Xác địnhcó “bán phá giá mục tiêu”, DOC tiến hành một loạt các bước kỹ thuật từ đó xác định có sự tồn tại của một loại hình giá xuất khẩu khác nhau giữa những người mua, những khu vực phân

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 56 - 59)

có sự tồn tại của một loại hình giá xuất khẩu khác nhau giữa những người mua, những khu vực phân phối, những khoảng thời gian phân phối khác nhau. Đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, các bước kỹ thuật này được DOC tiến hành đầu tiên trong vụ điều tra chống bán phá giá sảm phẩm đinh thép nhập khẩu từ Trung Quốc: Certain Steel Nails from the People's Republic of China) DOC ký hiệu vụ: A-570-909.

120

Xem thêm vụ việc tại http://enforcement.trade.gov/frn/summary/prc/2013-13985.txt cập nhật ngày 15/7/2014.

pháp so sánh A-to-T kết hợp với Zeroing để tính tốn biên độ phá giá và quyết định áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn 2010-2011.

Trung Quốc cho rằng, việc tính tốn biên độ phá giá theo dạng “phá giá mục

tiêu” để từ đó xác định mức thuế chống bán phá giá đề cập ở trên của Hoa Kỳ đã vi

phạm điều 9.3 Hiệp định ADA và điều VI:2 Hiệp định GATT 1994 . Vì, bằng cách áp dụng Zeroing trong so sánh A-to-T dẫn đến nâng biên độ phá giá lớn hơn thực tế để quyết định mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với sản phẩm nhựa nhiệt dẻo nhập khẩu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ đã không đảm bảo yêu cầu “mức thuế chống

bán phá giá không được lớn hơn biên độ phá giá đối với một sản phẩm như một toàn thể” theo các quy định của WTO đã được đề cập.121

- Thứ hai, việc áp dụng Tỷ lệ phá giá đơn nhất giả định (SRP-Single Rate

Presumption) đối với nền kinh tế phi thị trường-NME.

Theo Trung Quốc, trong tiến hành tính tốn biên độ phá giá, DOC đã quy tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu của nước NME thành một thực thể, còn gọi là NME- wide entity (do DOC cho rằng các doanh nghiệp này chịu sự điều hành chung của chính phủ) và quy về một tỷ lệ phá giá giả định đơn nhất SRP (thông thường rất cao). Các doanh nghiệp Trung Quốc nếu muốn tránh quy định này phải cung cấp rất nhiều thông tin, chứng cứ về cơ cấu vốn, quy trình sản xuất, hạch tốn kinh phí… để được nhận chứng nhận “tỷ lệ riêng biệt” (separate rate). Vấn đề này, theo Trung Quốc, đã được các cơ quan hữu quan Hoa Kỳ công bố trong các văn bản luật122. DOC đã áp dụng quy định này trong POR một số vụ việc liên quan đến hàng nhập

121

Yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm của Trung Quốc trong vụ kiện DS471, mục B, đoạn 12.

122

19 C.F.R. § 351.107(d); thơng báo về chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ (Import Administration Policy Bulletin) số 05.1 ngày 5 tháng 4 năm 2005 và Import Administration Antidumping Manual, Policy Bulletin) số 05.1 ngày 5 tháng 4 năm 2005 và Import Administration Antidumping Manual, 2009, chương 10.

khẩu của Trung Quốc123. Theo Trung Quốc, việc DOC áp dụng tỷ lệ phá giá đơn nhất giả định cho thấy cơ quan này (và Hoa Kỳ) đã không thu thập thông tin đầy đủ; không đảm bảo quyền được bào chữa của các bị đơn trong điều tra chống bán phá giá. Do đó Trung Quốc cáo buộc124 Hoa Kỳ đã vi phạm một số quy định của WTO tại Hiệp định ADA bao gồm: điều 6.1, điều 6.4, điều 6.10, điều 9.2, điều 9.4 và phụ lục II.125

