3.1.1. Yêu cầu của cải cách tư pháp
Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được ghi nhận vào Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải đáp. Trong đó vấn đề cải cách tư pháp đang là yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Nghị quyết số 08 NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã nhấn mạnh phải phát huy dân
chủ, phát triển tranh tụng đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Cải cách tư pháp trở thành nhu cầu cấp thiết, tuy nhiên, không thể xem cải cách tư pháp chỉ là điều chỉnh đôi chỗ về thể chế và thiết chế Nhà nước. Cải cách tư pháp cần được tiến hành một cách thận trọng, có bước đi trong từng giai đoạn, có nền tảng phương pháp luận đúng đắn và thế giới khoa học. Đó là lý do để Nghị quyết 49 - NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ chính trị ngày 02/06/2005 ra đời. Nhiệm vụ của Nghị quyết là xây dựng “hệ thống các
giải pháp đồng bộ với một tầm nhìn rộng, dài về những vấn đề thuộc về bản chất
của sự phát triển của hệ thống tư pháp và những điều kiện cơ bản có tính chất quyết định đối với sự phát triển của hệ thống đó” để đạt được mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc”.
Trong hoạt động tư pháp thì TTHS có thể xem như là hoạt động đặc trưng nhất bởi lẽ đây là hoạt động thu hút sự tham gia của hầu hết các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp và hoạt động liên quan đến quyền hiến định của công dân. Những nỗ lực cải cách tư pháp trước hết phải tập trung vào lĩnh vực TTHS và những thay đổi của TTHS sẽ phản ánh tiêu biểu cho kết quả của cải cách tư pháp. Qua nghiên cứu cho thấy nội dung cải cách tư pháp của Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 về lĩnh vực TTHS là hướng tới đấu tranh phòng chống tội phạm hiệu quả hơn nhằm đảm bảo quyền lợi của những người tham gia tố tụng.
BLTTHS hiện hành của nước ta đã bắt đầu thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết của Bộ chính trị số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002. Sau một thời gian áp dụng, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Để khắc phục những bất cập này, Nghị quyết của Bộ chính trị số 49 - NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” tiếp tục khẳng định: “Đổi
mới việc tổ chức phiên tịa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phát của hoạt động tư pháp”. Vì vậy, việc hồn thiện BLTTHS
hiện hành nói chung và các quy định về xét xử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp là hết sức cần thiết. Đổi mới các quy định về xét xử thì việc hồn thiện thủ tục xét hỏi và nâng cao tính tranh tụng tại phiên tịa hình sự là vấn đề trọng tâm. Mục đích của xét hỏi là xác định sự thật khách quan của vụ án, làm cơ sở cho việc tranh luận hiệu quả và việc ra phán quyết đúng đắn của HĐXX. Do vậy, việc nâng cao chất lượng xét hỏi góp phần rất lớn vào hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự.
Trong một thời gian dài, Việt Nam áp dụng mơ hình tố tụng pha trộn thiên về thẩm vấn đã cho phép chúng ta kiểm sốt được tình hình tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong những điều kiện khó khăn và đáp ứng yêu cầu đảm bảo dân chủ, quyền và lợi ích của con người trong điều kiện dân trí cũng như kinh tế cịn thấp. Với mơ hình này, thủ tục xét hỏi đóng vai trị rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án nhưng nó lại bộc lộ nhiều điểm không phù hợp đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong công cuộc đổi mới. Định hướng cải cách tư pháp trong tương lai cũng xác định tiếp tục chọn mơ hình tố tụng pha trộn nhưng phát triển theo hướng tranh tụng nhằm đảm bảo hơn tính dân chủ. Vai trị thủ tục xét hỏi khơng vì thế mất đi mà còn được kiện tồn, hiệu quả hơn khi xét hỏi mang tính tranh tụng.
