Phân tích tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện bình minh (Trang 62 - 67)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

4.1.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn

Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay thì Ngân hàng cần phải quan tâm là tình hình nợ quá hạn.

Tình trạng nợ quá hạn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả họat động tín

dụng của ngân hàng, là nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro tín dụng, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi khi khơng thu được vốn tín

dụng đã cấp và lãi cho vay nhưng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động,

làm giảm lợi nhuận…

Xác định được ảnh hưởng nghiêm trọng đó, trong những năm qua ngân

hàng đã quan tâm hơn tới việc kiểm sốt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hiệu quả của các hoạt động tín dụng, quy trình tín dụng được thực hiện chặt

chẽ… Trong đầu tư tín dụng chất lượng tín dụng ln được quan tâm hàng đầu,

chi nhánh luôn xác định mục tiêu là mở rộng đầu tư trước tiên phải từng bước

giải quyết nợ quá hạn tồn đọng, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.

Tuy nhiên tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng vẫn còn ở mức đáng quan tâm. Sau đây là bảng tổng kết tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua ba năm

(2005 – 2007).

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm

Triệu đồng DN ngoài quốc doanh Cơ sở sản xuất kinh doanh Cá thể, hộ sản xuất

Biểu đồ 9: Nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm (2005 - 2007)

Nhìn vào bảng tình hình nợ quá hạn ta thấy nợ quá hạn tập trung vào năm 2005 rất cao 1.808 triệu đồng, sau đó giảm xuống cịn 1.523 triệu đồng vào năm 2006 và đến năm 2007 tăng lên 1.736 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá

hạn giảm xuống vào năm 2006 là do cán bộ Ngân hàng đã đẩy mạnh việc thu hồi vốn, xét duyệt và thẩm định lại khơng cho xảy ra tình trạng nợ q hạn quá cao như trong năm 2005, năm 2005 là năm mất mùa, thiên tai dẫn đến việc thu hồi vốn của Ngân hàng gặp khó khăn, bên cạnh đó người dân không biết cách sử

dụng đồng vốn vay, họ cứ việc vay được càng nhiều càng tốt và dẫn đến sử dụng

đồng vốn say mục đích. Sang năm 2007 có sự tăng trở lại là do Ngân hàng đã

cho vay với số lượng lớn điều này là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng cao. Trong tổng nợ quá hạn thì nợ quá hạn về trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2005 là 1.091 triệu đồng chiếm 60,34% trong tổng nợ quá hạn, năm

2006 là nợ quá hạn trung và dài hạn là 971 triệu đồng chiếm 63,76%, giảm 120 triệu so với năm 2005 với mức giảm 10,99%. Đến năm 2007 nợ quá hạn tiếp tục Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

giảm chỉ còn 845 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,68%, giảm thêm 126 triệu đồng

so với năm 2006 và mức giảm là 12.98%. Có thể nói Ngân hàng đã kiềm hãm nợ quá hạn trung và dài hạn tương đối tốt, các khoản nợ đều giảm qua các năm và

đến năm 2007 nó đã giảm hơn khoản nợ ngắn hạn. Đối với khoản nợ quá hạn

ngắn hạn thì tương đối thấp hơn nhưng nó lại khơng giảm đều mà giảm rồi lại

tăng. Cụ thể năm 2005 nợ ngắn hạn là 717 triều đồng chiếm 39,66%, năm 2006 là 552 triệu đồng chiếm 36,24%, giảm đi 165 triệu đồng so với năm 2005 và mức giảm là 23,01%. Sang năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn tăng đột ngột lên đến 891 triệu đồng chiếm 51,32%, tăng 339 triệu đồng so với năm 2006 và mức tăng lên

đến 61,41%.

Đối với nợ quá hạn theo thành phần kinh tế thì nợ quá hạn chỉ tập trung chủ

yếu vào đối tượng là cá thể và hộ sản suất. Cụ thể đối với cá thể và hộ sản suất trong năm 2005 là 1493 triệu đồng chiếm đến 82,58%, năm 2006 là 1.392 triệu đồng chiếm 91,40%, giảm 101 triệu đồng so với năm 2005 và mức giảm rất ít

6.76%. Sang năm 2007 nợ quá hạn là 1538 triệu đồng chiếm 88,59%, tăng 146 triệu đồng so với năm 2006 và mức tăng là 10,49%. Nguyên nhân nợ quá hạn tập trung nhiều vào đối tượng là cá thể và hộ sản suất là vì doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào đối tượng này nên tất yếu sẽ sảy ra rủi ro nợ quá hạn là điều khó

tránh khỏi. Còn đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì nợ quá hạn chỉ có

vào năm 2005 là 230 triệu đồng chiếm 12,72%, năm 2006 và 2007 có thể nói rất tốt, các doanh nghiệp đã hoàn trả vốn hết khơng cịn sảy ra tồn đọng. Đối với cơ sở sản suất kinh doanh thì nợ quá hạn chỉ chiếm một phần nhỏ, năm 2005 là 85 triệu đồng chiếm 4,70%, năm 2006 là 131 triệu đồng chiếm 8,60%, tăng 46 triệu

đồng so với năm 2005 với mức tăng 54,12%, đến năm 2007 là 198 triệu đồng

chiếm 11,41%, tăng 67 triệu đồng và mức tăng 51,15%. Các khoản nợ đối với đối tượng cơ sở sản suất kinh doanh tuy có nhỏ nhưng tăng đều qua các năm và

mức tăng khá cao, nên Ngân hàng cần phải kiềm hãm khoản mục này.

Nhìn chung các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng tương đối ổn định nhưng còn ở mức cao, đặc biệt năm 2005. Trong năm 2007 khoản nợ có su hướng tăng cao, vì vậy Ngân hàng cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện bình minh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)