Pháp luật tố tụnghình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27)

1.6. Quy định pháp luật một số nƣớc về trình tự xét hỏi

1.6.1. Pháp luật tố tụnghình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia điển hình áp dụng mơ hình TTHS tranh tụng. Với mơ hình TTHS tranh tụng của Hoa Kỳ thì hoạt động xét hỏi, tranh luận chủ yếu dựa trên Quy tắc TTHS Liên bang, Quy tắc Liên bang về Bằng chứng (FRE). Thủ tục TTHS Hoa Kỳ không phân chia ra xét hỏi và tranh luận như ở Việt Nam23. Mọi tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra đều sẽ được xem xét tại phiên tồ. Mỗi bên sẽ trình bày ra trước tồ các tài liệu, chứng cứ của mình và Thẩm phán cùng với Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định xem chứng cứ của bên nào có tính thuyết phục hơn24. Do đó mà Thẩm phán tại phiên tòa sơ thẩm VAHS của Hoa Kỳ giữ vai trò trung lập, là người trọng tài trong tranh tụng.

23 Nguyễn Ngọc Kiện (2014), “So sánh các quy định về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ

thẩm của Mỹ, Pháp, Nga và Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 7, tr.59-64;

Tại phiên toà, Thẩm phán chỉ làm nhiệm vụ điều khiển phiên tồ, khơng tham gia xét hỏi, điều tra hoặc nếu có thì cũng chỉ tham gia một cách mờ nhạt. Mơ hình TTHS tranh tụng của Hoa Kỳ với những đặc trưng của nó và cho rằng sự thật khách quan của vụ án sẽ được mở ra qua sự tranh tụng cởi mở, bình đẳng giữa các chủ thể tại phiên tồ. Bên buộc tội và bên gỡ tội lập luận và đưa ra chứng cứ để bảo vệ cho quan điểm của mình. Vì vậy, phiên tồ theo mơ hình tranh tụng diễn ra một cách dân chủ, bình đẳng và sinh động. Trách nhiệm đưa ra chứng cứ buộc tội thuộc về công tố viên và trách nhiệm chứng minh sự vô tội thuộc về bên bào chữa. Các chức năng cơ bản trong TTHS của Hoa Kỳ được phân định một cách rạch rịi, Viện cơng tố thực hiện chức năng buộc tội, NBC thực hiện chức năng gỡ tội và Tồ án có vị trí trung tâm thực hiện chức năng xét xử.

Quy trình chất vấn như sau: Cơng tố viên gọi người làm chứng vào phiên tòa để thẩm vấn (lấy lời khai). NBC có quyền phản đối ngay câu hỏi hoặc câu trả lời của công tố viên và Thẩm phán sẽ quyết định về sự phản đối đó bằng cách cắt câu hỏi hoặc câu trả lời hoặc cho phép đưa ra câu hỏi hoặc câu trả lời25. Sau khi công tố viên thẩm vấn thì luật sư thẩm vấn chéo (hỏi cung) người làm chứng đó. Thơng thường, luật sư cũng như công tố viên chỉ được phép đặt câu hỏi theo hướng gợi mở, dẫn dắt trong khi thẩm vấn.

Tại phần chất vấn, hay gọi là phần lấy chứng cứ do công tố viên (bên buộc tội) và luật sư (bên gỡ tội) đảm nhiệm. Thẩm phán sẽ xem xét các vấn đề pháp lý mà công tố viên hoặc NBC đặt ra. Tuy nhiên, trong phạm vi quyền của mình Thẩm phán cũng có thể đặt ra một số câu hỏi để làm rõ vấn đề với một nhân chứng nhất định được gọi26

. Và các Bồi thẩm viên không tham gia xét hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phiên tòa, mà chỉ lắng nghe lời khai của các bên và xem xét chứng cứ. Về phía bị can (trong TTHS Việt Nam khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì gọi là bị cáo) khơng có vai trị gì trong phần lấy chứng cứ, ngồi việc trình bày lời khai như một nhân chứng và được trao đổi riêng với luật sư của mình trong cả phiên tịa. Quyền im lặng của bị can được bảo đảm dựa trên cơ sở Hiến pháp Hoa Kỳ27, không ai bị bắt buộc phải buộc tội mình. Bị hại được đưa ra lời khai trong phần lấy chứng cứ, nếu họ

25 Richard S. Shine, “Mơ hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Mơ hình tố tụng hình

sự một số nước trên thế giới- Kinh nghiệm đối với việc hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam”, do Chương trình Đối tác Tư pháp và VKSNDTC tổ chức, Hà Nội ngày 15-16 tháng 11/2011.

