ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

5.1.1 Điểm mạnh

- Ngân hàng NNo&PTNT CNNK có lợi thế là chi nhánh cấp I của Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, với uy tín và nguồn lực tài chính vững mạnh. Với tiềm lực vững chắc nên Ngân hàng có đủ khả năng để mở rộng và tăng cường cho vay đối với các DNg, đồng thời đây cũng là một lợi thế tạo nền tảng cho việc quảng bá hình ảnh Ngân hàng, tìm kiếm được nhiều khách hàng DNg tiềm năng.

- Ngân hàng nằm trên địa bàn quận Ninh Kiều, đây là quận trung tâm thành phố Cần Thơ tập trung nhiều DNg lớn, dân cư đông đúc, nên là một lợi thế trong việc huy động vốn, phát triển và tìm kiếm khách hàng, dễ quảng bá hình ảnh cho Ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm đều tăng tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho vay DNg.

- Hoạt động tín dụng DNg của Ngân hàng trong thời gian phát triển khá tốt. Doanh số cho vay DNg của NHNNo&PTNT CNNK đã tăng qua các năm, DSTN DNg cũng tăng liên tục qua ba năm. Dư nợ trên vốn huy động được duy trì ở mức tốt, hệ số thu nợ luôn tăng, khả năng thu hồi vốn nhanh và nợ xấu DNg chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ năm 2009 và trong những năm 2010, 2011, 2012 đều không phát sinh. Ngân hàng ln duy trì một khoản dự phịng hợp lý để bù đắp rủi ro, tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng bằng nhiều giải pháp linh hoạt, đồng bộ và đã đạt được thành quả tốt.

- Dư nợ DNg chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu DN của Ngân hàng và tăng qua các năm cho thấy Ngân hàng đã chú trọng đến tín dụng DNg.

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 62 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

5.1.2 Điểm yếu

- Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng chưa đa dạng, còn phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng. Nếu tăng trưởng tín dụng bị hạn chế thì thu nhập của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

- Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi nhu cầu vay vốn trung – dài hạn của các DNg ngày càng tăng do tiến trình phát triển của thị trường.

- Số lượng khách hàng DNg tính tới thời điểm hiện tại là 135 DNg, mặc dù con số này tăng so với các năm trước nhưng nếu so sánh với số lượng DNg hiện tại đang hoạt động tại Cần Thơ là 9.297 DNg thì con số 135 DNg là rất ít.

- Dư nợ DNg trung – dài hạn đang có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011 giảm 36,41%, 6 tháng đầu năm 2012 giảm 51,43%.

- Đối với tín dụng DNg phân theo ngành kinh tế. Ngân hàng chủ yếu hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều, đây là nơi tập trung nhiều DNg hoạt động trong ngành thương mại – dịch vụ, nhưng dư nợ của Ngân hàng đối với DNg ngành này lại không cao. Đối với ngành nông nghiệp, Agribank hoạt động theo mục đích chủ yếu hỗ trợ ngành này, tuy nhiên do địa bàn hoạt động khơng có nhiều DNg thuộc ngành này nên dư nợ ngành này đối với các DNg ngành này lại chiếm tỷ trọng rất thấp.

- Những hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi của chi nhánh về các sản phẩm tín dụng, quảng bá thương hiệu của chi nhánh cịn hạn chế.

- Ngân hàng chưa có bộ phận chuyên môn quản lý từng đối tượng khách hàng, mặc dù tính chất khách hàng cá nhân và DNg có rất nhiều điểm khác nhau. Số lượng nhân sự tại chi nhánh đang thiếu mà khối lượng công việc lại nhiều nên những cán bộ, nhân viên làm việc tại các phòng ban, đặt biệt là cán bộ, nhân viên tại phòng Kế hoạch Kinh doanh của Ngân hàng cùng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc làm cho hiệu quả công việc chưa cao.

5.1.3 Cơ hội

- Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam nói chung và chi nhánh Ninh Kiều nói riêng chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân và

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 63 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

hộ sản xuất. Tuy nhiên, với kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đạt hiệu quả tốt, lợi nhuận luôn tăng trưởng cao, đây là nền tảng tốt để chi nhánh mở rộng và phát triển tín dụng DNg, mảng tín dụng tiềm năng chưa dược khai thác hết.

- Thành phố Cần Thơ được xác định là trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi và các dịch vụ đáp ứng được yêu cầu các nhà đầu tư. Định hướng chiến lược trong tương lai Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Trong tương lai, các DNg Cần Thơ sẽ nhanh chóng gia tăng về số lượng và chất lượng. Thành phố sẽ có rất nhiều dự án xây dựng các khu đô thị mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất khiến cho các DNg cần nguồn vốn lớn từ các Ngân hàng. Với sự phát triển lớn mạnh như vậy, tín dụng DNg sẽ mang lại một nguồn lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.

5.1.4 Thách thức

- Tình hình kinh tế hiện nay vẫn chưa ổn định, hoạt động của các DNg lại chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những biến động của nền kinh tế. Do đó, đối với mảng tín dụng DNg thì khi nền kinh tế suy thối sẽ khiến các DNg gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị trì trệ hoặc tệ hơn là phá sản, việc này đi đôi với rủi ro mất vốn của Ngân hàng.

- Tính đến 31/12/2011 trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có trên 49 tổ chức tín dụng hoạt động, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức tín dụng này đã tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh sự cạnh tranh của các Ngân hàng nội địa thì các ngân hàng nước ngồi cũng đã bắt đầu tham gia vào thị trường trong nước. Thế mạnh của các Ngân hàng này là chất lượng dịch vụ vượt trội, sản phẩm cung cấp đa dạng, công nghệ hiện đại sẽ là những đối thủ mạnh cạnh tranh với Ngân hàng.

- Thành phố Cần Thơ tương lai sẽ là trung tâm kinh tế của khu vực ĐBSCL, khi đó mức sống người dân tăng cao, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng địi hỏi cao hơn, do đó Ngân hàng cần tăng cường đổi mới, phát triển công

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 64 SVTH: Đinh Thị Minh Trang

nghệ thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng, điều này đòi hỏi Ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí và phải có nguồn nhân lực với trình độ chun mơn cao.

- Các NHTM tại Việt Nam luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN, đây là một giải pháp để Nhà nước kiểm soát nền kinh tế, ổn định hoạt động trong toàn hệ thống, tuy nhiên điều này cũng một phần khiến các NHTM kém năng động và các chỉ thị, quyết định của NHNN thay đổi nhiều lần để điều tiết nền kinh tế, điều này khiến hoạt động kinh doanh của các NHTM thay đổi và không ổn định do phải luôn theo dõi, điều chỉnh cho phù hợp với quy định mới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)