Xem thêm về phương pháp Zeroing tại Kim Thị Hạnh (2011), Luận văn Thạc sĩ luật học “Phương

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 41 - 46)

pháp quy về không (Zeroing) trong xác định biên độ bán phá giá qua các vụ kiện tại WTO-kinh nghiệm cho Việt Nam”, Đại học luật Tp.Hồ Chí Minh năm 2011.

78

Nguồn: http://www.gpo.gov/fdsys/pkg/FR-2005-02-11/pdf/E5-587.pdf cập nhật ngày 20/9/2014.

79

tiêu tìm kiếm một quyết định từ cơ quan giải quyết tranh chấp cấm Hoa Kỳ sử dụng phương pháp Zeroing trong các kỳ RSHC tiếp theo, Brazil đã đưa vụ việc ra WTO. Ngày 27 tháng 11 năm 2008, Brazil yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ80 liên quan đến: (i) một số quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đối với sản phẩm nước cam ép nhập khẩu từ Brazil; (ii) Các hoạt động của Hải quan Hoa Kỳ và cơ quan Bảo vệ Biên giới (USCBP) tiến hành thu thuế chống bán phá giá theo mức thuế trong các quyết định RSHC của DOC đối với sản phẩm nước cam ép của Brazil kể trên; (iii) một số điều luật, quy định, quy trình, phương pháp tính toán biên độ phá giá trong các kỳ RSHC và áp thuế bán phá giá đối với sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil trong vụ No A-351-84081 trong đó có phương pháp Zeroing.

Brazil cho rằng các quy định và các biện pháp triển khai của Hoa Kỳ như đã đề cập ở trên không phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp định WTO và các Hiệp định có liên quan. Theo Brazil các điều khoản cùng với các biện pháp này không phù hợp với các quy định của WTO bao gồm (nhưng không giới hạn): Điều II, VI: 1, VI: 2 của Hiệp định GATT 1994; Điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 9.1, 9.3, 11.2 và 18.4 của Hiệp định ADA, và Điều XVI: 4 của Hiệp định WTO.

Ngày 10/12/2008, Nhật Bản yêu cầu tham gia tham vấn. Ngày 22 tháng năm 2009, Brazil tiếp tục yêu cầu tham vấn bổ sung. Ngày 05 tháng 6 năm 2009, Nhật Bản cũng yêu cầu tham gia tham vấn bổ sung. Trong các ngày 16/01/2009 và ngày 15/6/2009, các bên tiến hành tham vấn và thất bại. Ngày 20/8/2009, Brazil yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Ngày 25 tháng 9 năm 2009, Ban Hội thẩm được thành lập. Các thành viên Argentina, Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,

80

WT/DS382/R, trang G-3.

81

Trong vụ việc này, trong quyết định cuối cùng của đợt POR1 (giai đoạn từ 24/8/2005 đến 28/2/2007), ngày 11/8/2008, DOC quyết định áp mức thuế chống bán phá giá (theo dạng cộng thêm vào thuế nhập khẩu) mặt hàng nước cam ép nhập khẩu từ Brazil đối với 02 công ty của Brazil là Fischer và Cutrale lần lượt là 4,81% và 0,45%. Trong quyết định cuối cùng của đợt POR2 (giai đoạn từ 01/3/2007 đến 29/2/2008) DOC quyết mức thuế lần lượt đối với 2 công ty trên là 0% và 2,17%.

Mexico và Đài Loan bảo lưu các quyền của bên thứ ba.82

Theo yêu cầu của Brazil, ngày 10/5/2010 Tổng giám đốc WTO thành lập ban Hội thẩm xét xử vụ kiện. Đến ngày 25/3/ 2011, báo cáo của Ban Hội thẩm gửi đến các thành viên WTO. Ngày 14/2 /2013, Hoa Kỳ và Brazil thông báo với cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) rằng hai bên đã đạt được một giải pháp thoả đáng để giải quyết tranh chấp này.

