Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ công tác giam giữ quản lý phạm nhân từng bước được tăng cường. Công tác giam giữ, quản lý phạm nhân được tổ chức triển khai chấn chỉnh liên tục và toàn diện về nhiều mặt nên những năm qua, mặc dù số luợng phạm nhân tăng, tính chất phạm tội nguy hiểm, nhưng các trại giam vẫn bảo đảm tuyệt đối an tồn, khơng để xảy ra bạo động, bạo loạn gây rối an ninh trật tự đánh tháo phạm nhân; đã ngăn
hiện hàng trăm vụ phạm nhân phạm các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, nhen nhóm thành lập tổ chức chống đối trong trại, thu giữ các loại tài liệu phản động định phát tán ra ngồi, khắc phục cơ bản tình trạng phạm nhân trốn thoát (nếu năm 1993, số lượng phạm nhân trốn thoát là 233 chiếm 0,7% tổng số phạm nhân giam giữ, thì năm 2003 chỉ cịn 15 phạm nhân trốn thốt bằng 0,016% tổng số phạm nhân giam giữ ), tổ chức bắt lại được 2.836 phạm nhân đã trốn từ các năm trước; chấm dứt tình tạng giam giữ các đối tượng bị cưỡng bức lao động, bị xử lý hành chính và chấn chỉnh, đổi mới công tác quản lý, làm giảm đáng kể những sai sót, yếu kém tồn tại trong hoạt động thi hành án.
Thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, bảo đảm đúng các chế độ ăn, mặc, học tập, sinh hoạt, chữa bệnh, cải thiện điều kiện giam giữ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phạm nhân. Tổ chức cho phạm nhân lao động để làm ra của cải, vật chất để cải thiện, nâng cao đời sống, nơi ở của phạm nhân đã sạch sẽ, thoáng mát hơn.
Công tác giáo dục cải tạo phạm nhân có nhiều tiến bộ mang ý nghĩa nhân văn, thể hiện sâu sắc chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước. Mục đích của hính phạt tù chủ yếu là giáo dục, cải tạo phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội. Đây là vấn đề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm. Thấy rõ những khó khăn, phức tạp của cơng tác này, những năm qua Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ công an, Thủ trưởng Bộ quốc phòng đã chỉ đạo các trại giam phải thực hiện tốt phương châm: “trấn áp kết
hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo. Giáo dục bằng chính trị kết hợp với giáo dục bằng lao động, dạy văn hóa, dạy nghề cho phạm nhân”. Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, Bộ Cơng an, Bộ quốc phịng đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các cấp chính quyền, các đồn thể xã hội từ Trung ương đến địa phương tiến
hành tốt công tác giáo dục pháp luật, giáo dục cơng dân, dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hỗ trợ cho phạm nhân….., đồng thời ban hành các Thông tư hướng dẫn về giáo dục pháp luật, giáo dục cơng dân, dạy văn hóa, dạy nghề; ban hành nội quy các trại giam; quy định hoạt động hòa giải, hội đồng tự quản trong nội bộ phạm nhân; ban hành quy chế dân chủ trong trại giam v.v…Từ năm 1993 – 2003, các trại giam phối hợp với các cơ quan tuyên huấn, tư pháp, giáo dục, thương binh và xã hội của các địa phương và một số cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho trên 100 vạn lượt phạm nhân; đã thực hiện xóa mù chữ cho trên 70,08% số phạm nhân không biết chữ; tổ chức nhiều hoạt động như thi tay nghề, hội diễn văn nghệ, phong trào thể thao, thi tìm hiểu Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự v.v…Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục cải tạo phạm nhân từng bước được đầu tư, nâng cấp. Các trại giam có hệ thống truyền thanh, các buồng giam đều có đài báo, ti vi cho phạm nhân, nhiều trại đã xây dựng nhiều phòng học tập, thư viện, phòng đọc sách, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, thành lập đội văn nghệ…đáp ứng được một phần nhu cầu đời sống tinh thần, văn hóa, thơng tin cho phạm nhân.
Trên thực tế với hàng vạn nhân lực và gần 6 vạn ha đất đai, trong đó có gần 18.000 ha đất nơng nghiệp, 37.000 ha đất lâm nghiệp, được sự hỗ trợ của các ngành, các trại giam đã đầu tư, phát triển, đa dạng hóa các ngành, nghề sản xuất, thành lập trên 40 trung tâm dạy nghề, tiến hành dạy cho hàng vạn lượt phạm nhân các nghề thủ cơng, cơ khí, gị hàn, may mặc, thêu ren, chế biến nơng sản, dệt cói, sản xuất vật liệu xây dựng…để khi ra trại trở về xã hội họ có điều kiện tìm việc làm, tự sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, góp phần hạn chế tình trạng tái phạm tội.
Về thực hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội: công tác xét đặc xá được chuẩn bị công phu, đổi mới về nội dung, biện pháp; thủ tục xét duyệt chặt chẽ, cơng khai, dân chủ đúng chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân ái dân tộc, tạo điều kiện cho phạm nhân thực sự hối cải, quyết tâm cải tạo tiến bộ, trở về sum họp với gia đình và cộng đồng xã hội.
Để giải quyết những khó khăn về cơ sở vật chất cho các trại giam, đáp ứng yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ, từ năm 1993 đến nay, Bộ Cơng an, Bộ quốc phịng đã đề xuất chính phủ hàng năm dành một khoản ngân sách đầu tư xây dựng, bổ sung trang bị phương tiện phục vụ yêu cầu giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Những năm gần đây, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thủ trưởng Bộ Quốc phịng thường xun quan tâm chỉ đạo cơng tác xây dựng lực lượng quản lý, giam giữ, giáo dục và cải tạo phạm nhân. Bộ Công an đã sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Cục cảnh sát quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng và các trại giam cho phù hợp với Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Nghị định 60/CP của Chính phủ, chuyển các trại giam về một đầu mối thống nhất quản lý để có điều kiện ổn định tổ chức, tập trung, chuyên sâu, thống nhất thực hiện giam giữ, cải tạo theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung trong thời gian vừa qua công tác quản lý và thi hành án phạt tù đã đạt được nhiều thành tích trong việc thực hiện chế độ giam giữ, quản lý phạm nhân; chế độ giáo dục cải tạo phạm nhân; cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện phục vụ công tác thi hành án phạt tù từng bước được tăng cường, phục vụ yêu cầu giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân; Công tác xây dựng lực lượng quản lý, giam giữ, giáo dục và cải tạo phạm nhân đã được quan tâm đúng mức.[37]
2.2.1.2. Thi hành các hình phạt khác: