CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay của ngân hàng
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn
Một trong những nhân tố dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó chính là doanh số cho vay mà ngân hàng đã đạt được. Bởi vì
hoạt động cho vay sẽ mang lại nguồn thu góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. KienLong Bank với hoạt động tín dụng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn nhất thời của các thành phần kinh tế, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nên nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng cao. KienLong Bank đã làm tốt vai trò của một trung gian tài chính cung cấp vốn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn với mục
đích chính đáng khơng qui phạm pháp luật. Tổng doanh số cho vay của
KienLong Bank tăng vọt rất nhanh đến cuối năm 2008 đã đạt giá trị 3.006.570 triệu đồng tăng gần gấp 3 lần so với doanh số cho vay cuối năm 2006. Cụ thể như sau:
Cho vay ngắn hạn nhắm vào những khách hàng có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn vòng quay vốn nhanh như cho vay sản xuất nông nghiệp, vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ…KienLong Bank xác định từng đối
tượng cụ thể mà quy định về thời hạn cho vay tối đa của từng món vay. Vì vậy
mà doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng rất nhanh cuối năm 2007 đạt giá trị 1.711.088 triệu đồng tăng 940.838 triệu đồng và đạt tốc độ tăng khoảng 122% so với năm 2006. Tuy năm 2008 tốc độ tăng trưởng không bằng năm 2007 nhưng về giá trị cũng đạt được một con số khá lớn 957.561 triệu đồng. Doanh số cho
vay ngắn hạn ln chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tồn doanh số cho vay của Ngân hàng điều này cho ta thấy được xu hướng phát triển doanh số cho vay của
KienLong Bank là chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Vì đây là những món vay đem lại vịng quay tín dụng ngắn, rủi ro thấp nhất là trong tình hình kinh tế
Gvhd: TS.Võ Thành Danh Trang 29 Svth: Phan Thị Thuỷ
Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07
Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % Ngắn hạn 770.250 65,8 1.711.088 82,9 2.668.649 88,8 940.838 122,1 957.561 56,0 Trung và dài hạn 401.220 34,2 353.373 17,1 337.921 11,2 (47.847) (11,9) (15.452) (4,4) Tổng 1.171.470 100,0 2.064.461 100,0 3.006.570 100,0 892.991 76,2 942.109 45,6
Cho vay trung và dài hạn là những món cho vay mang nhiều rủi ro tín dụng vì vậy trong 2007 và 2008 KienLong Bank đã hạn chế tối đa các món vay
trung và dài hạn chỉ trừ những khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh tốt, là khách hàng truyền thống và uy tín của ngân hàng. Cũng chính vì mục đích hạn chế rủi ro cho Ngân hàng nên doanh số cho vay trung và dài hạn giảm liên tục qua các năm trong năm 2007 doanh số cho vay trung và dài hạn đã giảm 47.847 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ giảm 11,9%. Đến năm 2008 giá trị này vẫn tiếp tục giảm 15.452 triệu đồng làm cho doanh số cho vay trung và
dài hạn đến cuối năm 2008 chỉ cịn 337.921 triệu đồng. Ngồi việc giảm đối
tượng cho vay trung và dài hạn Ngân hàng còn áp dụng cho vay với lãi suất cao, hình thức thu lãi hàng tháng và trả gốc theo định kỳ (tuỳ theo thoả thuận với
khách hàng và đặc thù của từng ngành kinh doanh kỳ góp vốn có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng) nhằm hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh.