1.3.1.2. Quan điểm của Brazil

Brazil khởi kiện Hoa Kỳ tại DSB liên quan đến các biện pháp của Hoa Kỳ bao gồm: (i) tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sảm phẩm nước cam ép nhập khẩu từ Brazil (giai đoạn điều tra- Original Investigation); (ii) tiến hành rà sốt hành chính chống bán phá giá lần thứ 1 (giai đoạn 2005-2007) và lần thứ 2 (giai đoạn 2007-2008) đối với sản phẩm kể trên; (iii) tiếp tục sử dụng phương pháp zeroing trong điều tra chống bán phá giá và các kỳ rà sốt hành chính sau đó liên quan đến một số sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil.83

Đối với việc DOC áp dụng phương pháp Zeroing, Brazil cho rằng DOC sử dụng 02 loại phương pháp zeroing:84

- Phương pháp “Zeroing mẫu” cho giai đoạn điều tra. Theo đó, DOC sử dụng một chương trình máy tính (computer program) để xử lý các dữ liệu liên quan đến tính tốn giá trị thông thường và giá xuất khẩu cũng như so sánh chúng với nhau để từ đó tính biên độ bán phá giá. DOC chia các sản phẩm xem xét thành từng nhóm cịn gọi là “mẫu” để tính trung bình giá trị thơng thường và trung bình giá xuất khẩu của từng nhóm sau đó so sánh chúng với nhau (lấy giá trị thơng thường trừ đi giá xuất khẩu). Các kết quả so sánh được tổng hợp lại, các kết quả âm (< 0) được được chương trình máy tính này tự động quy về không (=0). Tổng các kết quả

82 WT/DS382/R tr. 02, đoạn 1.7. 83 WT/DS382/R tr. G-8, G-9. 84 WT/DS382/R tr. 2,3 đoạn 2.2, 2.3.

(sau khi đã quy về không các kết quả âm) được đem chia cho tổng số “mẫu” để tính biên độ phá giá và mức thuế chống bán phá giá. Cách tính này cịn gọi là so sánh trung bình với trung bình (A-to-A).

- Phương pháp “Zeroing đơn giản” (simple zeroing) hay “Zeroing thủ tục” (zeroing procedures) cho các kỳ POR1, POR2 sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil. Tại các kỳ RSHC, để tính tốn biên độ phá giá đối với từng doanh nghiệp xuất khẩu (hoặc nhà nhập khẩu), DOC cũng sử dụng một chương trình máy tính để xử lý các dữ liệu liên quan đến tính tốn giá trị thông thường và giá xuất khẩu cũng như so sánh chúng với nhau để tính biên độ bán phá giá. Tương tự “Zeroing mẫu”, DOC cũng chia các sản phẩm xem xét thành các nhóm “mẫu”, sau đó tính Trung bình giá trị thơng thường của các “mẫu”. Điểm khác biệt là DOC sử dụng trung bình giá trị thơng thường này so sánh với (bằng cách trừ đi) giá xuất khẩu của từng giao dịch trong nhóm “mẫu”. Chương trình máy tính sẽ tự động quy về Khơng các kết quả âm để tính biên độ phá giá của từng “mẫu” sau đó tính bình qn gia quyền biên độ phá giá của tất cả các “mẫu” để đưa ra biên độ phá giá của sản phẩm nhập khẩu. Cách tính này cịn gọi là so sánh Trung bình với Từng giao dịch (A-to-T).85

Trong RSHC đối với vụ No A-351-840, Brazil cho rằng Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp bao gồm: (i) sử dụng phương pháp “Zeroing đơn giản” riêng lẻ trong từng kỳ POR1 và POR2 để tính tốn biên độ phá giá; (ii) liên tiếp sử dụng “Zeroing

đơn giản” trong các vụ việc chống bán phá giá liên quan đến sản phẩm nước cam

nhập khẩu từ Brazil từ quá trình điều tra đến “bất kỳ các lần Rà sốt hành chính sau

đó”. Brazil đã cho rằng, việc thực hiện các biện pháp này của Hoa Kỳ đã vi phạm

các quy định của WTO cụ thể là các điều 2.4, 2.4.2. 9.3 của Hiệp định ADA và điều VI:2 của GATT 1994, vì những lý do cụ thể sau:

- Một là, Brazil cho rằng86, các quy định này của WTO (điều 9.3 của Hiệp

85

Xem thêm WT/DS382/R đoạn 7.85.

