CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
5.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.2.1. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay
Xây dựng hệ thống khách hàng bền vững với chính sách tín dụng và các chế độ đãi ngộ, chăm sóc hợp lý: hoạch định ngay từ đầu năm về tỷ trọng dư nợ, cơ cấu hợp lý cho khách hàng truyền thống để tạo điều kiện chăm sóc và áp dụng chính sách đãi ngộ tốt hơn. Với chính ưu đãi này Ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút
khách hàng cũ đến xin vay lại, giúp duy trì một lượng khách hàng ổn định và bền vững nhằm đối phó với tình trạng cạnh tranh lôi kéo khách hàng đang diễn ra
mạnh mẻ trên điạ bàn.
Với tình hình kinh tế năm 2009 khá ổn định so với các năm 2007, 2008
nên Ngân hàng cần nâng dần loại hình cho vay trung và dài hạn. Tuy đây là loại hình cho vay khá rủi ro nhưng thường là những món vay lớn với lãi suất cho vay cao.
Khách hàng của KienLong Bank chủ yếu là nông hộ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng cá nhân vì vậy để đẩy mạnh doanh số cho vay thì Ngân hàng nên tập chung thu hút các khách hàng thuộc doanh nghiệp lớn hoặc đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh lớn thông qua việc đẩy mạnh loại hình cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ. Để làm được điều này Ngân hàng nên trang bị
thiết bị cơng nghệ tiện ích nhất là trong hệ thống tài khoản tiền gửi thanh toán.
Đa số các doanh nghiệp làm ăn lớn ngoài việc chú ý đến lãi suất thì họ cịn chú ý
tới các tiện ích khác và mức độ tiện lợi nhanh chóng trong khi thực hiện giao
5.2.2. Biện pháp giảm nợ quá hạn và hạn chế rủi ro tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các ngân hàng thương mại
luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt rủi ro từ phía khách hàng. Nhằm hạn chế rủi ro và
lành mạnh hố các khoản tín dụng thì một trong những khâu quan trọng của quy trình tín dụng là thẩm định chặt chẽ và có cơ sở khoa học các dự án xin vay của khách hàng. Vì vậy việc thành lập tổ chuyên trách về thẩm định dự án là một điều cần thiết.
Tuy Ngân hàng đã xây dựng tổ thẩm định tín dụng nhưng chỉ có ở một số chi nhánh hoạt động lâu với địa bàn hoạt động rộng còn đa số các chi nhánh còn lại chưa xây dựng được tổ thẩm định. Ngân hàng nên nhanh chóng thành lập tổ thẩm định cho tất các chi nhánh của Ngân hàng, đồng thời nên phân chia lĩnh vực
thẩm định của nhân viên thẩm định để bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đạt đến mức
chính xác cao trong cơng tác thẩm định. Ngoài ra Ngân hàng nên thành lập một
đội thẩm định chuyên thẩm định những dự án có giá trị cao và chịu thêm trách
nhiệm thẩm định kiểm tra đột xuất các tổ thẩm có làm đúng trách nhiệm khơng nhằm tránh tình trạng đưa giá trị tài sản lên quá cao.
Sau khi có kết quả thẩm định, hồ sơ dự án được phân tích thấu đáo các
phương diện như sau: Năng lực pháp lý của khách hàng, xem xét quy trình cơng nghệ của dự án, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề, thị
trường tiêu thụ và những biến động của thị trường cạnh tranh, vòng đời sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, các chỉ tiêu sinh lời trên vốn đầu tư, hiệu quả xã hội.