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của Ngân hàng và tăng dần qua các năm tăng từ 65,8% vào năm 2006 lên 88,8% vào cuối năm 2008. Và ngược lại xu hướng tăng dần về tỷ trọng của cho vay ngắn hạn thì cho vay dài hạn giảm dần. Do tình hình lãi suất không ổn định trong hai năm 2007 và 2008 nên Ngân hàng đã có xu hướng giảm dần các món
cho vay trung và dài hạn tập trung cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn là món
vay có vịng quay tín dụng ngắn có rủi ro tín dụng trong cho vay thấp hơn cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng nới rộng các món vay này vì thế mà tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm rất lớn trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong tình hình lãi suất biến động như vậy rủi ro lãi suất cho các món vay
trung và dài hạn là rất cao. Để hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động của Ngân
hàng nên KienLong Bank đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: thẩm định rất
kỹ các hợp đồng cho vay trung và dài hạn, tất các hợp đồng tín dụng thì ln có
điều khoản điều chỉnh lãi suất 6 tháng một lần theo lãi suất thị trường, thường
xuyên kiểm tra đột xuất để xử lý kịp thời đối với các món vay có dấu hiệu xấu đi. Tuy nhiên vai trị của các món vay trung và dài hạn cũng khơng kém phần quan trọng vì đây thường là các món vay lớn, khách hàng thường là những khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khá tốt và thường là cho vay với lãi suất
vay nhưng trong quá trình cho vay cần phải thẩm định cẩn thận hơn cả về khả năng sinh lời của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính cũng như thiện ý trả nợ và thiện ý điều chỉnh lãi suất cho vay theo thị trường của khách
hàng.
Doanh số cho vay tăng là do nhu cầu vay tăng, trong môi trường hội nhập thì các doanh nghiệp phải tự cải thiện mình để có thể đứng vững trên thị trường nội địa để làm được điều này thì cần nguồn vốn để đổi mới công nghệ dây truyền nhằm tăng chất lượng hạ giá thành sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, mở rộng thị trường và bên cạnh thì mức sống của người dân đang được
cải thiện nên các nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao. Nên họ cần nguồn vốn để thực hiện những điều đó. Một phần doanh số cho vay tăng nhanh trong hai năm gần đây là Ngân hàng mới mở rộng thị trường ra các tỉnh thành trong cả nước cùng
với chiến lược kinh doanh phù hợp đã góp phần thu hút một lượng lớn khách
hàng mới đến với KienLong Bank. Chính vì vậy, doanh số cho vay của ngân
hàng đã tăng đáng kể trong giai đoạn này.
4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
KienLong Bank phát triển từ một ngân hàng nông thôn chuyên phục vụ cho những khoản vay nông nghiệp là chủ yếu. Trong điều kiện nền kinh tế phát
triển và hội nhập như hiện nay cùng với sự cạnh tranh của rất nhiều ngân hàng trong và ngồi nước địi hỏi KienLong Bank phải chuyển đổi mơ hình hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức hoạt động. Từ sự kiện KienLong Bank chuyển sang mơ hình Ngân hàng đơ thị vào cuối năm 2006 thì cơ cấu hoạt động kinh doanh dần
thay đổi từ đó doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng dần chuyển đổi. Cụ thể doanh số cho vay theo thành phần kinh tế như bảng sau:
Svth: Phan Thị Thuỷ
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07
Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % Nông nghiệp 549.630 46,9 562.318 27,2 939.106 31,2 12.688 2,3 376.788 67
Sản xuất kinh doanh 410.320 35,1 1.060.506 51,4 1.322.324 44 650.186 158,5 261.818 24,7
Tiêu dùng 110.220 9,4 312.483 15,1 559.161 18,6 202.263 183,5 246.678 78,9
Ngành khác 101.300 8,6 129.154 6,3 185.979 6,2 27.854 27,5 56.825 44
Tổng 1.171.470 100 2.064.461 100 3.006.570 100 892.991 76,2 942.109 45,6
a. Đối với cho vay nông nghiệp:
Tuy hiện nay KienLong Bank đã mở rộng mạng lưới hoạt động ra khắp
các tỉnh thành trọng điểm trong cả nước nhưng doanh số cho vay ở trong tỉnh
Kiên Giang lại chiếm tỷ trọng cao trong toàn doanh số cho vay của Ngân hàng. KienLong Bank có hầu hết phịng giao dịch tại các huyện thị trong tỉnh Kiên Giang, và sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh Kiên Giang nhất là các phòng giao dịch tại các huyện. Vì vậy cho vay sản xuất nơng nghiệp của KienLong Bank chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây. Trong năm 2006 cho vay nông
nghiệp chiếm tỷ trọng 46,9% trong toàn doanh số cho vay của Ngân hàng đạt giá trị 549.630 triệu đồng. Tỷ trọng cho vay nông nghiệp giảm rất mạnh trong năm
2007 chiếm chỉ còn 27,2% nhưng lại tăng lại trong năm 2008 với tỷ trọng 31,2%. Còn về giá trị thì cho vay nơng nghiệp luôn tăng qua các năm cuối năm 2008 doanh số cho vay đạt giá trị 939.106 triệu đồng.
