Một số vấn đề pháp lý gây tranh cãi trong quá trình DOC tiến hành rà soát hành chính chống bán phá giá đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 62 - 66)

129 Điều 6.8 Hiệp định ADA quy định: “Trong trường hợp bất kỳ bên nào đó từ chối khơng cho tiếp

2.1 Một số vấn đề pháp lý gây tranh cãi trong quá trình DOC tiến hành rà soát hành chính chống bán phá giá đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt

hành chính chống bán phá giá đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.

Dựa vào các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về RSHC (đã được đề cập trong Chương 1), cùng với một số án lệ có liên quan tại các tịa án của Hoa Kỳ, DOC đã tiến hành các POR đối với vụ Cá và vụ Tôm. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành, DOC đã vận dụng một số quy định pháp lý gây tranh cãi, được các bên có liên quan u cầu giải thích, thậm chí khởi kiện tại các tịa án Hoa Kỳ và cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Trong đó nổi bật là việc DOC áp dụng quy chế đối xử với nền kinh tế phi thị trường và áp dụng Zeroing để tính tốn biên độ phá giá trong các kỳ RSHC vụ Cá và vụ Tôm. Trong phần này, học viên tập trung làm rõ các căn cứ pháp lý liên quan đến vấn đề này cũng như việc áp dụng trên thực tế của DOC. Đồng thời học viên cũng đề cập đến các vụ kiện tại các cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật WTO. Từ đó học viên chỉ ra những mâu thuẫn trong tiến hành RSHC của DOC đối với vụ Cá và vụ Tôm so với quy định của pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật WTO. Đây đồng thời cũng là căn cứ đề học viên đưa ra các dự báo đề xuất trong phần tiếp theo.

2.1.1 Về áp dụng quy chế đối xử với nền kinh tế phi thị trường trong rà soát hành

131

chính chống bán phá giá.

Trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng chính sách chống bán phá giá, Hoa Kỳ có sự phân tách rõ ràng trong cách đối xử với các nước khác nhau, chủ yếu được chia thành các nước có nền kinh tế thị trường (MEs) và các nước có nền kinh tế phi thị trường (NEMs). Hiện DOC, trong tiến hành các biện pháp chống bán phá giá, xác định các nước NMEs bao gồm: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Trung Quốc, Georgia, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam132. Là nước bị DOC đối xử là nền kinh tế phi thị trường, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sau khi bị áp lệnh chống bán phá giá ở giai đoạn điều tra ban đầu đối với vụ Cá và vụ Tôm, trong các kỳ RSHC, cho đến nay DOC vẫn tiếp tục áp dụng các quy định đối xử với nền kinh tế phi thị trường, gây ra nhiều tranh cãi và ảnh hưởng bất lợi trực tiếp đến các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trong phần này, tác giả đề cập đến các căn cứ pháp lý được pháp luật Hoa Kỳ quy định để DOC tiến hành thực thi, kết quả việc DOC thực thi đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam. Đồng thời thông qua một số vụ kiện liên quan đến vấn đề này tại tòa án của Hoa Kỳ (CIT) và cơ quan giải quyết tranh chấp WTO để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.

2.1.1.1 Về quy định của pháp luật Hoa Kỳ.

Pháp luật Hoa Kỳ có các quy định cụ thể đề cập đến việc xác định hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác là hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường và bị đối xử khác biệt trong các vụ kiện chống bán phá giá.

- Thứ nhất, về việc DOC xác định nền kinh tế phi thị trường:

Luật pháp Hoa Kỳ cho phép DOC, với tư cách là cơ quan quản lý về thương mại, được quyền xác định bất cứ một quốc gia nào vào bất cứ lúc nào là nước có

132

Nguồn:

http://www.strtrade.com/news-publications-separate-AD-rates-NME-exporters-070513.html, cập nhật ngày 16/11/2014.

nền kinh tế thị trường hay phi thị trường133. Trong đó quốc gia có nền kinh tế phi thị trường (nonmarket economy country) được định nghĩa là nền kinh tế của một quốc gia nước ngồi mà trong đó “các quyết định hành chính của cơ quan quản lý khơng được đưa ra dựa trên các nguyên tắc thị trường về cơ cấu chi phí và giá cả nên giá cả hàng hóa tại nước này khơng phản ánh giá trị công bằng của sản phẩm”.134

Để quyết định một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, pháp luật Hoa Kỳ cho phép DOC sử dụng 06 tiêu chí cơ bản để xem xét đánh giá ra quyết định bao gồm: (i) khả năng chuyển đổi đồng tiền nội tệ của quốc gia bị xem xét ra các đồng ngoại tệ; (ii) mức độ tiền lương của người lao động ở nước bị xem xét dựa trên việc tự do thương lượng giữa người lao động và người quản lý; (iii) mức độ cho phép các liên doanh hoặc các nhà đầu tư nước ngoài được vào đầu tư tại nước bị xem xét; (iv) mức độ sở hữu hoặc kiểm soát về phương tiện sản xuất của chính phủ nước bị xem xét; (v) mức độ chính phủ nước bị xem xét kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực và trong các quyết định về sản lượng cũng như giá cả của doanh nghiệp và (vi) các yếu tố khác mà DOC cho là hợp lý135. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là pháp luật Hoa Kỳ khơng có quy định nào xác định các yếu tố cụ thể để thỏa mãn từng tiêu chí. Đặc biệt, luật pháp Hoa Kỳ cho phép các quyết định của DOC xác định một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường được miễn trừ xem xét về tư pháp,136 nghĩa là khơng có các khiếu kiện lên các cơ quan tư pháp liên quan đến quyết định này của DOC. Do đó, việc xác định một nước có nền kinh tế phi thị trường hay thị trường trong trong vụ kiện chống bán phá giá mà DOC được giao quyền tiến hành thực chất là tùy thuộc vào quan điểm chủ quan của cơ quan này.

