19 U.S.C 1677(35)(A).
2.2. Một số đề xuất nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thủy
sản Việt Nam trong các kỳ rà sốt hành chính chống bán phá giá của Hoa Kỳ
2.2.1.Một số nhận xét và dự báo
Trong tồn bộ chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ, RSHC là một phần đặc biệt quan trọng và là quy trình được lặp lại thường xuyên có ý nghĩa trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu và cả các nhà sản xuất nội địa. Thực tiễn DOC áp dụng các quy định của pháp luật Hoa Kỳ trong RSHC cho thấy, cơ quan này thường xuyên áp dụng các quy định nhằm gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ luôn luôn phải đứng trước khả năng bị DOC đối xử không công bằng.
Tôm và vụ Cá, tác giả đưa ra hai nhận xét và dự báo cơ bản sau:
- Một là, Hoa Kỳ sẽ ln tìm cách để duy trì lệnh chống bán phá giá cũng
như áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất có thể cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Đây là mục tiêu xuyên suốt, lâu dài mà DOC thực hiện như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Do đó, nếu trong tương lai Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường216 thì DOC cũng sẽ có những vận dụng, tính tốn khác nhằm đạt được mục đích này vì trên thực tế Việt Nam cũng như các quốc gia khác có các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ, dù là nước ME hay NME, đều chịu rào cản hết sức tinh vi và hữu hiệu từ chính sách chống bán phá giá nói chung và DOC thực hiện RSHC nói riêng.
- Hai là, trên thực tế, việc đấu tranh đòi quyền lợi liên quan đến việc DOC
đã thực hiện các biện pháp theo hướng không công bằng trong RSHC cho các doanh nghiệp và nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ (trong đó có Việt Nam) thơng qua các cơ chế giải quyết về mặt pháp lý như kiện ra CIT (và CAFC) hay DSB thì hiệu quả trên thực tế khơng cao. Thậm chí pháp luật Hoa Kỳ có những quy định để làm hạn chế hiệu lực thực thi các phán quyết của của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO217. Trong khi DOC là cơ quan hành pháp của Hoa Kỳ, việc khởi kiện ra WTO ln cần phải có một khoảng thời gian nhất định để DSB đưa ra phán quyết, USTR cần có thời gian để đưa ra các đề xuất và Quốc hội Hoa Kỳ cần thời gian để xem xét việc thay đổi các quy định luật pháp, các tịa án như CIT hay CAFC cần có thời gian đưa ra phán quyết… thì quá trình từ việc đưa vụ kiện ra WTO đến khi DOC thực thi (nếu có) cần một khoảng thời gian rất dài cũng như tốn kém chi phí pháp lý khơng nhỏ. Đó là chưa kể khả năng thắng kiện không phải lúc nào cũng tuyệt đối. Đây chính là thách thức rất lớn, thậm chí việc địi quyền lợi hầu như không thể thực hiện
216
Theo Báo cáo gia nhập WTO của Việt Nam được các nước thành viên WTO thơng qua thì chậm nhất là đến ngày 31/12/2018 Việt Nam sẽ được tất cả các nước thành viên WTO cơng nhận là nước có nền kinh tế thị trường.
217
được.
2.2.2. Một số đề xuất 2.2.2.1. Về phía nhà nước
Là một thành viên bình đẳng trong WTO và một đối tác ngày càng quan trọng của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, theo tác giả, Việt Nam cần:
- Một là, duy trì việc thơng qua WTO để gây sức ép với Hoa Kỳ. Điều này có thể thực hiện được qua tiến hành một cách phù hợp các vụ kiện về việc Hoa Kỳ đã vi phạm các quy định của WTO trong tiến hành rà sốt hành chính chống bán phá giá. Mặc dù Hoa Kỳ là nước lớn, luôn áp đặt luật chơi trong thương mại quốc tế và có các quy định pháp luật đứng trên pháp luật WTO218
, tuy nhiên việc DOC năm 2012 buộc phải tuyên bố hủy bỏ việc áp dụng Zeroing trong so sánh A-to-A trước sức ép của cộng đồng quốc tế cũng đã mở ra khả năng trong tương lai rằng DOC sẽ có thể hủy bỏ việc áp dụng Zeroing trong so sánh A-to-T.
Trên thực tế việc Việt Nam tiến hành 2 vụ kiện DS404 và DS429 là hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của Việt Nam khi tham gia WTO. Và, cũng như một số nước khác như Nhật Bản, Thái Lan, EU… DSB đã đưa ra phán quyết có lợi cho Việt Nam. Bên cạnh đó, có nhiều đánh giá cho rằng, 2 vụ kiện này chủ yếu có tác dụng về mặt tun truyền, khơng có hiệu quả trong địi quyền lợi trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì thực tế các doanh nghiệp Việt Nam khơng được lợi ích kinh tế gì từ các phán quyết này do các nội dung thuế đã nộp xong và quá thời hạn yêu cầu CIT xem xét lại các phán quyết của DOC. Tuy nhiên, đây là những vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam là nguyên đơn kiện các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Về lâu dài, quá trình tiến hành các vụ kiện này sẽ là những kinh nghiệm quý báu để Việt Nam tiếp tục duy trì sử dụng các quy định của luật
218
Đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú, phó Vụ trưởng Vụ pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, phỏng vấn ngày 04/1/2014.
pháp WTO địi quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Trong tương lai, việc đưa các vụ kiện liên quan đến vấn đề này ra WTO cần tính tốn và nên định lượng trước khả năng Hoa Kỳ thực thi sau các phán quyết của DSB.
