WT/DS382/R đoạn 7.157, đoạn 7.161.

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 51 - 56)

108

phương pháp Zeroing trong giai đoạn điều tra cũng như các POR1, POR2 và cả POR3. Từ đó Ban Hội thẩm bác lập luận của Hoa Kỳ.109

Trên cơ sở đó, phán quyết của Ban Hội thẩm khẳng định Brazil đã chứng minh được việc Hoa Kỳ sử dụng phương pháp “Zeroing đơn giản” trong tính tốn biên độ bán phá giá tại các kỳ POR1, POR2 đối với sản phẩm nước cam nhập khẩu từ 2 công ty Brazil cũng như việc Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing là vi phạm điều 2.4 Hiệp định ADA. Hành vi của Hoa Kỳ đã gây tổn hại đến Brazil và vi phạm quy định của WTO. Do đó, Ban Hội thẩm đề nghị Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) yêu cầu Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp phù hợp với nghĩa vụ của mình theo quy định của WTO.110

1.3.1.5. Một số vấn đề rút ra xung quanh vụ kiện

Từ những lập luận của các bên và phán quyết của Ban Hội thẩm tác giả cho rằng các quy định về RSHC của Hoa Kỳ về tổng thể (mục tiêu, thời gian, đối tượng, trình tự tiến hành) khơng vi phạm các nghĩa vụ mà nước này cam kết đối với WTO. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành RSHC, DOC đã sử dụng phương pháp Zeroing (trong vụ kiện này là “Zeroing đơn giản”) để tính tốn biên độ phá giá đã vi phạm điều 2.4 Hiệp định ADA của WTO vốn yêu cầu các Thành viên trong tính tốn biên độ phá giá “cần có sự so sánh công bằng giữa giá xuất khẩu và giá trị thơng

thường”. Ngồi ra, việc DOC liên tục sử dụng phương pháp này trong các hoạt

động chống bán phá giá sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil cũng đã cấu thành “biện pháp” vi phạm điều 2.4 Hiệp định ADA.

Cũng từ phán quyết của ban Hội thẩm (cũng là phán quyết cuối cùng trong vụ kiện này) có thể thấy Hoa Kỳ đã rất tinh vi trong việc lách các quy định của WTO để bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, đối xử không công bằng với các nhà nhập khẩu bằng cách sử dụng Zeroing để nâng biên độ phá giá lên cao hơn mức

109

WT/DS382/R đoạn 7.186, đoạn 7.190.

110

thực tế (làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế cũng như tiền đặt cọc cao hơn thực tế đối với các nhà xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) sản phẩm nước cam từ Brazil). Hoa Kỳ đã sử dụng 2 lập luận chính để biện hộ cho hành vi này bao gồm: (i) khơng có một lệnh cấm cụ thể nào ở các văn bản Hiệp định của WTO đối với phương pháp Zeroing; (ii) khái niệm “bán phá giá” của WTO có thể được chấp nhận khi xem xét “sản

phẩm” là sản phẩm của từng giao dịch riêng lẻ, khơng nhất thiết là “sản phẩm một tồn thể”. Điều này do đó sẽ khơng cấm Hoa Kỳ áp dụng Simple Zeroing trong các

POR. Bằng cách sử dụng Simple Zeroing trong các kỳ RSHC đối với mặt hàng nước cam nhập khẩu từ Brazil, DOC đã nâng biên độ phá giá được tính tốn vượt mức 0,5% (là biên độ phá giá không đáng kể- de minimis).

Vu kiện này cũng cho thấy, việc áp dụng các phương pháp so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu để tính tốn biên độ phá giá của Hoa Kỳ trong rà sốt hành chính (cụ thể là đối với sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil) là vấn đề gây tranh cãi và theo phán quyết của DSB là không phù hợp với quy định của WTO.

