THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘ
2.1.3 Quy định của pháp luật về sự tham gia của gia đình và xã hội trong việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ:
trong việc thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ:
Tương tự như hình phạt tù cho hưởng án treo thì hình phạt cải tạo khơng giam giữ cũng nhằm tạo điều kiện cho người bị kết án lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong mơi trường xã hội bình thường. Người bị kết án phải chấp hành hình phạt dưới sự giám sát giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình người đó.
Điều 2 Nghị định 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ:“Cơ quan tổ chức giám
sát, giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm giáo dục giúp đỡ người bị kết án sữa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; quan hệ chặt chẽ với cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giám sát, giáo dục người đó. Cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người bị kết án cư trú có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó.
Các cơ quan tổ chức giám sát giáo dục người bị kết án có trách nhiệm tạo điều kiện để người bị kết án lao động, học tập và hòa nhập vào cuộc sống chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; phối hợp với cơ quan tổ chức hữu quan khác và gia đình người bị kết án trong việc giáo dục, cảm hóa, giúp họ sữa chữa lỗi lầm.”
Người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án có trách nhiệm: chủ động gặp gỡ người bị kết án để tìm hiểu ngun nhân, hồn cảnh khi phạm tội, tâm tư nguyện vọng của người đó và giải thích, hướng dẫn người đó chấp hành tốt các nghĩa vụ của mình. Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người bị kết án, với các tổ chức xã hội nơi người đó chấp hành hình phạt trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Cũng giống như trong việc thi hành hình phạt tù được hưởng án treo, gia đình của người bị kết án có vai trị quan trọng nhất trong việc giáo dục, cảm hóa người phạm tội. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm: ln quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người bị kết án sữa chữa lỗi lầm của
người bị kết án trong việc quản lý, giáo dục người đó. (Điều 12 Nghị định
60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ ).
Với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, gia đình là mơi trường tốt nhất để người bị kết án được giáo dục và cải tạo. Các cơ quan tổ chức hỗ trợ với gia đình trong việc giáo dục người bị kết án.