3.1.2. Hạn chế của pháp luật hiện hành
Thủ tục xét hỏi trong BLTTHS hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và đây là một trong những lý do dẫn đến những bất cập trong thực tiễn xét xử tại phiên tòa. Quy định của BLTTHS về trình tự xét hỏi hiện nay chưa hợp lý, dẫn đến việc chồng chéo chức năng, khơng đảm bảo hiệu quả xét xử vì HĐXX hỏi trước và đóng vai trị trung tâm của thủ tục xét hỏi. Vai trò của KSV, NBC trở nên mờ nhạt trong chính mơi trường thực hiện chức năng của họ. Vì HĐXX đã hỏi hết, HTND, KSV, NBC khơng cịn gì để hỏi hoặc nhiều
HTND, KSV, NBC lại có tâm lý ỷ lại, trơng đợi ở HĐXX. Vì ý thức trách nhiệm chưa cao nên HTND, KSV, NBC không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho họ. Điều này không chỉ xuất phát từ hạn chế trong quy định về trình tự xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm VAHS mà còn hạn chế ở các quy định TTHS liên quan như: Quy định vai trò của VKS, quy định vai trò của NBC, quy định về nội dung xét hỏi, quy định sự tham gia của Hội thẩm trong trình tự xét hỏi phiên tịa sơ thẩm…
Quy định về sự tham gia của HTND, HTND hiện nay cịn kiêm nhiệm, trình độ pháp lý cịn hạn chế, chưa có quy định về trách nhiệm pháp lý với Hội thẩm đã làm cho chế độ xét xử có HTND tham gia cịn chưa đạt hiệu quả cao.
Quy định về vai trò của VKS, pháp luật trao cho HĐXX quyền hỏi chính và hỏi trước nên đến khi KSV hỏi thì mọi tình tiết của vụ án đã được HĐXX hỏi đầy đủ, KSV hỏi thì sẽ trùng lặp lại các câu hỏi mà HĐXX đã hỏi.
Quy định từ vai trò của NBC, vì HĐXX đã hỏi hết, NBC khơng cịn gì để hỏi hoặc nhiều NBC lại có tâm lý ỷ lại, trơng đợi ở HĐXX. Việc tiếp cận hồ sơ vụ án, “sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết” của vụ án. Tuy nhiên, đây là quy định chưa rõ ràng, “mọi biện pháp” ở đây là những biện
pháp nào, cách thức thực hiện như thế nào, cơ chế trách nhiệm ra sao thì khơng quy định rõ. Vì vậy, quy định về việc thực hiện chức năng của NBC hiện nay còn nhiều bất cập, đây là một trong những nguyên nhân giảm hiệu quả của hoạt động xét hỏi.
Từ những hạn chế về pháp luật dẫn đến thực tiễn áp dụng pháp luật nảy sinh nhiều vấn đề khi áp dụng trên thực tế.
3.1.3. Vướng mắc từ thực tiễn
Hạn chế về các quy định của pháp luật làm cho thực tiễn áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn. Quy định về trình tự xét hỏi đặt nặng vai trị của HĐXX, của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nên khi để Chủ tọa phiên tịa hỏi chính và hỏi trước thì HTND, VKS, NBC chỉ hỏi lại hoặc đặt những vấn đề chung chung dẫn đến hiệu quả của thủ tục xét hỏi khơng cao. Chủ tọa phiên tịa khơng chỉ làm thay vai trò của HTND, của VKS mà còn làm thay vai trò của NBC. HTND được lấy từ nhiều thành phần xã hội với nghề nghiệp khác nhau, trình độ chun mơn khác nhau nên trình độ pháp lý còn hạn chế, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên việc chủ động tham gia phiên tòa, nghiên cứu hồ sơ chưa thực sự hiệu quả. KSV, NBC tâm lý “ỷ lại” và để cho Hội đồng xét hỏi tất cả các vấn đề của vụ án và trình độ pháp lý cịn hạn chế là nguyên nhân làm cho hiệu quả xét xử VAHS chưa cao.
Thực tiễn, xét hỏi tại phiên tòa cho thấy bất cập trong thủ tục xét hỏi còn xuất phát từ vấn đề về con người và cơ sở vật chất. Đội ngũ cán bộ tư pháp và NBC của nước ta hiện nay còn thiếu và yếu; cơ sở hạ tầng phục vụ cho xét xử hạn chế cũng như chế độ đãi ngộ cho nhân lực còn thấp.