- Hai là, đẩy mạnh vận động qua các kênh chính trị ngoại giao để Hoa Kỳ
không áp dụng dụng quy chế đối xử Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường trong các vụ kiện chống bán phá giá các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ nói chung cũng như yêu cầu DOC hủy bỏ việc xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường trong vụ Cá và vụ Tơm nói riêng càng sớm càng tốt. Do các quy định của WTO không điều chỉnh cụ thể vấn đề này (chỉ cho phép các thành viên được quyền đối xử khác biệt giữa NME và ME trong các vụ kiện bán phá giá219) và pháp luật Hoa Kỳ trao toàn quyền quyết định cho DOC nên khó có thể thơng qua kênh pháp lý để yêu cầu DOC không xem Việt Nam là ME. Trong bối cảnh quan hệ Việt Mỹ đang được thúc đẩy về nhiều mặt, nhất là khả năng 2 nước sẽ cùng tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam cần tận dụng các kênh về chính trị, ngoại giao, hợp tác thương mại để gián tiếp tác động DOC liên quan đến vấn đề này.
- Ba là, có các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong đấu tranh việc giành quyền lợi tại các tòa án của Hoa Kỳ. Ngay cả Bộ Tư pháp và Cục quản lý cạnh tranh Bô Công thương cũng đã thừa nhận, hiện nay các vụ kiện của các doanh nghiệp Việt Nam tại các toàn án của Hoa Kỳ như CIT, CAFC liên quan đến RSHC túy thuộc vào các doanh nghiệp và lệ thuộc hoàn toàn vào các luật sư nước ngoài. Các cơ quan chính phủ hiện chỉ tập trung tham gia các vụ kiện tại WTO. Phía VASEP cũng xác nhận, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và nhà nước trong đòi quyền lợi cho các doanh nghiệp tại các tòa án của Hoa Kỳ cịn hạn chế. Thậm chí các doanh nghiệp cịn phải hỗ trợ một phần về kinh phí trong các vụ
219
kiện tại WTO. Mặc dù điều này phù hợp với với thẩm quyền và quan hệ pháp lý, một bên là giữa quốc gia với quốc gia là thành viên của WTO, một bên là giữa từng doanh nghiệp với các phán quyết của DOC, tuy nhiên sự thiếu thống nhất về một chiến lược tổng thể trong đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ (trong đó có chống bán phá giá và RSHC) đã làm cho các nỗ lực của cả hai phía khơng mang lại kết quả như trơng đợi. Trong đó, vai trị hỗ trợ của nhà nước đối với việc bảo vệ quyền lợi trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế.
Do đó, tác giả kiến nghị nhà nước cần tính tốn đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ gián tiếp hoặc trực tiếp (miễn không trái với các quy định của WTO) cho doanh nghiệp khi đòi quyền lợi tại các tòa án của Hoa Kỳ như: giới thiệu luật sư nước ngoài, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực luật sư có chun mơn cao về tranh tụng quốc tế liên quan đến chống bán phá giá nói chung và RSHC của Hoa Kỳ nói riêng, tăng cường năng lực của các cán bộ chuyên trách của VCCI, Bộ Công thương... Đặc biệt, cần phải phối hợp với các doanh nghiệp trong xây dựng và triển khai một chiến lược tổng thể trong đối phó với các đợt rà sốt hành chính của DOC trong đó có cân nhắc việc học tập kinh nghiệm của Thái Lan và Nhật Bản trong việc phối hợp gây sức ép với DOC tại WTO và CIT, CAFC.220
2.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
Do các kết luận rà sốt hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu, và nhiều khả năng Hoa Kỳ khó có thể dỡ bỏ lệnh chống bán phá giá đối với vụ Tôm và vụ Cá221, tác giả đưa ra một số đề xuất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp cần:
220
Đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú, phó Vụ trưởng vụ pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, phỏng vấn ngày 04/1/2015.
221
Theo VASEP, các luật sư tư vấn nhận định rằng, lệnh chống bán phá phá giá đối với vụ Tôm và vụ Cá được coi là “bản án chung thân” chừng nào Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng này vào Hoa Kỳ.
- Một là, chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết (như quy trình sản xuất,
chế biến, hệ thống quản lý tài chính theo các tiêu chuẩn nhất định…) và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thông tin do DOC yêu cầu trong mỗi kỳ rà sốt hành chính. Đây là vấn đề chính yếu để tự bảo vệ quyền lợi nhưng lại không phải là vấn đề đơn giản đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tiễn các kỳ POR vụ Tôm và vụ Cá cho thấy, các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt trong đáp ứng các yêu cầu của DOC về thông tin sẽ được nhận chứng nhận SR và được nhận mức thuế xuất bằng bình quân gia quyền thuế chống bán phá giá của các bị đơn bắt buộc mà khơng phải chịu mức thuế suất tồn quốc, thường rất cao.