- Thứ hai, về đối xử với nền kinh tế phi thị trường trong RSHC. Về vấn đề này, pháp luật Hoa Kỳ quy định một số nội dung chính sau đây:

133 19 U.S.C 1677(18)(C)(ii). 134 19 U.S.C 1677(18)(A). 135 19 U.S.C 1677(18)(B). 136 19 U.S.C 1677(18)(D).

+ Một là, về việc chọn quốc gia thay thế:

Việc xác định một nước có phải là nền kinh tế phi thị trường hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính tốn giá trị thơng thường của hàng hóa. Hoa Kỳ cho rằng, ở các nước NME, việc phân bố nguồn lực cho sản xuất không theo quy luật cung cầu truyền thống của thị trường137, chi phí sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu và giá cả của sản phẩm chịu sự kiểm soát và bị bóp méo do sự can thiệp của nhà nước nên giá của sản phẩm xuất khẩu không phản ánh đúng giá thị trường138

. Vì vậy, luật pháp Hoa Kỳ có quy định riêng trong việc tính tốn giá trị thơng thường của hàng hóa nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường139. Từ đó làm căn cứ cho DOC xác định chính xác giá trị thơng thường của sản phẩm nhập khẩu để tính tốn biên độ phá giá ở các giai đoạn của quy trình chống bán phá giá trong đó có RSHC.

Cụ thể, DOC sẽ xác định giá trị thơng thường của hàng hóa xuất khẩu của nước NME dựa trên giá trị thơng thường của hàng hóa tương tự được sản xuất tại tại một hoặc một số quốc gia được DOC lựa chọn là quốc gia thay thế (surrogate country). Đây là quốc gia có nền kinh tế thị trường (ME) và có nền kinh tế phát triển tương đương với nước NME xuất khẩu. Cần lưu ý rằng, pháp luật Hoa Kỳ khơng có quy định cụ thể các tiêu chí để DOC chọn quốc gia thay thế, việc lựa chọn là do DOC quyết định miễn là thấy hợp lý. Dựa trên việc xác định quốc gia thay thế DOC sẽ xác đinh giá trị thơng thường của hàng hóa xuất khẩu của nước NME theo một trong 2 cách: (1) là giá do DOC tự tính tốn dựa trên các yếu tố cấu thành giá hàng hóa tương tự của quốc gia thay thế cộng thêm một khoản lợi nhuận hợp lý và chi phí vận chuyển đóng gói và bao bì140 hoặc (2) giá xuất khẩu của hàng hóa

137

Jane M. Smith (2013), U.S. Trade Remedy Laws and Nonmarket Economies: A Legal Overview,

Congressional Research Service, January 31, 2013. 138

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, tlđd 25, tr. 111.

139

Được quy định cụ thể tại 19 U.S.C 1677b(c).

140

tương tự của quốc gia thay thế đến thị trường các nước khác, kể cả Hoa Kỳ.141

+ Hai là, về áp dụng biên độ phá giá chung (NME-wide rate)

Đối với nền kinh tế phi thị trường, không chỉ áp dụng chọn quốc gia thay thế trong tính tốn biên độ phá giá, DOC còn tự tiện áp đặt một biên độ phá giá chung cho toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu (trừ các doanh nghiệp được DOC chọn là bị đơn bắt buộc)142. Theo DOC, tất cả các nhà xuất khẩu của nước NME là những bộ phận do một thực thể duy nhất là chính phủ nước NME điều hành nên cần phải áp dụng chung một biên độ phá giá duy nhất143 còn gọi là biên độ phá giá tồn quốc NME-wide rate. Trong các quy định của mình, DOC cũng khơng có quy định cụ thể về việc tính tốn NME-wide rate, chỉ đề cập rằng cơ quan này “có thể tính

tốn dựa trên các thơng tin bất lợi sẵn có nếu các doanh nghiệp nước NME không hợp tác đầy đủ với DOC”. Trong các kỳ rà sốt hành chính, NME-wide rate có thể

được thay đổi trong trường hợp một doanh nghiệp xuất khẩu của nước NME được tính tốn biên độ phá giá cao hơn mức NME-wide rate cũ144. Như vậy, với cách tiếp cận của DOC, NME-wide rate chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng lên qua các kỳ RSHC.

+ Ba là, về cấp chứng nhận được hưởng biên độ phá giá riêng biệt (hay tỷ lệ riêng biệt - separate rate)

141

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 62 - 66)