Thi hành hình phạt tiền: Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao,
2.3.2.3. Những kiến nghị cụ thể liên quan đến vấn đề xã hội hóa mộtsố hoạt động thi hành án hình sự :
2.3.2.3. Những kiến nghị cụ thể liên quan đến vấn đề xã hội hóa một số hoạt động thi hành án hình sự : hoạt động thi hành án hình sự :
Thi hành án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng :
Với hệ thống trại giam của nước ta hiện nay, mặc dù có sự sửa sang, xây dựng mới tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được việc giam giữ và giáo dục phạm nhân, khi mà nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, số lượng người phạm tội gia tăng. Nhà nước cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cải tạo của các phạm nhân.
Đã đến lúc xem lại việc phân loại phạm nhân như hiện nay. Căn cứ và loại tội phạm thực hiện kèm theo yếu tố nhân thân để tiến hành phân loại mà có sự giam giữ vào loại trại giam thích hợp.
Trong quá trình cải tạo, lao động là hình thức cải tạo quan trọng nhất và có nhiều vấn đề nên được xã hội hố, đó là việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia vào việc cải tạo phạm nhân bằng lao động. Căn cứ vào khả năng, trình độ chun mơn của phạm nhân mà bố trí cơng việc thích hợp, đa dạng hố các ngành nghề, kết hợp với giáo dục hướng nghiệp, tạo cho phạm nhân một nghề nghiệp cụ thể, có khả năng tạo ra thu nhập ngay trong quá trình thi hành án phạt tù, và cũng là bước chuẩn bị cho phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng.
Trong trường hợp quyết định bồi thường bằng tiền là một phần của bản án hình sự, việc thi hành khơng nên làm cho trở nên khó khăn. Bản án hình sự thường bao gồm việc giam giữ hoặc phạt tù. Nên đưa những người bị kết án vào trại giam nơi áp dụng chế độ lao động. Họ phải lao động và được nhận thù lao cho những nỗ lực làm việc đó. Một phần tiền thu nhập từ kết quả lao động phải được chuyển cho người được bồi thường theo định kỳ. Trại giam phải giữ số tiền còn lại để bù trừ cho các chi phí liên quan đến việc giam giữ.
Áp dụng các chế độ khen, thưởng dành cho phạm nhân trong việc đánh giá thành tích lao động. Bằng việc cho phạm nhân được tăng số lần gặp thân nhân; có thể mạnh dạn thực hiện việc cho phép phạm nhân được về thăm nhà nếu như họ có thành tích đặc biệt trong q trình cải tạo, việc này được thực hiện dưới sự giám sát của Cảnh sát tư pháp. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng các chương trình giao lưu văn hoá, văn nghệ, tạo điều kiện cho phạm nhân phát huy năng khiếu của mình với các hình thức phù hợp.
Chính sự tham gia của gia đình và xã hội sẽ giúp cho phạm nhân cải tạo tốt hơn, có cơ hội tiếp cận với mơi trường bên ngoài, được giao tiếp gặp gỡ, tránh được sự mặc cảm, tự ti, nhận thức theo hướng tích cực, trở thành cơng dân hữu ích khi trở về xã hội.
Ngoài các biện pháp trên cơ sở của điều kiện nước ta hiện có, theo xu thế hiện nay nên đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin vào việc giám sát, giáo dục người phạm tội đang cải tạo tại các trại giam, như thế sẽ giảm được sự cồng kềnh trong bộ máy tổ chức và nhân lực.
Qua đó có thể khai thác những ứng dụng thích hợp của cơng nghệ thơng tin để giáo dục phạm nhân như việc đào tạo từ xa thông qua internet….
Thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt cải tạo khơng giam giữ :
Có cơ chế phối hợp giữa lực luợng Cảnh sát tư pháp với tổ chức, đồn thể, gia đình người phạm tội trong việc giám sát, giáo dục họ. Thành lập các cơ sở kinh tế tại địa phương để thực hiện lao động tạo ra thu nhập và hướng nghiệp, dạy nghề. Lao động ln là hình thức cải tạo tốt nhất, một mặt tạo ra thu nhập để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của họ, mặt khác kích thích khả năng của từng cá nhân để họ cải tạo, rèn luyện vượt qua thử thách. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện của từng địa phương mà xác định mơ hình kinh tế phù hợp với mục đích giáo dục.
Phối hợp với Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh…ở địa phương tổ chức các hoạt động thiết thực kêu gọi sự tham gia của đối tượng này, áp dụng các biện pháp tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội giúp cho người phạm tội nâng cao nhận thức của mình. Thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, động viên giúp họ xóa bỏ mặc cảm tội lỗi, không xa lánh chung quanh, cần thiết phải có sự chủ động từ phía gia đình và xã hội cũng như từ phía các đối tượng được giám sát, giáo dục.
Thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo
dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội:
Cần xây dựng và nhân rộng mơ hình các Câu lạc bộ gia đình, đó là nơi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc ni dạy con cái, có được sự giáo dục tốt sẽ ngăn ngừa được tội phạm phát sinh. Đồng thời đây cũng là nơi nhằm theo dõi, giám sát việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn dành cho người chưa thành niên phạm tội. Tạo mọi điều kiện giúp cho đối tượng này được học tập, sinh hoạt, và nhận được sự quan tâm, giáo dục đúng mức từ phía gia đình và xã hội.
Đối với các trường giáo dưỡng, cần mở rộng sự liên lạc chặt chẽ với gia đình của các đối tượng nhàm kêu gọi sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Đổi mới trong các phương thức giáo dục tại trường; đa dạng hóa các loại ngành nghề, phát hiện những tài năng và có chế độ đào tạo hợp lý.
Có rất nhiều biện pháp khác nhau có thể được áp dụng để mở rộng sự tham gia của gia đình và xã hội trong hoạt động thi hành án hình sự, trong việc thực hiện xã hội hóa một số hoạt động thi hành án hình sự. Trên đây chỉ là những đề xuất, kiến nghị mang tính đặt vấn đề, chưa phải là những mơ hình cụ thể. Trong thời gian sắp tới vấn đề này sẽ được nhìn nhận cụ thể hơn và sẽ có nhiều mơ hình thiết thực được đưa ra áp dụng.
KẾT LUẬN
Thi hành án hình sự rất đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động và nội dung khác nhau. Hiện nay khi tiến hành các hoạt động thi hành án hình sự gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong việc làm sao để đạt được mục đích kết hợp giữa cưỡng chế và giáo dục. Khi phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho thấy vấn đề xã hội hố một số hoạt động thi hành án hình sự là có cơ sở, và hồn tồn có thể thực hiện được.
Đồng thời phân tích các nguyên tắc, cơ chế, điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện xã hội hoá. Xác định được những hoạt động thi hành án hình sự cần phải được tiến hành xã hội hoá. Tác giả cũng đã tham khảo hệ thống hình phạt của một số quốc gia trên thế giới, thuộc nhiều hệ thống pháp luật để tìm hiểu việc xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự ở nước họ được thực hiện như
Qua đó nhìn nhận lại các quy định của pháp luật hiện hành để tìm ra những nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục người phạm tội có sự tham gia của gia đình và xã hội trong quá trình thi hành án hình sự. Tổng kết một số kết quả đạt được, tìm ra những vướng mắc, hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc đó mà chúng ta gặp phải trong khi thi hành án hình sự. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất kiến nghị nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trên, và đề xuất mộtsố vấn đề nhằm tăng cường sự tham gia của gia đình và xã hội trong thi hành án hình sự- một nội dung của vấn đề xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự.