Phân tích doanh số cho vay đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay đối với doanh nghiệp

Qua thống kê và phân tích số liệu về DSCV DNg tại NHNNo&PTNT CNNK, ta thấy DSCV qua các năm đều tăng. Điều này cho thấy NHNNo&PTNT CNNK đã chú trọng mảng tín dụng này, thực hiện theo tinh thần của NHNN là hỗ trợ các DNg tiếp cận được vốn vay Ngân hàng, DSCV DNg đã tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu DSCV của Ngân hàng.

Hình 3: Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng giai đoạn 2009 – 2011

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

66 112 132 135 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2009 2010 2011 6 tháng đầu 2012 doanh nghiệp 062% 055% 052% 038% 045% 048% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2009 2010 2011 Doanh nghiệp Khác

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 38 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

Từ hình 4, ta thấy tỷ trọng DSCV DNg trong cơ cấu DSCV của Ngân hàng tăng qua các năm. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2012 từ Ngân hàng, DSCV DNg tăng 49,82% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm 39,99% trong tổng cơ cấu.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Phân chia theo kỳ hạn, DSCV được chia theo 2 loại: ngắn hạn và trung – dài hạn. Các khoản vay ngắn hạn thường có tỷ trọng cao hơn các khoản vay trung – dài hạn, mặc dù khoản vay ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhưng nếu tình hình kinh tế biến động và các hợp đồng này nhanh chóng hết hạn thì sẽ ảnh hưởng làm hạn chế lợi nhuận của Ngân hàng.

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THỜI HẠN TẠI NHNNo&PTNT CNNK GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 332.987 530.036 666.510 197.049 59,18 136.474 25,75 Trung và dài hạn 63.950 87.550 4.800 23.600 36,90 -82.750 -94,52 Tổng cộng 396.937 617.586 671.310 220.649 55,59 53.724 8,70

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

6 tháng đầu

năm 2011 6 tháng đầu năm 2012

So sánh

Số tiền %

Ngắn hạn 201.909 284.938 83.029 41,12

Trung và dài hạn 1.500 19.800 18.300 1.220,00

Tổng cộng 203.409 304.738 101.329 49,82

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

a) Doanh số cho vay doanh nghiệp ngắn hạn:

So sánh số liệu khi phân chia DSCV DNg theo kỳ hạn, ta thấy DSCV ngắn hạn lớn hơn DSCV trung và dài hạn rất nhiều. Qua các năm, DSCV ngắn

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 39 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

hạn đều tăng. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của các DNg trên địa bàn chủ yếu là những DNg vừa và nhỏ. Các DNg vay vốn ngắn hạn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt và do đặc điểm của qui mô hoạt động vừa và nhỏ nên thời gian cần cho một qui trình sản xuất khơng lâu nên kỳ hạn vay vốn phù hợp là ngắn hạn để giảm chi phí lãi phải trả.

Năm 2011, tốc độ tăng của DSCV giảm là do chi nhánh phải thực hiện theo Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước, NHNNo&PTNT đã áp dụng mức lãi suất từ 17%/năm đến 20,5%/năm và mức lãi suất cho vay bình quân trong năm 2011 khoảng 18,7% tăng hơn 3%/năm so với năm 2010 (Trần Thị Yến Thùy, 2011). Sang năm 2012, DSCV đã có tốc độ tăng trưởng khá hơn cùng kỳ, là do thực hiện theo tinh thần của NHNN, lãi suất cho vay giảm nhằm hỗ trợ các DNg vay vốn khôi phục sản xuất kinh doanh.

b) Doanh số cho vay doanh nghiệp trung – dài hạn:

Doanh số cho vay DNg trung – dài hạn chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng DSCV, nhưng vẫn tăng trưởng qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động tín dụng DNg của Ngân hàng, vì cho vay ngắn hạn lãi suất không cao, mất nhiều thời gian cho cán bộ tín dụng và khách hàng vì phải làm hồ sơ vay vốn lại khi đến thời gian đáo hạn. Đặc biệt năm 2012, so sánh với số liệu 6 tháng đầu năm 2011, DSCV trung – dài hạn tăng mạnh lên tới 19.800 triệu đồng, tăng 18.300 triệu đồng tương đương 1.220,00%.

Nguyên nhân là do năm 2010, các DNg đang khôi phục cần vay vốn nhiều và được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi vay, Ngân hàng cũng chủ động tăng DSCV trung và dài hạn, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn nhằm hỗ trợ các DNg có dự án kinh doanh hiệu quả. Sang năm 2011, tình hình lãi suất có nhiều biến động, nguồn vốn huy động trung và dài hạn giảm mạnh (giảm 63,90%) vì vậy DSCV trung và dài hạn giảm mạnh. Năm 2012, DSCV trung – dài hạn tăng mạnh là do nguồn vốn huy động trung và dài hạn tăng cao (tăng 104,95%), Ngân hàng có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung – dài hạn, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các DNg được mở rộng nên nhu cầu vay đã tăng cao.