Cho vay nông nghiệp thường là những khoản vay thu nợ theo mùa vụ nên là lĩnh vực chứa khá nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên hơn là
phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Để giảm rủi ro Ngân hàng đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng doanh số cho vay của loại hình cho vay này nhất là những năm gần đây: thời tiết thay đổi thất thường, sâu bệnh, dịch bệnh….xảy ra trên cây trồng, vật ni ngày càng nhiều. Vì vậy mà Ngân hàng đã có xu hướng
đa dạng hóa các loại hình cho vay để giảm dần tỷ trọng của lĩnh vực cho vay
nông nghiệp.
Tuy vậy lĩnh vực cho vay nông nghiệp vẫn mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, nên Ngân hàng chỉ giảm tỷ trọng trong toàn doanh số cho vay nhưng không giảm về giá trị vì nhu cầu vốn trong ngành này còn khá cao. Và nhất là trong điều kiện như hiện nay nguồn lao động cho sản xuất nông nghiệp ngày
càng hiếm nên nhu cầu vốn cho việc mua sắm dụng cụ máy móc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cao. Đây thường những hợp đồng vay có giá trị
không cao lắm và là vay ngắn hạn nên đã góp phần phân tán rủi ro cho Ngân
46.9% 35.0% 9.4% 8.6% 27.2% 51.4% 15.1% 6.3% 31.2% 44.0% 18.6% 6.2%
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Ngành khác Tiêu dùng
Sản xuất kinh doanh Nơng nghiệp
Hình 3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
b. Đối với cho vay sản xuất kinh doanh:
Trong điều kiện hội nhập như hiện nay thì doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển tại thị trường trong nước cũng như đưa được sản phẩm xuất khẩu các nước tên thế giới thì phải tự cải thiện mình. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng qui mô, đổi mới cơng nghệ sản xuất kinh doanh địi hỏi chi phí đầu tư
rất lớn và tốn kém mà bản thân chủ doanh nghiệp không thể tự trang trãi hết từ nguồn vốn tự có và nhu cầu vay vốn từ bên ngoài là điều thiết yếu. Nguồn vốn này các chủ doanh nghiệp cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể… Đặc điểm của nguồn vốn này là tức thời,
ngắn hạn chỉ cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh do vậy để hoạt động trở nên
hiệu quả hơn, kinh tế hơn tránh gánh nặng về lãi suất thì nhu cầu cần được tài trợ ngắn hạn đúng theo chu trình sản xuất kinh doanh là cần thiết. Đối với những dự án mở rộng qui mô hoặc đổi mới công nghệ sản xuất với nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp tuy Ngân hàng vẫn cho vay nhưng rất cẩn thận trong công tác thẩm định khách hàng và thẩm định phương án. Vì Ngân hàng có xu
hướng hạn chế cho vay trung và dài hạn nên chỉ cho vay với những khách hàng có uy tín và phương án sản xuất kinh doanh tốt.