26 Quy tắc Liên bang về Bằng chứng (Quy tắc 614(b)), http://www.UScourts.gov/UScourts/Quy tắcsAnd

Policies/quy tắcs/2010%20Quy tắcs/Evidence.pdf, truy cập ngày 28/4/2018;

27 Tham khảo Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, www.vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc uslegal

được công tố viên hoặc luật sư triệu tập ra phiên tòa như một người làm chứng28. Các tài liệu, chứng cứ trong vụ án đều được cơng khai trước phiên tịa, hồ sơ vụ án không được lập trước khi xét xử để cho Thẩm phán hay Bồi thẩm đoàn nghiên cứu.

Tranh tụng trong phiên tòa sơ thẩm VAHS của Hoa Kỳ có những đặc điểm khác với quy trình tranh tụng của phiên tịa sơ thẩm VAHS ở Việt Nam như sau:

Một là, công tố viên và NBC có trách nhiệm thẩm vấn bị cáo tại phiên tịa để

làm rõ các tình tiết của vụ án; Thẩm phán có vai trị rất mờ nhạt trong hoạt động xét hỏi. Đây là điểm khác biệt so với thủ tục xét hỏi của pháp luật TTHS Việt Nam. Việc triệu tập người làm chứng trong vụ án khơng phải do Tịa án mà là do bên buộc tội và bào chữa quyết định. Như vậy, sẽ bảo đảm được tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án. Đây cũng là một kinh nghiệm cần nghiên cứu đối với pháp luật TTHS Việt Nam. Vì nếu Tịa án triệu tập người làm chứng thì có thể thiếu khách quan trong việc giải quyết vụ án. Bị cáo và bị hại có vai trị như người làm chứng khi được triệu tập với tư cách là người làm chứng tại phiên tòa. Trong phiên tịa thì phương pháp thẩm vấn kết hợp với cách ly người làm chứng rất được coi trọng. Tại phiên tòa, các bên tranh tụng liên tục dựa trên các chứng cứ trực tiếp được công khai. Hồ sơ vụ án không được thành lập trước. Những thủ tục tố tụng này hoàn toàn khác với quy định của pháp luật TTHS Việt Nam.

Hai là, tính đối tụng trong phiên tòa được thể hiện rất cao, đây là đặc trưng

của mơ hình TTHS tranh tụng của Hoa Kỳ. Q trình tranh tụng tại phiên tịa cho thấy vai trò của Thẩm phán chỉ làm nhiệm vụ dẫn dắt, điều khiển phiên tòa, hướng dẫn luật áp dụng cho Bồi thẩm đồn. Họ khơng được can thiệp vào q trình cung cấp chứng cứ và lập luận của bên buộc tội và bên bào chữa. Đặc trưng này cũng thể hiện rõ các chức năng cơ bản trong TTHS tranh tụng của Hoa Kỳ. Tính chất tranh tụng cơng bằng được thể hiện rất rõ nét, phiên tòa diễn ra một cách dân chủ, bình đẳng, sinh động, ở đây quyền con người của bị can được bảo đảm. Bên buộc tội và bào chữa cung cấp chứng cứ, sau đó chất vấn chéo và tái chất vất chéo người làm chứng của nhau để làm rõ chứng cứ, thủ tục này cho phép Thẩm phán được cắt lời xét hỏi và trả lời từ phía hai bên.

Tóm lại, trong TTHS Hoa Kỳ, vị trí và vai trị của Thẩm phán, cơng tố viên và NBC được bình đẳng với nhau trong thực hiện quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy

28 Richard S. Shine, “Mơ hình tố tụnghình sự Hoa Kỳ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Mơ hình tố tụng hình

sự một số nước trên thế giới- Kinh nghiệm đối với việc hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam”, do

định, đặc biệt là trong việc đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Hoạt động xét xử của Thẩm phán có tính độc lập cao, khơng thể bị can thiệp từ phía cơ quan Nhà nước khác. Tuy nhiên, mơ hình TTHS của Mỹ cũng bộc lộ những hạn chế nhất định là phía Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tội phạm, bỏ lọt tội phạm. Và Nhà nước cũng phải tiêu tốn rất nhiều chi phí tố tụng do phải thiết lập một hệ thống cơ chế giám sát hoạt động tố tụng nhằm kiểm soát những sai phạm từ các hoạt động tố tụng và phiên tòa sơ thẩm VAHS ở Mỹ thường trải qua nhiều phiên tranh tụng kéo dài.

