Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Sự tham gia của gia đình và xã hội nội dung xã hội hóa một số hoạt động thi hành án hình sự (Trang 48 - 54)

Thi hành hình phạt tiền: Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao,

2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả đạt được, sự tham gia của gia đình và xã hội trong cơng tác thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay cịn có nhiều hạn chế và bất cập, thể hiện từ khâu tổ chức đến đến việc thực hiện trong thực tiễn: Tính đến nay, Nhà nước ta và các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm điều chỉnh hoạt động giáo dục và cải tạo những người bị kết án. Những văn bản đó đã đáp ứng được yêu cầu của công tác thi hành án hình sự trong thời gian qua. Những văn bản đó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính riêng rẽ, thiếu thống nhất, cân đối và đồng bộ nên rất khó áp dụng. Hình thức văn bản chưa phù hợp với tính chất và tầm quan trọng của loại quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật - quan hệ giáo dục và cải tạo những người bị kết án, điều đó làm giảm ý nghĩa của lĩnh vực thi hành án hình sự, làm giảm hiệu quả đấu tranh với tình hình tội phạm. Việc áp dụng những văn bản pháp luật đó trong nhiều năm qua cho thấy tính khơng đồng bộ, cân đối, thống nhất của chúng. Nhiều nội dung quy định trong các văn bản đó khơng cịn phù hợp. Hoạt động thực tiễn giáo dục và cải tạo những người bị kết án của các trại giam và các cơ quan thi hành án khác đang đặt ra một loạt các vấn đề đòi hỏi phải được thể chế hóa về mặt pháp luật.

Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, một số văn bản về pháp luật thi hành án hình sự hiện nay vẫn chưa sửa đổi, bổ sung, nhiều quy định khơng cịn phù hợp. Như Pháp lệnh thi hành án phạt tù ban hành từ năm 1993, hay Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 60/CP ngày 16/09/1993 của Chính phủ……trong khi Bộ luật hình sự 1999 đã có nhiều thay đổi trong việc quy định các loại tội, Bộ luật Tố tụng hình sự được ban hành năm 2003. Đã có sự chênh lệch quá nhiều về mặt thời gian giữa các văn bản

phù hợp với thực tế tình hình. Hệ thống văn bản pháp luật quy định về tổ chức, thực hiện các hình phạt khác ngồi hình phạt tù và tử hình cịn thiếu trầm trọng hơn, thậm chí một số vấn đề dù đã có văn bản nhưng mới ở mức Nghị định, nội dung quá khái quát không thể áp dụng trực tiếp, do thiếu cơ chế và điều kiện tổ chức, và lực lượng thực hiện trong khi văn bản hướng dẫn chậm được ban hành hoặc không xác định cụ thể cơ quan có trách nhiệm ban hành.[37]

“Thực tiễn thi hành án phạt tù cho thấy khơng ít người phạm tội lần đầu bị mức án cao, nhưng trong quá khứ có nhân thân tốt lại bị giam giữ chung cùng với các phần tử tái phạm nguy hiểm, ngược lại khơng ít người chịu mức hình phạt thấp, nhưng là những tên côn đồ, hung hãn lại giam chung cả với những người phạm tội vô ý, nên dẫn đến tình trạng “lây nhiễm tội phạm”, hạn chế kết quả giáo dục, cải tạo người bị kết án tù .” [45 – Tr. 8]

“Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người thụ án tại các trại giam cịn có nhiều hạn chế. Nhiều mục tiêu và nguyên tắc đã được quy định tại Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Nghị định số 60/CP ngày 16/9/1993; Thông tư liên ngành số 12/TTLN của các Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phịng; Thơng tư số 03/TTLN ngày 20/6/1993 của Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao, Bộ Nội vụ …..chưa được thực hiện đầy đủ trong thực tiễn, vẫn cịn tình trạng ngược đãi phạm nhân, nạn “đại bàng” hành hạ bạn tù trong các trại giam; hoặc chưa phân biệt chế độ giam giữ, cải tạo, chế độ ưu tiên đối với phạm nhân là người chưa thành niên, người già, phụ nữ …[03 - Tr.17]