Tỷ trọng doanh số cho vay sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng chủ đạo trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2006 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh chiếm 35% đến năm 2007 tỷ trọng này tăng lên
đến 51,4% sang năm 2008 tỷ trong này có phần giảm thấp hơn so với 2007. Về
triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này tăng khá nhanh đặc biệt là
trong năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng đến 158,5% nhưng đến năm hai 2008 thì tốc độ tăng xuống chỉ cịn 24,7%. Tuy năm 2008 tốc độ tăng doanh số cho vay ngành sản xuất kinh doanh giảm so với năm 2007 nhưng vẫn đạt tốc độ tăng
trưởng tương đối cao nhất là trong điều kiện khó khăn trong năm này. Trong năm 2008 này đa số các doanh nghiệp không mở rộng sản xuất chỉ hoạt động cầm
chừng để qua giai đoạn khó khăn.
Như vậy trong điều kiện kinh tế giai đoạn hiện nay mà KienLong Bank đã
không những không bị giảm doanh số cho vay trong sản xuất kinh doanh mà còn tăng rất mạnh, từng bước chiếm tỷ trọng cao trong toàn doanh số cho vay của Ngân hàng và trở thành lĩnh vực trọng yếu trong hoạt động cho vay.
c. Đối với cho vay tiêu dùng:
Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân
đó là cho vay tiêu dùng. Việc cho vay này góp phần vào sự cải thiện đời sống
vật chất, nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân. Doanh số cho vay tiêu dùng của KienLong Bank tăng khá nhanh cuối năm 2008 doanh số cho vay đạt 559.161 triệu đồng tăng gấp 5 lần so với doanh số cho vay cuối năm
2006(110.220 triệu đồng). Còn về tỷ trọng thì doanh số cho vay tiêu dùng tăng mạnh qua các năm cuối năm 2006 tỷ trọng ở mức 9,4% nhưng đến cuối năm
2008 tăng lên đến 18,6% tăng gấp 2 lần so với 2006. Từ việc tăng dần doanh số cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng cả về tỷ trọng và giá trị cho vay ta thấy được xu hướng đi vay nhằm mua sắm tài sản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống của khách hàng trong thời gian tới ngày càng tăng từ đó Ngân hàng có thể xác
định được nhu cầu của khách hàng mà xây dựng một kế hoạch kinh doanh tốt
hơn.
Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu mua sắm của người dân càng tăng lên nhất là nhu cầu mua sắm xe máy, ô tô phục vụ cho sinh hoạt. Trong khi
đó bản thân khách hàng có thu nhập ổn định từ lương, có từ nguồn thu nhập
khác nhưng khi mua hàng hoá hay dịch vụ nào đó tức thời khơng có đủ khả
năng tài chính trong nhất thời có thể là 3 tháng, 6 tháng,…đến 1 năm hay 2 năm thì khách hàng nghĩ ngay đến nguồn vốn vay từ ngân hàng. Đối tượng cho vay
này thường được thế chấp chính tài sản mà khách hàng vay sẽ mua hoặc tín
chấp bằng nguồn thu nhập ổn định từ lương, nguồn thu nhập khác. Do đặc thù
của hình thức vay tiêu dùng là tài sản thế chấp đi vay sẽ hao mòn dần theo thời gian sử dụng nên để hạn chế rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng áp dụng hình
thức thu gốc và lãi định kỳ hàng tháng. d. Đối với cho vay khác:
Ngoài các loại hình cho vay chủ yếu trên thì KienLong Bank mở rộng loại hình cho vay khác một mặt nhằm mở rộng đối tượng khách hàng, một mặt là
nhằm mục đích phân tán rủi ro. Đối tượng cho vay chủ yếu là cho vay cầm cố chứng từ có giá, vàng, ngoại tệ, cho vay du học,…Về giá trị đối tượng cho vay này khơng có sự tăng vượt bật nhưng ổn định với tốc độ tăng trung bình khoảng 30%. Tỷ trọng của doanh số cho vay khác trong tổng doanh số cho vay giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ giảm rất thấp và đây cũng là lĩnh vực cho vay có tỷ
trọng thấp. Trong cho vay khác thì cho vay du học chiếm tỷ lệ cao và là món cho