PHẨM THỦY SẢN NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 61 - 62)

129 Điều 6.8 Hiệp định ADA quy định: “Trong trường hợp bất kỳ bên nào đó từ chối khơng cho tiếp

PHẨM THỦY SẢN NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT

Thời gian qua, dưới áp lực và yêu cầu của các nhà sản xuất thủy sản nội địa Hoa Kỳ, DOC và ITC đã tiến hành điều tra chống bán phá đối với 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực là cá da trơn và tôm của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và đều kết luận có hành vi bán phá giá gây thiệt hại cho nền sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ với biên độ phá giá trên 2%130

. Đây là căn cứ để DOC, tính đến cuối năm 2014, đã tiến hành 09 POR đối với sản phẩm cá da trơn (tên chính thức: một số sản phẩm Phi lê cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, ký hiệu A-552-801, từ đây gọi tắt là vụ Cá); 08 POR đối với sản phẩm Tơm (tên chính thức: một số sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, ký hiệu A-552-802, từ đây gọi tắt là vụ Tôm) của Việt Nam cũng như đang và sẽ tiếp tục tiến hành các đợt rà soát tiếp theo (xem phụ lục III và IV). Sau giai đoạn điều tra ban đầu và ra các lệnh chống bán phá giá đối với 2 mặt hàng này của Việt Nam, việc DOC tiến hành các đợt POR để xác lập mức thuế chống bán phá giá cuối cùng và mức tiền thuế đặt cọc tiếp theo đã gây ra nhiều bức xúc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam do ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu cũng như lợi ích của doanh nghiệp. Đồng

130

Đối với vụ Cá: ngày 28/6/2002 Hiệp hội sản xuất cá da trơn của Hoa Kỳ và một số chủ thể khác đã nộp đơn khởi kiện Việt Nam bán phá giá mặt hàng cá da trơn vào thị trường Hoa Kỳ lên DOC và ITC. Ngày 24/7/2002, DOC ra tuyên bố bắt đầu tiến hành điều tra về vụ việc (đăng trên công báo liên bang). Quyết đinh sơ bộ được DOC tuyên bố ngày 31/1/2003. Sau quá trình điều tra của DOC và ITC, ngày 23/6/2003, DOC công bố quyết đinh biên độ phá giá của sản phẩm cá da trơn Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 36.84%-63,88%; Đối với vụ Tôm: Ngày 31/12/2003, Ủy ban thương mại Tôm Hoa Kỳ đại diện cho liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ đã gửi đơn kiện chống phá giá đến DOC đối với các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh xuất sang thị trường Hoa Kỳ của Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Ecuador. Ngày 26/7/2004, DOC ra quyết định sơ bộ xác định biện độ phá giá đối với sản phẩm này của Việt Nam ở mức 12.11%-93.13%. Ngày 8/12/2004, DOC ra quyết định cuối cùng xác định biên độ phá giá mặt hàng này của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ là 4.13%-25.76%.

thời việc tiến hành quy trình tính tốn biên độ phá giá của DOC được cho là “chèn ép” các doanh nghiệp Việt Nam vì xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường như: tùy tiện trong lựa chọn các quốc gia thay thế, áp dụng tinh vi phương pháp Zeroing, yêu cầu cung cấp chứng cứ quá nhiều….131 Để giành lại những quyền lợi được coi là chính đáng của mình theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế, các doanh nghiệp, Hiệp hội thủy sản và chính phủ Việt Nam đã tiến hành các vụ kiện quyết định của DOC tại các tòa án Hoa Kỳ và cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 61 - 62)