86

định ADA và điều VI:2 của GATT 1994) yêu cầu thành viên của mình áp mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá. Trên cơ sở các án lệ của WTO87 liên quan đến việc Hoa Kỳ sử dụng phương pháp“Zeroing đơn

giản” trong các kỳ RSHC, Brazil cho rằng, các sản phẩm được xem xét phải được

coi "như một tồn thể" khi tính tốn biên độ phá giá. Theo Brazil, các giao dịch riêng lẽ không thể gây tổn hại cho ngành công nghiệp nội địa nước nhập khẩu. Và dù cho có thể so sánh A-to-T để tính tốn biên độ phá giá theo như câu 2 điều 2.4.2 của Hiệp định ADA thì cũng khơng thể chấp nhận có “Zeroing”. Brazil cho rằng, việc DOC áp dụng phương pháp “Zeroing đơn giản” trong POR với việc “quy về

không” các so sánh có kết quả âm đã làm cho biên độ phá giá được tính cao hơn so

với biên độ phá giá các phẩm như “một toàn thể” và điều này đã vi phạm điều 9.3 hiệp định ADA88. Nếu không sử dụng “Zeroing đơn giản”, sẽ khơng có biên độ phá giá trong POR2 của 2 cơng ty Brazil là Fischer và Cutrale.

Hai là, Brazil cho rằng, việc các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ thu tiền ký

quỹ hay đặt cọc (CDR) thực chất cũng là một dạng thu thuế chống bán phá giá. Theo Brazil, không thể coi CDR là một dạng đảm bảo rủi ro vì giá trị của CDR cao hơn giá trị rủi rotừ tổn thất do bán phá giá khi mà CDR được thu dựa trên tính tốn biên độ bán phá giá, do sử dụng phương pháp Zeroing, ở mức cao hơn biên độ bán phá giá thực hay rủi ro thực. Hơn nữa, CDR có đầy đủ các tính chất của thuế chống bán phá giá bao gồm: được áp dụng trên tất cả các lô hàng nhập khẩu được xác định gây thiệt hại cho nền công nghiệp nội địa; được áp dụng như là phản ứng của nước nhập khẩu trong mối liên hệ với hành vi phá giá của nước xuất khẩu; được tính bằng một biên độ phá giá riêng do DOC quyết định và không được vượt quá biên độ này89. Brazil cũng nhắc lại các quyết định của Cơ quan phúc thẩm trong các vụ kiện Hoa Kỳ- các biện pháp chống bán phá giá cuối cùng đối với thép không gỉ từ

87

Xem thêm footnote 78, WT/DS382/R .

88

WT/DS382/R đoạn 7.55.

89

Mexico (DS344); Hoa Kỳ- tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing (DS350)… để khẳng định việc Hoa Kỳ tiến hành thu CDR là trái với các quy định tại Điều 9.3 hiệp định ADA.

- Ba là, Brazil cũng cho rằng, việc Hoa Kỳ sử dụng phương pháp Zeroing

trong việc tính tồn biện độ phá giá đối với 2 cơng ty Fischer và Cutrale tại các kỳ POR1, POR2 là trái với điều 2.4 Hiệp định ADA vốn yêu cầu “cần có sự so sánh

cơng bằng giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường”.

- Bốn là, Trên cơ sở kết luận của cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện Hoa Kỳ-

tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing90, Brazil cũng cáo buộc Hoa Kỳ có hành vi “tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing” (continued zeroing) trong các hoạt động tố tụng liên tiếp liên quan đến sản phẩm nước cam nhập khẩu của Brazil, từ điều tra ban đầu đến các lần RSHC. Theo Brazil, “tiếp tục sử dụng Zeroing” có thể được xem là “cách cư xử đang diễn ra” (ongoing conduct) của Hoa Kỳ và là “biện pháp” (measure) mà một Thành viên tiến hành chịu sự điều chỉnh của WTO. “Biện pháp” này vi phạm các quy định của WTO91. Từ đó buộc Hoa Kỳ khơng áp dụng Zeroing trong các kỳ rà sốt hành chính tiếp theo đối với sản phẩm nước cam nhập khẩu của Brazil như là một biện pháp khắc phục92

.

1.3.1.3. Lập luận của Hoa Kỳ

Trong vụ kiện này, Hoa Kỳ cũng đã đưa ra một số lập luận chính sau đây để bác bỏ quan điểm của Brazil.

- Thứ nhất, Hoa Kỳ thừa nhận, trong vụ Hoa Kỳ-Gỗ xẻ V, cơ quan phúc thẩm

90

Trong vụ kiện này (DS350), Cơ quan phúc thẩm đã kết luận: có hành vị Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing trong RSHC đối với một số mặt hàng xuất khẩu của EC, hành vi này của Hoa Kỳ được xem là một “biện pháp” và “biện pháp” này của Hoa Kỳ đã vi phạm điều 9.3 Hiệp đinh ADA và điều VI:2 hiệp định GATT 1994. Xem thêm WT/DS350/AB/R trang 152 đoạn (iv), (v).

91

WT/DS382/R đoạn 7.163, đoạn 7.164.

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)