1.3.2. Trung Quốc kiện Hoa Kỳ tại WTO liên quan Rà sốt hành chính chống bán phá giá.

Cùng với Việt Nam, Trung Quốc là nước được Hoa Kỳ xếp vào danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường (NME) trong các vụ kiện chống bán phá giá và áp dụng một số quy định riêng phức tạp hơn trong tiến hành quy trình chống bán phá giá. Kể từ khi tham gia WTO (năm 2001) đến nay, Trung Quốc đã trực tiếp tiến hành 05 vụ khởi kiện Hoa Kỳ tại WTO liên quan đến chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ111. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã tham gia với tư cách là bên thứ 3 trong 17 vụ kiện với bị đơn là Hoa Kỳ liên quan đến chính sách chống bán phá

111

giá112. Trong các vụ kiện về chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ, các vấn đề có liên quan đến RSHC được đề cập ở các vụ Hoa Kỳ- các biện pháp chống bán phá giá đối với Tôm và lưỡi cưa kim cương của Trung Quốc (DS422), Hoa Kỳ- các biện pháp chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với một số sản phẩm từ Trung Quốc (DS449) và đặc biệt là vụ kiện Hoa Kỳ- việc áp dụng một số phương pháp trong quy trình chống bán phá giá liên quan đến Trung Quốc (DS471).

1.3.2.1. Về 2 vụ kiện DS422 và DS449

Ở hai vụ kiện này, việc Hoa Kỳ tiến hành RSHC đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mặc dù có được phía Trung Quốc đề cập nhưng khơng phải là vấn đề pháp lý được cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đưa ra phán quyết với những lý do khác nhau. Cụ thể:

Thứ nhất, vụ kiện DS422113, Trung Quốc đã yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về

một số vấn đề trong đó có các quyết định Rà sốt hành chính của Hoa Kỳ đối với sảm phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc giai đoạn từ 2004-2011. Trong yêu cầu tham vấn, một trong những nội dung được Trung Quốc đề cập là việc DOC áp dụng phương pháp Zeroing để tính tốn biên độ phá giá đối với các bị đơn Trung Quốc cũng như đưa ra quyết định chọn bị đơn được hưởng chứng nhận “tỉ lệ riêng

biệt” (separate rate) trong các đợt POR đối với mặt hàng tôm của Trung Quốc. Theo

quan điểm của Trung Quốc, biện pháp này của Hoa Kỳ là trái với các quy định của WTO, cụ thể là điều VI:1, VI:2 của Hiệp định GATT 1994, điều 2.4, 9.3, 9.4 của

112

Bao gồm các vụ DS264, DS268, DS277, DS281, DS282, DS294, DS322, DS335, DS343, DS344, DS345, DS350, DS402, DS404, DS420, DS429, DS464.

113

Ngày 28/1/2011, Trung Quốc yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá sảm phẩm Tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc. Ngày 22/7/2011, Trung Quốcyêu cầu tham vấn bổ sung về các biện pháp chống bán phá giá sảm phẩm lưỡi cưa kim cương của Trung Quốc. Tham vấn thất bại, Trung Quốcyêu cầu thành lập Ban Hội thẩm phân xử vụ kiện. Ngày 21/12/2011 Ban hội thẩm được thành lập. Phán quyết của Ban hội thẩm được công bố ngày 8/12/2014. Các bên không yêu cầu việc xem xét thêm của Cơ quan phúc thẩm.

Hiệp định ADA114. Tuy nhiên, trong yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm, các vấn đề này khơng được phía Trung Quốc đề cập và vụ kiện chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến giai đoạn điều tra chống bán phá giá.

- Thứ hai, vụ kiện DS449115, Trung Quốc đã khởi kiện Hoa Kỳ về Đạo luật

công cộng 112-99, được Tổng thống Obama ký thực thi ngày 13/3/2012 về việc “áp

dụng một số quy định bổ sung trong chống trợ cấp đối với các nền kinh tế phi thị trường và vì một số lý do khác” (Public Law 112-99) cũng như việc Hoa Kỳ áp

dụng cùng lúc thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá đối với 26 vụ việc liên quan đến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốctrong giai đoạn 2006-2012. Trong vụ kiện này, một số quyết định của DOC về RSHC116 được Trung Quốcđưa ra làm chứng cứ hỗ trợ các lập luận của mình. Tuy nhiên, trên thực tế đây là vụ kiện liên quan đến hiệp định về chống trợ cấp (SCM) của WTO, khơng liên quan đến Hiệp định ADA và do đó khơng có quyết định cụ thể của cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến các quy định của Hoa Kỳ về RSHC.

