Chất lượng Tài sản có – Asset quality (A)

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện bình minh (Trang 27 - 28)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.3.2. Chất lượng Tài sản có – Asset quality (A)

Chất lượng tài sản có trong kinh doanh Ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất khi phân tích hoạt động Ngân hàng;

ngồi ra, khi đánh giá chất lượng tài sản có thường chứa đựng yếu tố chủ quan.

Nhiều Ngân hàng sụp đổ là do nhóm “tài sản có chịu rủi ro” có chất lượng thấp. Các Ngân hàng thường không sẵn sàng thừa nhận, đơi khi cịn che giấu những

vấn đề về chất lượng tài sản có. Nhìn chung, nếu chỉ căn cứ vào bảng cân đối tài sản thì khó mà phát hiện được những vấn đề về chất lượng tài sản có, chính vì vậy, những vấn đề chất lượng tài sản có được tích tụ dần dần, hậu quả cuối cùng là làm cho Ngân hàng đi đến sụp đổ.

Vấn đề phức tạp nhất trong khâu đánh giá chất lượng tài sản có của Ngân hàng là yếu tố chủ quan, đặc biệt là khâu đánh giá chất lượng tín dụng, bởi vì

chất lượng tín dụng có thể là tốt tại thời điểm phân tích, nhưng sau đó có thể trở nên xấu đi. Ngồi ra, việc phân bổ những khoản dự phòng rủi ro tín dụng thường dựa theo “kinh nghiệm” gắn liền với nhận thức chủ quan của nhà quản trị, chính vì vậy, khoản dự phòng rủi ro tín dụng thường khơng cân xứng với rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Do đó, việc đánh giá chất lượng tài sản có của Ngân hàng dựa trên các báo cáo tài chính phần nào cũng chứa đựng yếu tố chủ quan. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá chính xác chất lượng tài sản của Ngân hàng?

Trong tài sản có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm tài sản khơng sinh lời, nhóm tài sản có khả năng sinh lời. Trong đó tài sản có khả năng sinh lời có vai trị

quyết định hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng.

Để phân tích, đánh giá chất lượng Tài sản Có cần phải đánh giá chất lượng

của từng loại cho vay, từng loại dịch vụ theo một chuẩn mực nhất định.

Thông thường phân tích chất lượng Tài sản Có trước hết phải xem tính hợp lý trong cơ cấu của Tài sản Có nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao mức

doanh lợi, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán đối với khách hàng.

Để đánh giá chất lượng tài sản người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số nợ quá hạn trên 90 ngày / dư nợ bình quân. Hệ số này theo thông lệ quốc tế không vượt quá 2%. Hệ số này càng lớn, chất lượng tài sản càng thấp.

+ Hệ số nợ khơng có khả năng thu hồi = Dư nợ khơng có khả năng thu hồi / Dư nợ bình quân. Hệ số này ở mức 0% là tôt nhất, ở mức <1% là bình

thường, ở mức >1% là có vấn đề.

+ Hệ số bù đắp nợ khơng có khả năng thu hồi = Quỹ dự phịng rủi ro / Nợ khơng có khả năng thu hồi. Hệ số này nhất thiết phải = 1, nếu >1 thể hiện Ngân hàng khơng bù đắp được nợ khơng có khả năng thu hồi.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện bình minh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)