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 40 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế được chia ra như sau:

Ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại – dịch vụ, bất động sản và ngành khác. Theo số liệu phân tích, DSCV DNg của tất cả các ngành qua các năm đều tăng nhưng biến động rất bất thường. Trong đó, chỉ có ngành cơng nghiệp và xây dựng là 2 ngành có tốc độ tăng trưởng ln dương. Đặc biệt, công nghiệp cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành xây dựng.

a) Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Ngân hàng NNo&PTNT CNNK chỉ có DSCV đối với DNg ngành nông – lâm – thủy sản vào năm 2010 và năm 2011. Năm 2010, DSCV là 16.200 triệu đồng, năm 2011 tăng 138,89% đạt 38.700 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng nằm trên địa bàn quận Ninh Kiều, đây là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ nên số lượng các DNg thuộc ngành nông – lâm – ngư không nhiều, chủ yếu chỉ có các DNg hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, các DNg này lại hoạt động và nằm trên địa phận khu cơng nghiệp Trà Nóc, Bình Thủy…nên số DNg ngành này giao dịch với Ngân hàng NNo&PTNT CNNK không nhiều.

a) Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp

Doanh số cho vay DNg ngành công nghiệp luôn tăng qua các năm. Năm 2010, các DNg được Chính phủ hỗ trợ gói kích cầu 1 tỷ USD và hỗ trợ lãi suất vay 4% để phục hồi và mở rộng sản xuất vì vậy nên DSCV vào năm này tăng cao. Từ năm 2011 trở về đây, DSCV vẫn tăng cho thấy hoạt động của các DNg ngành này và Ngân hàng vẫn giữ được sự tăng trưởng khá tốt.

b) Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng

Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện chủ trương của Nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang “công nghiệp – xây dựng”, vì vậy hoạt động thuộc ngành xây dựng được chú trọng phát triển, nhiều dự án được thực hiện do đó nhu cầu vay vốn của các DNg ngành này luôn tăng. Tuy nhiên, hoạt động ngành này cũng gặp nhiều bất ổn và tăng trưởng rất ít vào năm

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 41 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

2010 do giá vàng và lãi suất biến động bất thường đã đẩy giá vật liệu xây dựng lên cao, các DNg gặp nhiều khó khăn nên cũng hạn chế vay vốn.

c) Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ

Đây là ngành chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ cấu DSCV DNg của Ngân hàng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm lại bị sụt giảm vào năm 2010, 2011. Sang năm 2012, tình hình có vẻ khả quan hơn khi tốc độ tăng trưởng ngành này đạt 9,73%. Do tình hình kinh tế những năm gần đây khó khăn, người dân giảm nhu cầu chi tiêu cho các loại hình vui chơi, giải trí. Thực hiện theo chủ trương của NHNN ưu tiên hỗ trợ các DNg thuộc khối ngành sản xuất nên DNg ngành thương mại – dịch vụ hạn chế vay vốn hơn khiến DSCV của Ngân hàng giảm đi. Sang năm 2012, mặt bằng lãi suất giảm xuống, kinh tế thành phố Cần Thơ cũng đã có sự phát triển tốt nên DSCV trong 6 tháng đầu năm đã có sự tăng trưởng khả quan hơn.

d) Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành bất động sản

Bất động sản là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu DSCV của Ngân hàng và có tốc độ tăng trưởng giảm qua các năm, chỉ có năm 2010 DSCV ngành này tăng 76,47% đạt 30.000 triệu đồng, sang năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân do giá vàng và lãi suất vay biến động mạnh đã đẩy giá nhà, đất tăng nhanh trong thời gian ngắn. Vì giá nhà đất tăng nhanh nên những dự án giao dịch nhà đất tại Cần Thơ đã chậm lại. Việc hạn chế tín dụng phi sản xuất và quy định tỷ lệ tính rủi ro của bất động sản lên tới 250% khiến Ngân hàng cũng khó tăng DSCV ngành này vì rủi ro quá cao.

e) Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành khác

Đối với các ngành còn lại, DSCV DNg tăng mạnh 682,86% năm 2010, giảm 30,38% trong năm 2011 và sang năm 2012 đã tăng nhẹ trở lại (tăng 25,44%). Nguyên nhân là do các DNg ngành khác mà Ngân hàng cho vay hoạt động trong một số lĩnh vực chủ yếu là: vận tải kho bãi, truyền thông… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và các ngành nêu trên, DSCV của ngành này cũng bị ảnh hưởng theo.

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 42 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NHNNo&PTNT CNNK GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

Năm

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 So sánh

2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông –Lâm–Ngư nghiệp 0 0,00 16.200 2,62 38.700 5,76 16.200 - 22.500 138,89 Công nghiệp 17.641 4,44 38.945 6,31 64.921 9,67 21.304 120,76 25.976 66,70 Xây dựng 210.757 53,10 212.812 34,46 315.092 46,94 2.055 0,98 102.280 48,06 Thương mại – Dịch vụ 125.147 31,53 113.175 18,33 93.872 13,98 -11.972 -9,57 -19.303 -17,06 Bất động sản 17.000 4,28 30.000 4,86 15.000 2,23 13.000 76,47 -15.000 -50,00 Ngành khác 26.392 6,65 206.454 33,43 143.725 21,41 180.062 682,26 -62.729 -30,38 Tổng cộng 396.937 100,00 617.586 100,00 671.310 100,00 220.649 55,59 53.724 8,70

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 43 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng kế hoạch - kinh doanh NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)