1.3.2.2. Vụ kiện DS471.117

Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phán quyết cuối cùng của

114

Yêu cầu tham vấn của Trung Quốc trong vụ kiện DS422, Mục 2.

115

Ngày 17/9/2012, Trung Quốcyêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ, tham vấn thất bại, ngày 19/11/2012, Trung Quốcyêu cầu thành lập Ban hội thẩm phân xử vụ kiện, ngày 30/11/2012 ban hội thẩm được thành lập, phán quyết của Ban Hội thẩm được công bố ngày 27/3/2014, phán quyết của cơ quan phúc thẩm được công bố ngày 7/7/2014.

116

Xem thêm, yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm vụ kiện DS449, phụ lục B, WT/DS449/2 trang 7.

117

Ngày 3/12/2013, Trung Quốcyêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ. Tham vấn thất bại, ngày 13/2/2014, Trung Quốcyêu cầu thành lập Ban hội thẩm để phân xử vụ kiện. Ngày 26/3/2014, DSB quyết định thành lập Ban hội thẩm để giải quyết vụ việc. Brazil, Canada, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Nga, Ả rập Saudi, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan và Việt Nam tham gia vụ kiện với tư cách là bên thứ 3. Tuy nhiên phải đến ngày 24/8/2014, theo yêu cầu của Trung Quốc, Tổng giám đốc WTO bổ nhiệm 03 hội thẩm tham gia Ban Hội thẩm xét xử vụ kiện. Xem thêm tại Thông báo về thành lập ban Hội thẩm theo yêu cầu của Trung Quốc (WT/DS471/6 ngày 29/8/2014).

Ban Hội thẩm (do Ban hội thẩm chỉ mới thành lập ngày 24/8/2014) cũng như Cơ quan phúc thẩm (nếu có), tuy nhiên trong nội dung yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ và yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm, các yêu cầu khởi kiện của Trung Quốc đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến việc DOC tính tốn biên độ phá giá cũng như việc áp dụng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế phi thị trường-NME (trong đó có liên quan trực tiếp đến rà sốt hành chính chống bán phá giá).

Liên quan đến rà soát hành chống chống bán phá giá, trong vụ DS471, Trung Quốc đã trực tiếp khởi kiện Hoa Kỳ về:

- Thứ nhất, việc áp dụng phương pháp so sánh A-to-T cùng với Zeroing để

tính tốn biên độ phá giá trong POR giai đoạn 2010-2011 đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tấm nhựa nhiệt dẻo của Trung Quốc (DOC ký hiệu vụ: A-570-924).

Luật pháp của Hoa Kỳ cho phép áp dụng phương pháp so sánh W-T trong tính tốn biên độ phá giá nếu xác định sản phẩm nhập khẩu có “phá giá mục tiêu” (targeted dumping)118. Để xác định các doanh nghiệp sản xuất nhựa dẻo của Trung Quốc bán “phá giá mục tiêu” tại thị trường Hoa Kỳ, DOC đã áp dụng phương pháp mà Trung Quốc gọi là Nails Test119. Trong POR3120 đối với vụ việc trên, DOC cũng áp dụng phương pháp này để xác định có “phá giá mục tiêu” từ đó sử dụng phương

118

Trường hợp nhà xuất khẩu bán phá giá hàng hóa với một số khách hàng hoặc địa phương cụ thể với mức giá cao hơn khách hàng hay địa phương cụ thể khác. Xem thêm Lê Thị Ánh Nguyệt, tlđd15, tr.149.

Một phần của tài liệu Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam (Trang 51 - 56)