WT/DS382/R đoạn 7.173.

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 46 - 51)

xác định việc sử dụng “Zeroing” trong so sánh Trung bình với Trung bình ở giai đoạn điều tra là bị cấm. Tuy nhiên Hoa Kỳ cho rằng, khơng có từ ngữ nào trong hiệp định ADA tuyên bố cấm toàn bộ phương pháp Zeroing 93. Hoa Kỳ cũng cho rằng khơng có cơ sở về mặt văn bản (textual basics) tại điều 2.1, 9.3 của Hiệp đinh ADA và điều VI:2 GATT 1994 kết luận “bán phá giá” và “biên độ phá giá” chỉ tồn tại trong ý nghĩa của sản phẩm “như một toàn thể” trong tổng hợp kết quả so sánh của tất cả các giao dịch xuất khẩu. Theo Hoa Kỳ, sản phẩm luôn được đưa vào giao dịch thương mại thơng qua từng giao dịch riêng, do đó, cụm từ “bán phá giá” theo quy định tại điều 2.4.2 Hiệp đinh ADA là nhằm chỉ từng giao dịch riêng lẻ (transation-specific)94. Lập luận này của Hoa Kỳ đã bị ban Hội thẩm bác tại đoạn 7.118 báo cáo ban Hội thẩm.

- Thứ hai, Hoa Kỳ dẫn báo cáo của Nhóm chuyên gia năm 196095, theo đó

Nhóm chuyên gia này kết luận rằng, phương pháp lý tưởng để áp dụng thuế bán phá giá là nhằm chống lại việc bán phá giá và gây thiệt hại vật chất của từng lần nhập khẩu. Các quy đinh của GATT 1947 liên quan đến chống bán phá giá đã được đưa vào GATT 1994 mà khơng có bất cứ sự điều chỉnh nào. Theo Hoa Kỳ, nếu các bên khơng đồng tình với cách tiếp cận này của Nhóm chun gia thì trong đàm phán về GATT 1994 đã có những điều chỉnh (quan điểm này của Hoa Kỳ đã bị Panel bác bỏ tại đoạn 7.125 WT/DS382/R). Mặt khác, khơng có quy định nào của ADA đề cập đến “bán phá giá” (cũng như “biên độ phá giá”) chỉ được xem xét ở khía cạnh “sản

phẩm” được hiểu là “sản phẩm như một toàn thể”. Việc hiểu khái niệm “sản phẩm”

theo nghĩa “sản phẩm như một toàn thể” sẽ trái với ý nghĩa thông thường của thuật ngữ “sản phẩm” theo điều 2.1 của Hiệp định ADA rằng đó là sản phẩm của các giao

93 WT/DS382/R đoạn 7.64. 94 WT/DS382/R đoạn 7.65. 95

Được GATT 1947 thành lập nhằm đánh giá về các quy định của liên quan đến chống bán phá giá trong các hiệp định của tổ chức này.

dịch cụ thể96. Việc cấm phương pháp Zeroing đối với so sánh Trung bình với Trung bình khơng có nghĩa là cấm Zeroing đối với so sánh Trung bình với Từng giao dịch (A-to-T).

Mặt khác, Hoa Kỳ cho rằng, theo điều 17.6(ii) của Hiệp định ADA97, nước này được phép tiến hành sử dụng biện pháp Zeroing hay bất kỳ biện pháp nào miễn là nó dựa trên cách hiểu có thể chấp nhận được của Hiệp định ADA mà không nhất thiết phải dựa trên cách hiểu của Brazil hay của Cơ quan phúc thẩm trong các vụ kiện có liên quan trước đó.

- Thứ ba, về việc Hoa Kỳ tiến hành RSHC đối với 02 công ty của Brazil là

Fischer và Cutrale, Hoa Kỳ cho rằng, nghĩa vụ của Hoa Kỳ đối với điều 9.3 của Hiệp định ADA là “mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ

bán phá giá”. Do vậy, dù cho Hoa Kỳ có sử dụng Simple Zeroing trong lần POR2

với cơng ty Fischer thì Hoa Kỳ vẫn khơng vi phạm các quy định của WTO vì mức thuế chống bán phá giá trong lần POR2 đối với Fischer là 0% và mức thuế chống bán phá giá đối với Cutrale trong lần POR1 là 0,45% (dưới mức 0,5% và được hưởng cơ chế de minimis). Hoa Kỳ đã không thu CDR đối với 2 công ty Fischer và Cutrale. Do đó Hoa Kỳ bác các khiếu kiện của Brazil liên quan đến RSHC đối với 2 công ty Fischer và Cutrale.

