Khả năng sinh lời – Earning (E)

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện bình minh (Trang 29 - 30)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.3.4. Khả năng sinh lời – Earning (E)

Lợi nhuận hay khả năng sinh lời là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của một Ngân hàng. Lợi nhuận là thước đo khả năng tạo giá trị cho các cổ đông, tạo vốn kinh doanh bổ sung và duy trì hay cải tiến thanh doanh cho Ngân hàng. Lợi nhuận cũng là thước đo lượng hóa năng lực của khâu quản trị

điều hàng trong mối tương quan với số lượng và chất lượng của tài sản có, tài sản

nợ của Ngân hàng. Trong q trình phân tích khả năng sinh lời, sẽ là không đầy

đủ nếu chúng ta chỉ so sánh chỉ tiêu này với các chỉ số thực hiện trong quá khứ,

mà còn phải đề cập đến chất lượng của các khoản thu. Trong quá trình phân tích chúng ta cần làm sáng tỏ xem nguồn thu có được đa dạng hóa hay khơng, hay

nguồn thu chỉ dựa trên một số hoạt động có tính đặt trưng.

Để có lãi trong kinh doanh, tổ chức tín dụng phải có những điều kiện sau:

- Chi phí kinh doanh hợp lý, tiết kiệm.

- Phải tạo được nguồn thu nhập chủ yếu trên cơ sở hoạt động kinh doanh chủ yếu là ưu thế của ngân hàng.

- Bảo đảm được tài sản có sinh lời ở trên mức 70% so với tổng Tài sản

Có.

Thu nhập và chi phí của Ngân hàng bao gồm những nội dung chủ yếu sau

đây:

Thu nhập bao gồm: Thu từ hoạt động kinh doanh (thu lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi, phí dịch vụ…); Thu từ hoạt động khác (đầu tư, uỷ thác, bảo hiểm, cho thuê tài sản…); Thu khác (thu bất thường…).

Chi phí bao gồm: Chi phí cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại (chi phí trả tiền gửi, tiền vay, tiền lương, khấu hao…); Chi phí hoạt động khác của Ngân hàng thương mại (đầu tư, di thuê tài sản…); các khoản chi khác. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một số chỉ tiêu đánh giá thu nhập, chi phí của một Ngân hàng: + Chi lãi tiền gửi / số dư tiền gửi bình quân.

+ Chi lãi tiền gửi / số dư tiền vay bình quân.

+ Chi lãi phát hành trái phiếu Ngân hàng / số dư trái phiếu phát hành bình quân.

+ Thu lãi cho vay / số dư nợ cho vay bình quân.

+ Thu lãi tiền gửi / số dư tiền gửi bình quân ở tổ chức tín dụng. + Thu lãi hùn vốn mua cổ phần / vốn mua cổ phần.

+ Thu lãi về kinh doanh vàng bạc, đá quý / vốn tự có sử dụng cho kinh doanh vàng bạc, đá quý.

+ Thu lãi về kinh doanh ngoại tệ / vốn tự có sử dụng cho kinh doanh ngoại tệ.

+ Thu lãi về kinh doanh chứng khoán / vốn tự có sử dụng cho kinh doanh chứng khoán.

+ Tổng thu lãi kinh doanh / tài sản có có khả năng sinh lời bình quân. + Lợi nhuận rịng trước thuế / Tổng tài sản có.

+ Lợi nhuận rịng trước thuế / tài sản có có khả năng sinh lời bình quân. + Lợi nhuận rịng trước thuế / vốn tự có.

Các hệ số trên cho phép nhận định về một phương diện nhất định của kết

quả tài chính.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện bình minh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)