CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP
Bảng 20: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNNo&PTNT CNNK (2009 – 2011)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2009 2010 2011
1. Doanh số cho vay Triệu đồng 396.937 617.586 671.310 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 319.082 509.326 549.954
3. Nợ xấu Triệu đồng 700 0 0
4. Dư nợ đầu kì Triệu đồng 159.465 237.320 345.580 5. Dư nợ cuối kì Triệu đồng 237.320 345.580 466.936 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 198.393 291.450 406.258 7. Tổng vốn huy động Triệu đồng 689.547 737.923 877.182 8. DN/tổng vốn huy động (5/7) Lần 0,34 0,47 0,53
9. Hệ số thu nợ (2/1) % 80,39 82,47 81,92
10. Vịng quay vốn tín dụng (2/6) Vịng 1,61 1,75 1,35
11. Tỷ lệ nợ xấu (3/4) % 0,29 - -
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 58 SVTH: Đinh Thị Minh Trang
Bảng 21: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 2011 Chỉ tiêu Đơn vị đầu năm 6 tháng
2011
6 tháng đầu năm
2012
1. Doanh số cho vay Triệu đồng 203.409 304.738 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 127.312 329.785
3. Nợ xấu DNg Triệu đồng 0 0
4. Dư nợ đầu kì Triệu đồng 345.580 466.936
5. Dư nợ cuối kì Triệu đồng 411.279 441.889
6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 378.430 454.413 7. Tổng vốn huy động Triệu đồng 789.900 1.042.757 8. DN/tổng vốn huy động (5/7) Lần 0,52 0,42
9. Hệ số thu nợ (2/1) % 62,59 108,22
10. Vịng quay vốn tín dụng (2/6) Vịng 0,34 0,73
11. Tỷ lệ nợ xấu (3/4) % 0,00 0,00
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)
4.3.1 Dư nợ cho vay doanh nghiệp trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay của Ngân hàng. Nó giúp Ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động.
Nhận xét thấy trong thời gian qua, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho vay DNg của Ngân hàng khá tốt. Năm 2009 chỉ số này có được là 0,34 lần, có nghĩa là bình qn cứ 1 đồng vốn huy động được sẽ đem đi cho vay DNg 0,34 đồng và chỉ số này không ngừng được cải thiện trong năm tiếp theo, năm 2010 chỉ số này là 0,47, năm 2011 là 0,53 và tính đến cuối tháng 6 năm 2012, chỉ số này là 0,42. Chỉ số này của Ngân hàng qua các năm đều nhỏ hơn 1, cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên chỉ số này cũng không cao, như vậy Ngân hàng chưa tận dụng nguồn vốn huy động vào cho vay DNg nhiều, mặc dù qua các năm chỉ số này đều tăng cho thấy Ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với DNg. Vì vậy, nếu xác định DNg là mảng thị trường tiềm năng thì Ngân hàng cần có những động thái để tăng cường
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 59 SVTH: Đinh Thị Minh Trang
cho vay, tiếp cận khách hàng và đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng DNg ở các ngành nghề kinh tế khác nhau.
4.3.2 Hệ số thu nợ
Hệ số này phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của DNg. Hệ số này cho biết trong một kỳ kinh doanh, từ một đồng DSCV, Ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn.
Năm 2009, hệ số thu nợ là 80,39% nghĩa là cứ 100 đồng cho vay sẽ thu lại được 80,39 đồng. Năm 2010, hệ số thu nợ tăng lên 82,47%, năm 2011 giảm xuống còn 81,92%, trong 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu nợ rất cao 108,22%.
Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua các năm luôn cao (trên 80%) cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng khá tốt, các cán bộ tín dụng làm tốt cơng tác thẩm định khoản vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng do đó mà giảm thiểu được rủi ro. Năm 2012, hệ số thu nợ trong 6 tháng đầu năm rất cao (108,22%) nhưng cũng chưa hẳn chính xác việc thu hồi nợ của Ngân hàng đang tiến triển rất tốt, do những món vay từ các năm trước bị kéo dài tới thời điểm này thì Ngân hàng thu hồi được nợ nên DSTN trong năm cao hơn DSCV dẫn đến hệ số thu nợ rất cao.
4.3.3 Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp trên tổng dư nợ doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến cuối tháng 6 năm 2012, nợ xấu cho vay DNg không phát sinh là do Ngân hàng đã cẩn trọng trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn, chọn lọc khách hàng để cho vay, nhờ vậy nên tình hình thu nợ được kiểm sốt tốt, nợ xấu DNg không phát sinh.
Năm 2009, tỷ lệ này là 0,29% ở mức rất thấp, thời gian sau đó tính đến cuối tháng 6 năm 2012 thì nợ xấu DNg khơng phát sinh nên hệ số rủi ro tín dụng khơng có. Năm 2009 mặc dù nợ xấu còn tồn tại nhưng với hệ số rủi ro ở mức rất thấp cho thấy cán bộ tín dụng đã có cố gắng trong cơng tác thu nợ vì giai đoạn này kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, một số doanh nghiệp sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn.
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 60 SVTH: Đinh Thị Minh Trang
Mặc dù nợ xấu của Ngân hàng được kiểm soát tốt và phát sinh chủ yếu do những điều kiện khách quan của nền kinh tế nhưng hoạt động tín dụng DNg của Ngân hàng vẫn cần được quan tâm nhiều hơn do DSCV DNg ngày càng tăng, Ngân hàng cần chú trọng các khâu thẩm định dự án, sàng lọc khách hàng đáp ứng đầy đủ những điều kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả tín dụng trong thời gian tới.
4.3.4 Vịng quay vốn tín dụng doanh nghiệp
Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng sẽ thể hiện việc đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ số vịng quay tín dụng càng cao thể hiện thời hạn thu hồi nợ vay của Ngân hàng càng nhanh, và hoạt động tín dụng là hiệu quả.
Vịng quay vốn tín dụng DNg của Ngân hàng trong thời gian qua có sự biến động. Năm 2009 vịng quay vốn tín dụng là 1,61 vịng, sang năm 2010 là 1,75 vòng tăng 0,14 vòng so với năm 2009, đến năm 2011 lại giảm 0,4 vòng còn 1,35 vòng. 6 tháng đầu năm 2012, vịng quay vốn tín dụng là 0,73 vịng tăng gấp đơi so với cùng kỳ năm 2011.
Vịng quay tín dụng của Ngân hàng ln lớn hơn 1 cho thấy vốn của Ngân hàng được sử dụng có hiệu quả, tốc độ quay vịng vốn nhanh đảm bảo khả năng sinh lời. Tuy có sự giảm sút vào năm 2011 là do dư nợ bình quân trong năm cao, DSTN tăng trưởng chậm, DSCV trung – dài hạn trong năm 2010 tăng 36,90% nên thời hạn món vay lâu hơn làm cho vịng quay vốn tín dụng giảm, điều này một phần phản ánh khả năng cho vay của ngân hàng ổn định hơn. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có các biện pháp trong công tác cho vay và công tác thu nợ, giúp gia tăng DSTN, đẩy nhanh tốc độ vịng quay vốn tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, đối với các món vay có thời hạn lâu, cần tăng cường cơng tác giám sát, đảm bảo DNg vay vốn sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đặng 61 SVTH: Đinh Thị Minh Trang
CHƯƠNG 5:
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CHO NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH KIỀU