Diện tích, sản lƣợng, năng suất khoai lang tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012

Năm 2005 2009 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 2435 2872 2704 2394 2752 Sản lượng (tấn) 12.689 14.896 14.145 12.722 14.780 Năng suất (tạ/ha) 52,11 51,87 52,31 53,16 53,72

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012)

Khoai lang được trồng nhiều ở Lục Yên, Văn Chấn, Yên Bình nhưng năng suất cao nhất lại ở thành phố Yên Bái, Văn Yên, Văn Chấn do tính chất đất phù sa và khí hậu thuận lợi.

- Cây sắn: Là loại cây màu lương thực quan trọng của tỉnh, là nguồn nông sản quan trọng cho việc cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, làm thức ăn cho các loài vật nuôi.

Sắn được trồng nhiều nhất ở Văn Yên và Yên Bình. Huyện Văn Yên năm 2012 diện tích trồng sắn là 7.599 ha, sản lượng 156.912 tấn chiếm 51,6% sản lượng toàn tỉnh. Do là loại cây ăn màu rất mạnh mẽ và thường được trồng ở những nơi đất dốc nên cần phải cải tạo đất thường xuyên, ứng dụng khoa học vào quá trình sản xuất để duy trì năng suất và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của loại cây trồng này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6: Diện tích, sản lƣợng, năng suất sắn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012

Năm 2005 2009 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 12.680 12.786 13.553 15.292 16.174 Sản lượng (tấn) 227.409 2467.320 259.557 283.031 304.099 Năng suất (tạ/ha) 179.34 192.65 191.51 185.08 188.02

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012) - Cây rau, đậu: Là các loại cây trồng phục vụ cung cấp nguồn thức ăn cho con người, vật nuôi mỗi ngày, chính vì như vậy mà diện tích và sản lượng các loại cây này không ngừng tăng lên qua các năm gần đây. Năm 2012 đạt 8.333 ha tăng gấp 1,39 lần so với năm 2005 (5.981ha). Sản lượng năm 2012 đạt 88.621 tấn tăng gấp 1,58 lần năm 2005 (55.884 tấn).

Cây công nghiệp

Cây công nghiệp hàng năm

Bảng 3.7: Diện tích, sản lƣợng của một số cây công nghiệp hàng năm của tỉnhYên Bái, giai đoạn 2005 - 2012

Năm Cây trồng 2005 2012 Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Mía 12.710 16.018 251,66 13.350 18.611 267,0

Cây lấy sợi 209 129 6,15 197 139 7,06

Cây lấy hạt chứa dầu

4.593 5.153 10,4 3.068 5.331 16,0

Ở Yên Bái phát triển được một số loại cây công nghiệp hàng năm như mía, đay, đậu tương, lạc phân bố hầu khắp các huyện trong tỉnh. Diện tích, sản lượng, năng suất của loại cây này không ngừng tăng qua các năm.

Cây công nghiệp lâu năm

- Cây chè: Được phát triển khá mạnh mẽ ở Yên Bái. Năm 1999 cả tỉnh chỉ có 9.528 ha thì đến năm 2012 đã tăng lên 11.158 ha, trong đó có tới 10.723 ha chè đã cho thu hoạch chiếm 96,1% diện tích chè hiện có.

Sản lượng chè qua các năm không ngừng tăng lên năm 2005 đạt 60.446 tấn thì đến năm 2012 đã tăng lên 91.014 tấn gấp 1,5 lần. Là cây công nghiệp lâu năm chính của vùng với diện tích và sản lượng không ngừng tăng lên nhanh chóng đã tạo thêm công ăn việc làm cho người dân (đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số).

Hiện nay, nhiều loại chè của tỉnh đang chiếm được ưu thế phát triển do chất lượng ngày càng được nâng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho tỉnh.

Bảng 3.8: Diện tích, sản lƣợng chè phân bố theo huyện thị, thành phố giai đoạn 2005 – 2012 Năm 2005 2012 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tổng số 10.280 6.044 10.723 91.014 Tp Yên Bái 491 2.779 724 5.192 Tx Nghĩa Lộ - - - - H. Lục Yên 201 1.059 393 2.821 H. Văn yên 503 2.817 293 2.198 H. Mù Cang Chải 554 421 685 1.123 H.Trấn Yên 2.424 14.029 1.996 17.922 H. Trạm Tấu 398 541 457 786 H.Văn Chấn 3.714 26.741 4.282 43.083 H.Yên Bình 1.995 12.029 1.892 17.884

- Cao su: Là loại cây trồng mới được đem vào thử nghiệm trên địa bàn tỉnh chưa đưa vào thu hoạch nhưng qua các năm 2010 cho tới nay diện tích cao su đang có xu hướng tăng lên khá nhanh năm 2010 là 334 ha đến năm 2012 đã tăng lên 691 ha, phân bố ở các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu.

Cây ăn quả

Do tính chất khí hậu của tỉnh là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có thể trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau, từ nhiệt đới (chuối, cam, quýt) đến các loại cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới (mơ, mận, đào, táo…).