1.6.2. Pháp luật tố tụng hình sự Cộng hồ Pháp

BLTTHS Pháp có hiệu lực thi hành vào năm 1958 và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung dành chương VI để quy định về “Thủ tục tranh luận tại phiên tịa”. Cộng Hịa Pháp áp dụng mơ hình TTHS thẩm vấn, nhưng vẫn đan xen những hạt nhân hợp lý của mơ hình TTHS tranh tụng. Với đặc trưng của mơ hình TTHS thẩm vấn, Pháp coi trọng kiểm soát và trấn áp tội phạm, nhiệm vụ tìm ra chân lý vụ án được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình giải quyết VAHS thì phương pháp hỏi cung bị can được áp dụng một cách triệt để. Với mong muốn là sự thật của vụ án sẽ được tìm thấy trong quá trình thẩm vấn.

Điều 310, Điều 311 và Điều 312 BLTTHS Pháp năm 1958 quy định chủ tọa phiên tịa có quyền hạn rất lớn. Chủ tọa phiên tịa giữ gìn trật tự phiên tòa, điều khiển tranh luận và áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định sự thật của vụ án, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, xét hỏi người làm chứng - mặc dù nhiệm vụ này thuộc về chức năng buộc tội của công tố viên. Toà án được trao nhiều trọng trách trong việc định hướng điều tra và thiên về tìm kiếm chứng cứ buộc tội nhiều hơn là gỡ tội. Chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra phải đầy đủ, nếu khơng đầy đủ thì HĐXX sẽ hỗn phiên tồ trả hồ sơ cho cơng tố viên để điều tra bổ sung. Đại diện Viện công tố, bị cáo, nguyên đơn dân sự, luật sư của các bên được phép tham gia xét hỏi nhưng phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa.

Trước khi được xét hỏi, người làm chứng bắt buộc phải tuyên thệ trước khi đưa ra lời khai của mình. Người làm chứng khơng bị ngắt lời khi đưa ra lời khai. Tuy nhiên, công tố viên và các bên đương sự có thể phản đối việc lấy lời khai của một người làm chứng nếu người này không được tống đạt hoặc tống đạt không hợp lệ theo quy định. Nếu phản đối có căn cứ thì chủ tọa phiên tịa quyết định rằng lời khai của người làm chứng chỉ có giá trị tham khảo chứ khơng có giá trị buộc tội. Người làm chứng phải ở lại phòng xử án cho đến khi kết thúc phiên tòa (Điều 330,

Điều 331, Điều 332 BLTTHS Pháp năm 1958). Trong quá trình xét hỏi, chủ tọa phiên tịa có thể cho bị cáo hoặc những người làm chứng xem xét các vật chứng và nghe lời nhận xét của họ (Điều 341). Ngoài ra, thủ tục xét xử của Pháp còn cho phép đại diện Viện công tố, bị cáo, nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu chủ tọa phiên tòa cho người làm chứng tạm thời rời phòng xử án, để nghe những lời khai khác, sau đó cho họ trở lại phiên tịa và việc đối chất có thể xảy ra (Điều 338). Thủ tục xét hỏi người làm chứng được pháp luật TTHS Pháp coi trọng, vì cho rằng lời khai của họ có giá trị chứng minh cao. Về thủ tục cách ly người làm chứng trong quá trình xét hỏi, luật TTHS Pháp quy định tương đối giống với Việt Nam. Mặt khác, pháp luật TTHS Pháp thể hiện sự tiến bộ khi cấm các chủ thể tham gia xét hỏi bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trong q trình xét hỏi.

Khi kết thúc thẩm vấn, bị hại và nguyên đơn dân sự (hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ) được trình bày ý kiến, Viện cơng tố trình bày kết luận của mình, sau đó bị cáo (hoặc NBC của họ) trình bày lời bào chữa. Ở Việt Nam, KSV (công tố viên) là người trình bày lời buộc tội trước, còn ở Pháp là bị hại. Ở Pháp, Viện công tố cũng chỉ trình bày lời kết luận, chứ khơng phải là luận tội như ở Việt Nam. Đây cũng là một kinh nghiệm hay đối với Việt Nam. Ngoài ra, pháp luật TTHS Pháp quy định thủ tục đối đáp khá đơn giản khi các bên đưa ra các kết luận buộc tội và gỡ tội. Đó là: “Nguyên đơn dân sự và Viện công tố được quyền đáp lại,