Cần thường xuyên phân loại khách hàng, phân loại nợ đây chính là giải pháp tích cực nhằm hạn chế và phịng ngừa rủi ro. Bởi vì có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng trả nợ của họ. Vì vậy trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần chú ý vài điểm về khách hàng như:
+ Về uy tín khách hàng: cán bộ tín dụng cần xem xét khách hàng có phải là khách hàng thân thuộc hay mới lần đầu quan hệ tín dụng, nếu là khách hàng thân thuộc thì họ có trả nợ đúng hạn hay khơng hoặc cán bộ tín dụng cần xem kỷ qua hồ sơ quá khứ của họ, còn nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu
thì cán bộ tín dụng cần làm đúng thủ tục thẩm định rồi mới quyết định cho vay. Vì trong quan hệ tín dụng uy tín là sự trung thực khi thực hiện vay nợ và sẵn sàng trả các khoản vay.
+ Năng lực vay nợ của khách hàng: Ngân hàng cũng nên xem xét và chắc chắn rằng khách hàng đang giao dịch có đủ thẩm quyền để yêu cầu một khoản
vay và tư cách pháp lý, cũng như tư cách thể nhân để ký hợp đồng tín dụng nhằm tránh những rắc rối và tổn thất đáng kể cho Ngân hàng.
+ Một vấn đề quan trọng nữa mà cán bộ tín dụng cần quan tâm khi cho
vay là vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào dự án đầu tư phải phù hợp với qui định của Ngân hàng. Vì qua mức vốn tự có của khách hàng thì Ngân hàng có khả năng đánh giá năng lực tài chính cũng như qui mô hoạt động của khách
hàng. Nếu vốn tự có của khách hàng càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án của họ sinh lời đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên những tài sản, giấy tờ có giá mà khách hàng đem cầm cố, thế chấp đảm bảo cho khoản vay của mình cần phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực khi cần thiết.
Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong cơng tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình đơn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng; ngồi các biện pháp như: nhắc qua
điện thoại, gửi thư thông báo…cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp
quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng, để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất nợ quá hạn vừa chớm phát sinh.
Tổ chức thực hiện thu nợ qua Kho bạc nhằm thu ngay tiền lương của cán bộ cơng nhân viên nhằm hạn chế tình trạng trể hạn. Với biện pháp này nợ sẽ thu hồi đúng và cán bộ tín dụng đỡ tốn thời gian hơn khi phải trực tiếp xuống tận nơi thu tiền, tuy nhiên Ngân hàng sẽ phải trả phí cho Kho Bạc.
5.2.3. Một số giải pháp đối với hoạt động thu nợ
Công tác thu hồi nợ là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, nếu như hoạt động thu nợ khơng tốt thì ảnh hưởng rất lớn đến
đến các nhóm nợ quá hạn tăng và nợ xấu tăng đem lại rủi ro cao cho Ngân hàng đồng thời cũng làm giảm doanh thu lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy theo em
muốn cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt hơn cần chú ý một số điểm sau: Cần duy trì tổ xử lý nợ xấu, phối hợp với các ngành các cấp và chính quyền điạ phương kiên quyết xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ cho vay để tạo ra mơi trường đầu tư an tồn hơn, lành mạnh hơn.
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành
nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Ngân hàng cần áp dụng nhiều biện pháp thu nợ khác nhau đối với
những khoản nợ q hạn hoặc khó địi, Ngân hàng cần đánh giá và nhận xét
khách hàng một cách chính xác trước trong và sau khi cho vay, chẳng hạn nếu Ngân hàng xét thấy các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được, hoặc khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời chưa đủ vốn và đang cần vốn thì Ngân
hàng có thể xem xét cho khách hàng vay thêm nhằm tạo điều kiện cho khách
hàng có đủ khả năng sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, nhưng số tiền khách hàng được vay phải không được vượt quá 70% tài sản thế
chấp của họ.
Đối với cộng tác viên tín dụng ở các xã, thị trấn, ấp thì Ngân hàng cần
phối hợp và kiểm tra chặt chẻ hơn nữa, bên cạnh việc trích hoa hồng Ngân hàng cần có những hướng dẫn cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình để họ tích cực hơn trong việc giúp đỡ cán bộ tín dụng hồn thành nhiệm vụ.