Với thực trạng nêu trên nguyên nhân là do đâu? Có thể trả lời ngay đó là việc chậm đổi mới trong công tác tổ chức ở các trại giam: cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức, việc phân loại phạm nhân chưa được sửa đổi cho phù hợp, thiếu các giải pháp hiệu quả trong việc giáo dục cải tạo người phạm tội,

việc có nhiều người lại tái phạm tội. Sức ép về sự quá tải trong các trại giam tăng lên. Việc theo dõi và quản lý phạm nhân còn chồng chéo, kém hiệu quả.

Chất lượng công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân thấp, trong đó tồn tại

lớn nhất là nội dung, chương trình giáo dục, cải tạo phạm nhân cịn bất cập; chưa đầu tư đúng mức cơng tác hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân, hiệu quả dạy nghề chưa thích hợp với nhu cầu lao động xã hội, nhiều phạm nhân ra trại về nơi cư trú ở thành phố, thị xã khơng có điều kiện để sử dụng ngành, nghề đã được dạy để lao động sinh sống. [37]

Bên cạnh những vướng mắc trong cơng tác thi hành án phạt tù thì trong việc thi hành các biện pháp cưỡng chế khác cũng có nhiều hạn chế như sau: khi thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng …. việc thi hành chưa được quản lý chặt chẽ, còn rất lỏng lẽo trong sự giám sát của các cơ quan hữu quan. Mục đích của các biện pháp này chưa đạt được. Trình tự thủ tục thi hành, sự phối hợp giữa các cơ quan thiếu thống nhất, đồng bộ.

“Việc tổ chức thi hành các loại hình phạt rất đơn giản, lỏng lẻo, sơ hở, thậm chí bng trơi. Nhiều trường hợp sau khi Tịa án tuyên phạt, bản án có hiệu lực coi như đã xong sau đó khơng cơ quan tổ chức nào thi hành án. Những quy định về sự phối hợp chỉ là hình thức, trong thực tế thường khó thực

hiện và ít khả thi (chẳng hạn như án treo , cảnh cáo….)”.[31 – Tr. 45 ]

Cũng cần nhắc đến một nhân tố chủ quan đó là: cơ cấu tổ chức của bộ phận theo dõi công tác thi hành án hình sự ở Tịa án các cấp chưa thống nhất dẫn tới việc tổng hợp số liệu về cơng tác thi hành án hình sự gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác. Cơng tác quản lý thi hành án bị phân tán ở nhiều cơ

hiện nay (Cơ quan Tòa án ra bản án, quyết định thi hành án, cho tạm hoãn thi hành; Cơ quan Công an thi hành án phạt tù, trục xuất và thậm chí tham gia thi hành án tử hình; Cơ quan Tư pháp thi hành phần dân sự trong bản án hình sự; Cơ quan thi hành án của Bộ Quốc phịng thi hành các bản án hình sự trong quân đội; Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị án cư trú hay làm việc thi hành các hình phạt khác như cải tạo không giam giữ, quản chế, án treo hoặc quản lý, giám sát, giáo dục đối tượng bị thi hành các hình phạt bổ sung; Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát tổ chức thi hành án) đã làm cho việc tổ chức các hoạt động thi hành án hình sự bị cắt khúc, gián đoạn. Cơng tác theo dõi người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo khơng giam giữ chưa có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương hoặc nơi người đó làm việc, cư trú.

“Theo Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của người bị cải tạo không giam giữ. Tuy vậy, thực tế những năm vừa qua cho thấy, việc quản lý người bị phạt cải tạo không giam giữ dường như bị buông lỏng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nêu trên là do các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục khơng có điều kiện và chưa thực sự quan tâm tới việc thực hiện nhiệm vụ này.”[08-Tr.56]

“Một số cơ quan thi hành án chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên,

còn thiếu về biên chế và chưa thực sự đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ.”[13-Tr. 40].