- Thứ tư, đối với lập luận của Brazil về việc CDR là một dạng thuế chống

bán phá giá, Hoa Kỳ cho rằng, CDR chỉ là một dạng ước tính về thuế chống bán phá giá được áp dụng trong tương lai, dựa trên việc bán phá giá trong quá khứ, được sử dụng như một giải pháp nhằm đảm việc thực hiện trách nhiệm pháp lý cuối cùng đối với hành vi bán phá giá. Điều này phù hợp với đoạn 2 và 3 phần Lưu ý thêm

96

WT/DS382/R đoạn 7.67.

97

Điều 17.6(ii) của ADA quy định: “nếu các quy định của Hiệp định ADA được giải thích theo ít

nhất hai cách đều có thể được chấp nhận thì Ban hội thẩm sẽ xác nhận các biện pháp của cơ quan hữu quan các nước liên quan thực hiện là phù hợp với hiệp định nếu biện pháp này dựa vào một trong những cách giải thích có thể được chấp nhận theo Hiệp định”.

(Ad Note) của điều VI Hiệp định GATT 1994 và điều 9.3 Hiệp định ADA. Theo đó, quy định này cho phép một thành viên tiến hành thu trước (bằng trái phiếu hoặc đặt cọc tiền mặt) như một sự đảm bảo hợp lý đối với việc thực hiện thanh toán nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá cuối cùng. Hoa Kỳ cũng phản đối việc Brazil dẫn các quyết định của Cơ quan Phúc thẩm trong các vụ Hoa Kỳ- thép không gỉ nhập khẩu từ Mexico (DS344); Hoa Kỳ- Tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing (DS350) để suy luận CDR có các đặc tính của thuế bán phá giá. Theo Hoa Kỳ, đó chỉ là những kết luận về việc Hoa Kỳ áp dụng phương pháp Zeroing trong các kỳ RSHC là trái với điều 9.3 Hiệp định ADA do nó “mang lại kết quả là số tiền thuế bán phá giá

tính tốn để thu được vượt quá biên độ bán phá giá của nhà xuất khẩu”. Theo Hoa

Kỳ, các kết luận này không đưa đến sự khẳng định rằng CDR là thuế chống bán phá giá.98

- Thứ năm, Hoa Kỳ cũng cho rằng, nội dung của điều 2.4 Hiệp định ADA chỉ

đề cập đến việc các thành viên phải có những chiếu cố hợp lý đối với những khác biệt ảnh hưởng đến việc so sánh giá giá trị thông thường với giá xuất khẩu và làm cho so “sánh được cơng bằng”. Do đó Hoa Kỳ cho rằng khơng có cơ sở về từ ngữ, lịch sử đàm phán Hiệp định ADA để khẳng định điều 2.4 Hiệp định ADA yêu cầu phải “so sánh công bằng” như lập luận của Brazil.99

- Thứ sáu, đối với cáo buộc Hoa Kỳ có hành vi “tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing” của Brazil, Hoa Kỳ cho rằng: (i) trong các quy định của WTO,

không tồn tại cách tiếp cận cho rằng “tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing” là một “cách cư xử đang diễn ra” trái với quy định của WTO, yêu cầu khởi kiện của Brazil về vấn đề này do đó khơng phải là thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Ban Hội thẩm100; (ii) Brazil cũng đã không chứng minh được rằng Hoa Kỳ đã sử dụng

98 WT/DS382/R đoạn 7.73. 99 WT/DS382/R đoạn 7.74. 100 WT/DS382/R đoạn 7.165.

phương pháp Zeroing trong các “hoạt động tố tụng liên tiếp” khi mà Brazil không chứng minh được Hoa Kỳ đã sử dụng Zeroing trong giai đoạn điều tra ban đầu. Brazil cũng không đưa ra được chứng cứ chứng minh việc Hoa Kỳ đã sử dụng Zeroing mà “không ngắt quảng” đối với sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil trong quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm này.101

Từ những lập luận trên, Hoa Kỳ yêu cầu ban Hội thẩm bác các yêu cầu của Brazil.