nhưng bị cáo hay luật sư của bị cáo ln được nói lời sau cùng” (Điều 346). Sự đơn

giản trong thủ tục trình bày kết luận và đối đáp là vì pháp luật TTHS Pháp coi trọng phần thẩm vấn do chủ tọa phiên tòa đảm trách. BLTTHS Pháp dành một chương quy định về thủ tục tranh luận (Chương VI), nhưng lại chứa đựng phần lớn về thủ tục xét hỏi hoặc vừa xét hỏi vừa tranh luận. Ở Pháp coi việc xét hỏi cũng là thể hiện sự tranh luận, là thủ tục của quá trình tranh luận tại phiên tịa. Ngày nay, pháp luật TTHS Pháp dù vẫn giữ các đặc điểm của mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống nhưng vẫn đen xen những hạt nhân hợp lý của mơ hình TTHS tranh tụng.

Tuy nhiên, đặc trưng của mô hình TTHS thẩm vấn của Pháp cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Đó là, phiên tịa hình sự ở Pháp thường ngắn và kém sinh động, thiếu tính tranh tụng và các chức năng cơ bản trong TTHS không rạch rịi, bị cáo thì thường nhanh chóng nhận tội và chấp nhận hình phạt; một số quyền của bị cáo chưa được bảo đảm thực sự như quyền bào chữa, quyền được im lặng…

Về cơ bản, thủ tục xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm VAHS Pháp giống với Việt Nam, ví dụ như chủ tọa phiên tịa vẫn chịu trách nhiệm chính trong việc xét hỏi; có

quyền hạn rất lớn trong việc làm rõ chứng cứ; vai trị của viện cơng tố và NBC và các chủ thể khác khi tham gia xét hỏi rất mờ nhạt.

1.6.3. Pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hịa Liên bang Nga

Mơ hình TTHS của Liên Bang Nga là mơ hình tố tụng pha trộn khi vừa có yếu tố cơ bản của tranh tụng, vừa mang đặc điểm của TTHS thẩm vấn. BLTTHS năm 1960 của Liên Bang Nga (Nga) đã sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2001. Chương IX của BLTTHS năm 2006 Nga quy định về thủ tục tố tụng tại tòa án cấp sơ thẩm, trong đó có thủ tục xét hỏi.

Pháp luật TTHS Nga không gọi là hoạt động xét hỏi (hoặc thẩm vấn) như ở Việt Nam và ở nhiều nước khác, mà gọi là “điều tra tại tịa án”29

. Vì thế, tại phiên

tịa hình sự sơ thẩm ở nước này, ngồi hoạt động xét hỏi cịn có các hoạt động khác mang tính chất điều tra. Trước khi tiến hành hoạt động xét hỏi, cơng tố viên hỏi thì Cơng tố viên/ Tư tố viên công bố lời buộc tội và chứng minh lời buộc tội30. Chủ tọa phiên tịa có trách nhiệm điều khiển phiên tòa và áp dụng tất cả các biện pháp để bảo đảm cho sự tranh tụng bình đẳng giữa các bên31.

Sau đó, chủ tọa hỏi bị cáo xem họ có hiểu nội dung buộc tội hay khơng, họ có nhận tội khơng và họ có cần bày tỏ thái độ với lời buộc tội không32. Việc cơng bố lời buộc tội trong phiên tịa hình sự sơ thẩm Nga giống với việc KSV trong phiên tịa hình sự sơ thẩm Việt Nam đọc bản cáo trạng trước khi bắt đầu xét hỏi. Việc công bố lời buộc tội này giúp cho bị cáo biết mình bị buộc tội gì và là cơ sở cho việc tiến hành bào chữa của bên gỡ tội và việc xét xử của HĐXX. Trong việc đưa ra chứng cứ tại tòa, pháp luật TTHS Nga quy định rất cụ thể, bên buộc tội có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ trước để xem xét rồi mới đến bên bào chữa. Tuy nhiên, nếu vụ án có nhiều bị cáo thì trình tự đưa ra chứng cứ của các bị cáo do Chủ tọa phiên tòa quyết định trên cơ sở ý kiến các bên. Cách thức đưa ra chứng cứ như vậy sẽ đảm bảo quyền bình đẳng, dân chủ trong quá trình tranh tụng. Điều 243 BLTTHS Liên bang Nga quy định, trách nhiệm của chủ tọa phiên tòa là điều khiển phiên tòa và áp

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)