- Hai là, phối hợp trong việc địi quyền lợi chính đáng của mình tại các tịa
án của Hoa Kỳ theo hướng chủ động hơn. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tiến hành khởi kiện kết luận RSHC của DOC tại CIT và CAFC là cách làm hữu hiệu và trực tiếp nhất nhưng cũng tốn kém rất nhiều chi phí cho luật sư.
Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp kiện kết luận rà sốt hành chính của DOC chủ yếu nhằm mục đích trì hỗn việc thanh khoản số tiền ký quỹ.222 Theo thông tin do VASEP cung cấp223 hiện nay, đối với vụ Tôm, các doanh nghiệp Việt Nam đã kiện lên CIT các kết luận rà soát POR2, POR3, POR4 và đang khởi kiện POR8. Đối với vụ Cá, các doanh nghiệp Việt Nam đã khởi kiện lên CIT các kết luận rà soát các kỳ POR1, POR2, POR3, POR4, POR8 và POR9. Một số kết quả của các vụ kiện này cho kết quả khả quan như POR2, POR3 vụ Tôm. Mặc dù không giải quyết triệt để các vấn đề pháp lý như quy chế NME, thuế suất toàn quốc hay
222
Pháp luật Hoa Kỳ quy định, khi vụ việc đang được tịa án xem xét, các tài sản có liên quan quan đến tranh chấp sẽ bị phong tỏa cho đến khi có quyết định cuối cùng của tịa án. Sau một kỳ POR có kết quả mức thuế chống bán phá giá thấp, các doanh nghiệp Việt Nam thường tận dụng quy định này bằng cách khởi kiện tại CIT và CAFC để duy trì việc nộp mức ký quỹ thấp kéo dài hết mức có thể.
223
Một số doanh nghiệp tự mình khởi kiện và khơng thơng qua VASEP, nên vẫn chưa có những thống kê đầy đủ về vấn đề này.
Zeroing… nhưng một số doanh nghiệp thông qua khởi kiện tại CIT đã giảm được một phần mức thuế chống bán phá giá do CIT đã đưa ra phán quyết có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam như buộc DOC phải tính tốn lại mức thuế cho các doanh nghiệp Việt Nam được cấp quy chế SR224. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cần được duy trì và phát huy trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động chuyên nghiệp hóa các kỹ năng đối phó với các kỳ RSHC, từ giai đoạn khởi đầu đến kết thúc và khởi kiện ra các tịa án của Hoa Kỳ thơng qua việc đầu tư cho đội ngủ các chuyên viên pháp lý làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp để đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất, tránh lệ thuộc quá nhiều vào các luật sư nước ngoài.
- Ba là, trong trường hợp một số doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu
cầu của DOC và khơng có khả năng tham gia các vụ kiện tại CIT (nhất là các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp nhỏ), các doanh nghiệp này có thể tính tốn khả năng chuyển rủi ro về trách nhiệm nộp thuế chống bán phá giá cho các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Ví dụ đàm phán để chuyển hợp đồng giao nhận từ DDP225 sang CFR226 theo Incoterm 2010. Trên thực tế, đây là vấn đề về đàm phán hợp đồng và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Đồng thời nó cịn bị chi phối bởi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau trong xuất khẩu cũng như tìm kiếm đối tác mới. Mặc dù có thể có những khó khăn ban đầu nhưng nếu có sự thống nhất, đồn kết giữa các doanh nghiệp trong nước thì hồn tồn có thể thực hiện được.
Ngoài ra, sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong việc chuẩn bị cho các kỳ RSHC là rất quan trọng cũng như cần phải phát huy vai trò điều
224
Ngày 9/3/2012, DOC đã phải tuyên bố thực thi phán quyết của CIT liên quan đến đến vụ kiện của các danh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đối với kết luận cuối cùng rà sốt POR3 vụ Tơm, theo đó DOC giảm mức thuế chống bán phá giá cho 16 doanh nghiệp được nhận quy chế SR từ 4,76% xuống 0,26%.
225
Giao hàng đã trả thuế.
226
Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua sau khi hàng chuyển qua lang can tàu tại cảng giao hàng.
phối của VASEP trong vấn đề này nhằm đảm bảo đạt được lợi ích lớn nhất cho các doanh nghiệp, trước mắt cũng như lâu dài.
KẾT LUẬN
Chế định rà sốt hành chính là một bộ phận quan trọng của pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ nói riêng và các biện pháp phịng vệ thương mại của Hoa Kỳ nói chung, có nhiều ý nghĩa và tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đây có thể xem là cơng cụ quan trọng để DOC đưa ra các quyết định về các biện pháp chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngồi, qua đó bảo hộ nền sản xuất các sản phẩm tương trong nước của Hoa Kỳ. Trong nội dung của luận văn, tác giả đã tập trung làm rõ các quy định của pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề này. Trong đó, tác giả đã chỉ ra những khác biệt cơ