1.3.1.4. Quan điểm của Ban Hội thẩm

Trong vụ kiện trên, Ban Hội thẩm đã thể hiện quan điểm của mình như sau: - Thứ nhất, căn cứ vào lập luận của 2 phía, trên cơ sở tham khảo quyết định trước đó của Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện Hoa Kỳ-Tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing (DS350) ban Hội thẩm cho rằng, việc định nghĩa “bán phá giá” là vấn đề vô cùng quan trọng đối hiệp định ADA. Định nghĩa này khơng thể tùy biến và phải có tính khái qt cao nhất102. Thừa nhận đang có những tranh cãi liên quan đến cách tiếp cận định nghĩa “bán phá giá” ngay trong việc xét xử các vụ kiện tại DSB,103 tuy nhiên Ban Hội thẩm cho rằng các quyết định trước đó của các Cơ quan phúc thẩm là hợp lý. Do đó, Ban hội thẩm kết luận định nghĩa “bán phá giá” đề cập đến “sản phẩm như một tồn thể”, khơng phải là một sản phẩm đơn lẻ104

.

- Thứ hai, đối với nội dung Brazil kiện Hoa Kỳ liên quan đến việc DOC sử

101 WT/DS382/R đoạn 7.166, 7.167 102 WT/DS382/R đoạn 7.90. 103

Theo Panel, 3 trong 4 vụ kiện trước đó về vệc Hoa Kỳ sử dụng Zeroing trong rà sốt hành chính các Panel đã ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ cho rằng có thể chấp nhận một cách hiểu khác rằng định nghĩa “bán phá giá” không nhất thiết phải liên quan đến “sản phẩm như một tồn thể” mà có thể tính tốn việc “bán phá giá” đối với từng giao dịch cụ thể, trong khi các cơ quan phúc thẩm đều khẳng định chỉ có một cách hiểu duy nhất, rằng khái niệm “bán phá giá” chỉ liên quan đến sản phẩm như một toàn thể. WT/DS382/R đoạn 7.130.

104

dụng “Zeroing đơn giản” là vi phạm điều 2.4 Hiệp định ADA, sau khi giải thích ý nghĩa từ ngữ, liên hệ với các quyết định của Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm trong các vụ kiện liên quan trước đó, Ban hội thẩm đã kết luận rằng hành động của Hoa Kỳ là trái với yêu cầu về “so sánh công bằng” được quy định tại điều 2.4 của Hiệp định ADA.105

- Thứ ba, Đối với việc DOC sử dụng Simple Zeroing trong POR1 đối với

công ty Cultrale, trong POR2 đối với công ty Fischer, Ban hội thẩm không đồng ý với lập luận của Hoa Kỳ106 và cho rằng “so sánh công bằng” giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu theo điều 2.4 Hiệp định ADA phải được thực thi và không lệ thuộc vào kết quả so sánh. Việc Hoa Kỳ sử dụng Simple Zeroing để tính tốn biên độ phá giá trong POR là đã không tuân thủ yêu cầu “so sánh công bằng” được quy định tại điều 2.4 Hiệp định ADA.107

- Thứ tư, Đối với yêu cầu khởi kiện của Brazil về hành vi “tiếp tục sử dụng Zeroing” cần được xem là một một “biện pháp” trái với quy định của WTO, Ban

Hội thẩm: (i) nhắc lại cách tiếp cận của Cơ quan phúc thẩm trong vụ Hoa Kỳ-tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing (DS350) và cho rằng việc Hoa Kỳ áp dụng Zeroing trong các thủ tục tố tụng liên tiếp đối với sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil trong vụ kiện này là tương tự với việc Hoa Kỳ áp dụng phương pháp Zeroing trong các thủ tục tố tụng liên tiếp được đề cập ở vụ DS350 từ đó khẳng định yêu cầu khỏi kiện của Brazil nằm trong thẩm quyền xét xử của của Ban Hội thẩm108; (ii) cho rằng Brazil đã trình được các chứng cứ thuyết phục về việc Hoa Kỳ đã sử dụng

105

WT/DS382/R đoạn 7.154.

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)