Diện tích trồng cây ăn quả của toàn tỉnh hiện nay khoảng 6,5 nghìn ha, trong đó cam, quýt là 2 loại cây ăn quả có diện tích cao nhất.

- Cam, quýt: Là loại cây ưa nhiệt, ẩm nên phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp, trên địa bàn của tỉnh cam quýt được trồng nhiều ở Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên…. Năm 2012, toàn tỉnh có 1.701 ha trồng cam, quýt các loại với sản lượng đạt 4.397 tấn.

Nhiều loại cam, quýt có giá trị kinh tế cao như cam sành Văn Chấn, quýt sen Lục Yên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Các loại cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới: mơ, mận, lê, đào, táo…. Phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi cao phía tây của tỉnh; Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu. Táo mèo là loại quả khá được ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng cũng như chất lượng chỉ ở những huyện vùng cao của Yên Bái mới có.

Các loại cây ăn quả khác có nguồn gốc nhiệt đới như chuối, nhãn, vải, dứa, xoài… phân bố hầu khắp các huyện trong tỉnh. Các loại cây ăn quả khi tiêu thụ chỉ được trong thời gian ngắn và lại phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thị trường, mặt khác do công nghiệp chế biến của tỉnh chưa phát triển nên nhiều loại cây ăn quả gây thiệt kinh tế cho người dân và chủ đầu tư như cây dứa, táo… trong những năm gần đây diện tích và sản lượng đang có xu hướng giảm.

Bảng 3.9: Diện tích, sản lƣợng một sô loại cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới của Yên Bái, giai đoạn 2005 – 2012

Loại cây 2005 2010 2012 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Xoài 169 454 244 1159 2354 1185 Táo 28 42 18 32 20 35 Nhãn 1806 1524 1638 2830 1490 2832 Vải 407 463 414 857 410 944 Dứa 1184 1909 107 338 82 234

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012)

Cây dược liệu và cây hương liệu

- Cây quế: Là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người như Dao, Thái, Mường phân bố ở các huyện như Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu… là cây trồng phù hợp với các đặc tính khí hậu của các địa bàn tỉnh nên sản lượng và diện tích cây quế không ngừng tăng lên. Năm 2005 là 1.504 tấn thì năm 2011 đã tăng lên 4.100 tấn . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cây thảo quả: Là cây hương liệu mới được đưa vào sản xuất trên quy mô lớn ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn là loại cây hứa hẹn sẽ xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh. Năm 2012, sản lượng thảo quả đạt 42 tấn khô với doanh thu khoảng trên 5 tỉ đồng.

3.2.2.2. Chăn nuôi

Chăn nuôi được xác định là ngành sản xuất chính, đã có cơ chế chính sách và quyết định đầu tư cao hơn cho phát triển chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản.

Chăn nuôi gia súc lớn

Đàn trâu ở Yên Bái chủ yếu dùng để lấy sức kéo và lấy thịt, trong những năm gần đây số lượng trâu đang có xu hướng giảm, từ 101.125 con (2005) xuống 97.435 con (2012). Trâu được nuôi nhiều ở Lục Yên (173.77 con), Văn Yên (20.933 con, Văn Chấn (19.210 con), Yên Bình (13.029 con).

Đàn bò ở Yên Bái chủ yếu nuôi để lấy thịt, do sự thất thường về khí hậu nên số lượng bò của tỉnh có sự biến động, do là loại vật nuôi ưa nhiệt, không chịu được nhiệt độ thấp nên đàn bò thường tập trung ở phía tây của tỉnh, chủ yếu ở các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.

Hình 3.2: Biểu đồ số lƣợng bò của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 – 2012

Ngựa là vật nuôi phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía tây của tỉnh , với mục đích là lấy sức kéo và lấy thịt, tuy nhiên số lượng ngựa của tỉnh trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh, từ 5.150 con (2005) xuống còn 3.498 con (2012), giảm 1652 con.

Chăn nuôi gia súc nhỏ

Lợn là vật nuôi phổ biến và được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năm 2005 cả tỉnh ước đạt 354.420 con, đến năm 2012 đã đạt 454.311 con (tăng gấp 1,28 lần).

Số lượng đàn lợn tăng nhanh nhờ việc sử dụng các nguồn thức ăn tại chỗ, sử dụng các loại giống mới (lợn lai F1, lợn siêu nạc,…) và phương thức chăn nuôi cũng có nhiều thay đổi, từ phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, hộ gia đình sang hình thức trang trại, sử dụng thức ăn công nghiệp.

Lợn được nuôi ở hầu khắp các huyện thị trong tỉnh, nhưng nhiều nhất ở Văn Yên (80.762 con), Lục Yên (83.211 con). Văn Chấn (82.389 con), Yên Bình (74.669 con). Năm 2012 đạt 206.923 tấn lợn hơi.

Số lượng dê của Yên Bái hiện nay khoảng 20 nghìn con, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây và hệ thống núi đá vôi ở phía Đông của tỉnh.

Chăn nuôi gia cầm

Số lượng gia cầm của tỉnh trong những năm gần đây vẫn được tăng lên đáng kể mặc dù chịu ảnh hưởng của bệnh cúm gia cầm và các đợt rét.

