Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện bình minh (Trang 59 - 62)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

4.1.2.3. Phân tích tình hình dư nợ

Để hiểu rỏ tình hình dư nợ của Ngân hàng như thế nào, qua các năm có

biến động ra sau, ta tiến hành phân tích số liệu cụ thể. Và sau đây là bảng số liệu dư nợ cho vay của Ngân hàng qua 3 năm (2005 - 2007):

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Năm Triệu đồng DN ngoài quốc doanh Cơ sở sản xuất kinh doanh Cá thể, hộ sản xuất

Biểu đồ 8: Dư nợ cho vay của Ngân hàng qua 3 năm (2005 - 2007)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tương đối tốt, các khoản dư nợ tăng đều qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2005 dư nợ là 252.052 triệu đồng, đến năm 2006 dư nợ là 270.849 triệu đồng tăng 18.797 triệu đồng so với năm 2005 và tốc độ tăng là 7,46%. Đến năm 2007 là 317.167 triệu đồng, tăng thêm 46.318 triệu đồng so với năm 2006 và tốc độ tăng là

17,10%.

Trong tổng số dư nợ thì dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng đa số, gấp đôi so với dư nợ trung và dài hạn. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 156.023 triệu đồng chiếm 61,90% trong tổng dư nợ, sang năm 2006 dư nợ là 179.000 triệu đồng

chiếm 66,09% tỷ trọng và tăng so với năm 2005 là 22.977 triệu đồng và tốc độ

tăng là 14,73%, sang năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 221.832 triệu đồng chiếm

69,94% so với tổng dư nợ và tăng so với năm 2006 là 24.832 triệu đồng, tỷ lệ

tăng là 23,93%. Trong đó dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm số ít so với ngắn hạn, năm 2005 dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 38,10% đạt 96.029 triệu đồng, sang năm 2006 chiếm 33,91% đạt 91.849 triệu đồng và giảm so với năm 2005 là 4.180 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

triệu đồng với tốc độ giảm 4,35%, Đến năm 2007 là 30,06% đạt 95.335 triệu đồng và tăng so với năm 2006 là 3.486 triệu đồng với tốc độ tăng 3,79%.

Đối với dư nợ theo thành phần kinh tế thì dư nợ đối với đối tượng là cá thể,

hộ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2005 chiếm đến 88,42% tỷ trọng

đạt 222882 triệu đồng, đến năm 2006 con số này là 23.6875 triệu đồng chiếm

87,46% tăng so với năm 2005 là 13.993 triệu đồng với tốc độ tăng là 6,28%.

Sang năm 2007 dư nợ vẫn tăng nhẹ so với năm 2006 là 7,66% nhiều hơn năm 2006 là 18.151 triệu đồng và chiếm 80.4% tỷ trọng đạt 255.026 triệu đồng. Còn

đối với dư nợ theo đối tượng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cơ sở sản xuất

kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2005 đối với đối tượng là doanh

nghiệp ngoài quuốc doanh số tiền đạt 10.097 triệu đồng chỉ chiếm có 4,01% tỷ trọng, sang năm 2006 lại có sự giảm xuống chỉ cịn 9.065 triệu đồng tỷ trọng bây giờ là 3.35%, giảm 1032 triệu đồng so với năm 2005 và mức độ giảm là 10.22%.

Đến năm 2007 dư nợ tăng đáng kể so với năm 2006, mức tăng là 106,65% tăng

nhiều hơn năm 2006 là 9.668 triệu đồng, đạt 18.733 triệu đồng chiếm tỷ trọng

5,91%. Đối với đối tượng cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2005 đạt 19.073 triệu

đồng chiếm 7,57% tỷ trọng, sang năm 2006 là 24.909 triệu đồng chiếm 9,19%

tăng 5.836 triệu đồng so với năm 2005 và mức tăng là 30,59%. Đến năm 2007 dư nợ vẫn tăng mạnh là 43.408 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 13,69%, tăng 18.499

triệu đồng so với năm 2006 với mức tăng 74,27%. Nhìn chung dư nợ của Ngân hàng vẫn khơng có gì biến động lớn so với doanh số cho vay, các khoản dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm đa số và đối tượng cá thể, hộ sản xuất chiếm số đông.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện bình minh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)