- Thứ ba, việc Hoa Kỳ sử dụng các Thông tin bất lợi sẵn có (Adverse Facts Available) làm căn cứ để đưa ra các quyết định trong các đợt POR đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Trung Quốc, pháp luật của Hoa Kỳ126 cho phép DOC trong trường hợp nếu cho rằng các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu, đang bị điều tra chống bán phá giá hoặc RSHC được DOC yêu cầu cung cấp thông tin, đã khơng có sự hợp tác cung cấp thông tin tốt nhất thì cơ quan này có quyền áp dụng thông tin bất lợi sẵn có (AFA) làm căn cứ để điều tra hoặc tính tốn biên độ phá giá. DOC đã áp dụng AFA trong một loạt các POR đối với một số vụ việc sản phẩm nhập khẩu từ Trung

123

POR1 đối với sản phẩm thép không gỉ của Trung Quốc (DOC ký hiệu vụ A-570-967); POR7 đối với một số sản phẩm tôm nước ấm đơng lạnh và đóng hộp của Trung Quốc (DOC ký hiệu vụ A-570-893); POR 2 sản phẩm lốp xe nén khí dạng mới của Trung Quốc (DOC ký hiệu vụ A-570-912); POR1 sản phẩm ống thép dùng trong dầu khí của Trung Quốc (ký hiệu vụ A-570-943); POR1 và POR2 sản phẩm lưỡi cưa kim cương và phụ kiện kèm theo của Trung Quốc (ký hiệu vụ kiện A-570-900); POR1 sản phẩm Sàn gỗ nhiều lớp của Trung Quốc (ký hiệu A-570-970); … xem thêm tại Phụ lục 3, Phụ lục 4 yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Trung Quốc trong vụ DS471.

124

Yêu cầu thành lập ban Hội thẩm của Trung Quốc trong vụ DS471, mục C-đoạn 17 và mục D-đoạn 20.

125

Các điều 6.1, 6.4,6.10 của Hiệp định ADA đề cập đến vấn đề bằng chứng trong chống bán phá giá; điều 9.2 của ADA có nội dung đề cập việc không phân biệt đối xử trong đánh thuế và thu thế chống bán phá giá; điều 9.4 của ADA đề cập đến việc tính thuế chống bán phá giá với số doanh nghiệp bị điều tra và không bị điều tra; Phụ lục 2 của ADA đề cập đến việc thu thập các thông tin tốt nhất để làm bằng chứng trong chống bán phá giá.

126

Quốc127. Trung Quốc cho rằng128, bằng cách sử dụng AFA, Hoa Kỳ đã vi phạm điều 6.8 và Phụ lục II của Hiệp định ADA129 do Hoa Kỳ đã không sử dụng các thơng tin tốt nhất có sẵn và khơng “đặc biệt thận trọng” khi sử dụng các thông tin từ nguồn thứ cấp.

1.3.2.3. Một số vấn đề rút ra qua các vụ Trung Quốc kiện Hoa Kỳ tại WTO liên quan đến rà sốt hành chính chống bán phá giá

Có thể thấy rằng, việc DOC tiến hành chính sách chống bán phá giá trong đó có RSHC đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đặc biệt là vấn đề so sánh giá, áp dụng Zeroing, cách đối xử với nền kinh tế phi thị trường… đã gây ra những bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc buộc nước này tiến hành các vụ kiện tại WTO, đặc biệt là vụ kiện DS471. Liên quan đến việc DOC tiến hành các đợt POR, có thể xem vấn đề này trong vụ kiện DS471 là sự kết hợp một phần mục đích ban đầu của vụ DS422 (rút khỏi yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm vấn đề RSHC được đề cập trong yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ, chuyển sang vụ DS471). Mặc dù chưa có phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, nhưng theo tác giả, những vấn đề Trung Quốc đề cập trong vụ kiện này cho thấy đang có những khác biệt trong việc tiến hành POR của DOC với những cam kết của Hoa Kỳ tại WTO bao gồm:

127

POR giai đoạn cả năm 2011 đối với vụ A-570-890; POR giai đoạn 2010-2011 vụ A-570-924; POR giai đoạn 2006-2007 vụ A-570-886… xem thêm tại yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm của Trung Quốc trong vụ DS471 phụ lục V.

128

Yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm của Trung Quốc trong vụ DS471, mục E đoạn 26.

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)