Gà được nuôi chủ yếu ở những huyện có sẵn nguồn lương thực như; Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Chấn. Năm 2012 sản lượng thịt gà đạt 2.198 tấn thịt, 57.102 nghìn quả trứng.

Bảng 3.10: Số lƣợng gia cầm của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 – 2012

(Đơn vị: nghìn con)

Năm 2005 2009 2010 2012

Gà 2198,65 2583,88 2719,20 2970,70

Vịt, ngan, ngỗng 306,60 457,29 481,70 521,90

Tổng số 2607,25 3041,17 3216,32 3508,90

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012)

Ngoài ra tỉnh Yên Bái cũng đã chú trọng việc phát triển các mô hình kinh tế mới trong việc phát triển nông nghiệp, điển hình là các trang trại nuôi ong, sản xuất kén tằm,…đang đem lại những thành quả đáng kể trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Bảng 3.11: Sản lƣợng mật ong và kén tằm của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012

(Mật ong: nghìn lít; dâu tằm: tấn)

Năm 2005 2009 2010 2011 2012

Mật ong 41,16 69,16 62,51 84,06 83,58

Kén tằm 19,0 47,0 41,8 45,9 52,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012)

3.2.2.3. Ngành lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh phát triển mạnh dựa trên những thế mạnh sẵn có về tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2012, ngành lâm nghiệp

đem lại 1.568,22 tỉ đồng, chiếm 29,5 % giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

Trong cơ cấu lâm nghiệp của tỉnh thì khai thác gỗ và lâm sản là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chiếm 85,85% giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh, đạt 1.346,39 tỉ đồng năm 2012.

Bảng 3.12: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo ngành tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012 Năm 2005 2009 2010 2012 Trồng và chăm sóc rừng 95.674 119.025 119.047 138.594 Khai thác gỗ và lâm sản 388.625 726.328 868.700 1.346.391 Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản 18.248 71.732 76.468 62.247 Dịch vụ lâm nghiệp 2.144 12.329 12.977 20.993

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012)

Diện tích rừng của tỉnh không ngừng tăng lên, năm 2005 đạt 340.300 ha, độ che phủ là 38,37%, năm 2010 đạt 49,44%. Năm 2010, tỉnh có 473.657,09 ha, rừng phòng hộ đạt 182.075,09 ha, rừng đặc dụng là 36.508,10 ha.

Trồng và chăm sóc rừng

Nhờ các chính sách phủ xanh đất trống đồi trọc, các dự án phát triển kinh tế mà tổng diện tích rừng trồng của tỉnh tăng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2005, diện tích rừng trồng là 11.417 ha, đến năm 2012 đã tăng lên 14.199 ha và chủ yếu là rừng sản xuất. Các huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất là Văn Chấn (3.015 ha), Văn Yên (2.828 ha), Trấn Yên (2.613 ha), Lục Yên (2.388 ha).

Việc chăm sóc rừng cũng đã được chú trọng hơn rất nhiều trong những năm gần đây. Năm 2005 diện tích rừng được chăm sóc là 15.242 ha, năm 2012 tăng lên 27.000 ha.

Khai thác lâm sản

Là ngành kinh tế chủ đạo trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, hoạt động của ngành ngày càng phát triển.

- Khai thác gỗ: Năm 2012 đạt 390.000 m3 gỗ, trong đó 389.954 m3

là gỗ rừng trồng, 46 m3

gỗ rừng tự nhiên. Gỗ làm nguyên liệu giấy đạt 279.490 m3, năm 2012 gấp 2,85 lần so với năm 2005 (97.750 m3

).

- Các lâm sản từ rừng cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho ngành. Chỉ tính riêng năm 2012 sản lượng củi đã đạt 1.572.300 m3, tre, luồng, trúc, giang đạt 25,2 triệu cây, nguyên liệu làm giấy đạt 80 tấn, 4,8 triệu lá cọ chưa kể đến các loại lâm sản khác như song mây, nhựa thông, mộc nhĩ, măng tươi,…

Dịch vụ lâm nghiệp

Hiện nay, ngành dịch vụ lâm nghiệp của tỉnh đã có những sự chuyển biến rõ rệt xong còn chậm, năm 2012 đạt 19.188 triệu đồng. Tỉnh Yên Bái có Nà Hẩu là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Ở các huyện hầu hết đã có các lâm trường phục vụ sản xuất giống, cây trồng phòng hộ và bảo vệ rừng.

3.2.2.4. Ngành thủy sản

Vì nằm sâu trong nội địa nên Yên Bái không có nhiều khả năng để phát triển thủy sản như các tỉnh ven biển của nước ta. Tuy nhiên do mạng lưới sông, suối, ao, hồ của tỉnh lại có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản nước ngọt.

Giá trị thủy sản của tỉnh mỗi năm bình quân tăng 15,8 % trong đó nuôi trồng là chủ yếu.

- Nuôi trồng thủy sản: Là ngành đóng vai trò chủ đạo, chiếm trên 75% giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy hải sản tỉnh Yên Bái (Trang 41)