Tính chuyên trách của bộ phận thi hành án hình sự chưa cao do thiếu đội ngũ chuyên môn về vấn đề này….vì vậy việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ trình tự thủ tục cần thiết còn bị hạn chế, dễ dẫn đến thiếu sót, khi mà các quy định của pháp luật hiện nay nghiêm khắc hơn, số lượng án hình sự tương đối

Đối với việc thi hành hình phạt tiền trong thi hành án hình sự cũng có nhiều vấn đề cần được quan tâm, đây là hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự nhưng việc thi hành lại được thực hiện theo trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, nên việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhiều khi thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó các quy định mức phạt tiền cịn bất hợp lý, nhiều quy định pháp luật không phù hợp với thực tế, chẳng hạn như mức phạt tiền của Bộ luật hình sự đối với một số loại tội phạm thường quá cao, trong khi việc miễn giảm đối với hình phạt này chưa được pháp luật quy định dẫn đến việc thi hành án bị nợ hoặc tồn đọng kéo dài, không thể giải quyết dứt điểm, khi người bị kết án khơng có tài sản để thi hành.

Và vấn đề trọng tâm cần nhắc đến đó là vai trị vị trí của các tổ chức, cá nhân và gia đình người phạm tội chưa được xác định cụ thể trong nhiều trường hợp, và có một số trường hợp được xác định nhưng trên thực tế không thực hiện được hay nói cách khác là khơng đủ điều kiện và khả năng để thực hiện. Mục đích kết hợp giữa cưỡng chế và giáo dục chưa phát huy hết. Khơng có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để giáo dục người phạm tội. Đồng thời thiếu sự quan tâm đến việc tạo điều kiện cho người phạm tội hòa nhập trở lại cộng đồng, đây là việc làm rất cần thiết thể hiện tính nhân đạo, nhưng trên hết đó là việc phòng ngừa tội phạm. Sự phối hợp giữa trại giam với Cơng an, chính quyền, các tổ chức xã hội của địa phương trong quản lý, giúp đỡ phạm nhân ổn định cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng sau khi ra trại thiếu đồng bộ, thực tế mới chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi, thông báo trên giấy tờ, chưa có biện pháp giải quyết tổng thể, liên hồn, dẫn đến tình trạng phạm nhân sau khi mãn hạn tù vẫn tái phạm nhiều. Theo số liệu khảo sát năm 2000 của 58 tỉnh, thành phố thì tỷ lệ này chiếm khoảng 10 đến 13%.

lạnh của cộng đồng dân cư đối với người phạm tội, khiến cho họ mặc cảm, xa lánh cộng đồng và dần dần trở lại con đường phạm tội (tái phạm). Điều này xảy ra với cả trường hợp những người mãn hạn tù trở về địa phương do thái độ “tiếp nhận” khơng thiện chí của cộng đồng, thiếu sự quan tâm của chính quyền cơ sở khiến họ mặc cảm, tự ti và quay lại tái phạm tội”. [08- Tr.124,125]

Với rất nhiều các vấn đề hạn chế và vướng mắc trong thực trạng thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay, với các nguyên nhân sau: chưa có quan niệm thống nhất và nhận thức đầy đủ, tồn diện về cơng tác thi hành án hình sự; hệ thống –pháp luật thi hành án hình sự chưa hồn thiện và đồng bộ; cơng tác quản lý nhà nước và tổ chức thi hành án hình sự cịn nhiều bất cập; lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức và thi hành án hình sự cịn hạn chế, chưa đảm bảo đáp ứng kịp thời với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Địi hỏi phải có những sự sửa đổi bổ sung trong các văn bản pháp luật, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiến hành cải cách tư pháp, và thực hiện xã hội hố một số hoạt động thi hành án hình sự để mở rộng sự tham gia của gia đình và xã hội trong cơng tác thi hành án, giảm bớt áp lực công việc của các cơ quan tư pháp ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của gia đình và xã hội nội dung xã hội hóa một số hoạt động thi hành án hình sự (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)