Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụnghình sự về trình tự xét hỏi của Hộ

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 51 - 55)

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụnghình sự về trình tự xét hỏi trong

2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụnghình sự về trình tự xét hỏi của Hộ

đồng xét xử

Đối với công tác xét xử của Tòa án: Đánh giá chung qua các số liệu trong báo cáo của TAND tối cáo về tổng kết cơng tác các năm (tính đến năm 2018) cho thấy những khởi sắc trong giải quyết VAHS theo thủ tục sơ thẩm. Cơng tác thụ lý và giải quyết án hình sự theo thủ tục sơ thẩm trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2018 không chỉ tăng về số lượng mà còn được cải thiện về chất lượng. Tỷ lệ án hình sự sơ thẩm thụ lý và xét xử tăng liên tục qua các năm, theo đó tỷ lệ xét xử bình qn từ năm 2005 đến năm 2014 là 97,39%; riêng năm 2015 tồn ngành Tịa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 80.418 vụ, đã giải quyết, xét xử 78.164 bị cáo với tỷ lệ 97,246. Qua đó cho thấy sự cố gắng của ngành Tịa án trong cơng tác xét xử, với số lượng lớn vụ án được đưa ra xét xử kịp thời. Năm 2018, Tòa án đã thụ lý 68.934 vụ với 120.225 bị cáo và giải quyết, xét xử 67.465 vụ với 116.379 bị cáo. Năm 2019, Tòa án đã thụ lý 83.239 vụ với 142.571 bị cáo và giải quyết, xét xử 80.280 vụ với 135.338 bị cáo.

Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán thường lên kế hoạch xét hỏi, trong đó dự kiến nội dung câu hỏi, vấn đề cần làm rõ và dự kiến phân công việc xét hỏi giữa các thành viên HĐXX để tránh việc đặt câu hỏi trùng lặp. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm VAHS vẫn cịn xảy ra trường hợp HĐXX máy móc dựa vào kế hoạch xét hỏi đã chuẩn bị sẵn mà không đặt câu hỏi phù hợp với diễn biến tại phiên tịa. Chủ tọa có xu hướng lệ thuộc vào kết quả điều tra và cáo trạng của VKS, chính vì vậy mà việc xét hỏi không sôi nổi, dân chủ vì phán quyết đã được định sẵn, xét hỏi chỉ là hợp thức hóa những gì đã được thu thập tại giai đoạn điều tra, khơng chú ý đến việc tìm các mâu thuẫn nên xét hỏi không cặn kẽ, chưa thẩm tra hết các tình tiết của vụ án đã chuyển sang phần tranh luận47.

Thực tế có những vụ án, khi xét hỏi bị cáo thì Chủ tọa phiên tòa bộc lộ ngay định kiến là xét hỏi bị cáo theo hướng buộc tội. Vì vậy, khi bị cáo khơng thừa nhận thì cơng khai các bút lục ghi lời khai của CQĐT tại giai đoạn điều tra, đồng thời giáo dục bị cáo theo kiểu mớm cung nếu khai nhận thì được giảm nhẹ hình phạt, nếu quanh có chối tội thì sẽ khơng được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình

46 Huy Quang (2015), “Ngành Tòa án thụ lý hơn 61 ngàn vụ án hình sự”, http://noichinh.vn/tin-tuc-su-

kien/201511/nganh-toa-an-thu-ly-hon-61000-vu-an-hinh-su-299203/ , truy cập ngày 28/4/2019.

47

sự. Việc làm như vậy tạo cảm giác như Chủ tọa phiên tịa đã có sẵn bản án và kết quả xét xử chính vì vậy khơng phù hợp với nguyên tắc tranh tụng theo Điều 308 BLTTHS năm 2015.

Ví dụ như: Tại biên bản phiên tòa ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo Nguyễn Văn N cùng đồng phạm bị VKS nhân dân TP. Đà Nẵng truy tố về tội ”Giết

người”. HĐXX hỏi bị cáo N: Bị cáo rủ các bị cáo Đạt, Phúc, Huy, Tâm, Xuân này đi theo bị cáo để làm gì? Có phải là đi đánh nhau khơng? Nếu đi nói chuyện thì tại sao bị cáo lại nói với họ là: ”vì mình bạn có thể đi tù lần nữa khơng?” Theo bị cáo trách nhiệm chính trong vụ này thuộc về ai? Tại sao lời khai của bị cáo khi Viện kiểm sát hỏi trong quá trình điều tra lại khác tại phiên tịa?” bị cáo có biết khai

không đúng sự thật sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào khơng?”48

.

Chủ tọa phiên tịa nhận thấy lời khai của bị cáo N tại phiên tòa đã phủ nhận lời khai tại giai đoạn điều tra nên Chủ tọa đã giáo dục bị cáo phải thành khẩn khai báo thì sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, đồng thời Chủ tọa phiên tịa đã cơng bố lời khai của bị cáo tại giai đoạn điều tra và cho rằng bị cáo đã quanh co chối tội, trong khi đó Tịa án lại không hỏi tại sao bị cáo thay đổi lời khai, q trình điều tra có bị ép buộc, dùng nhục hình, để có cái nhìn khách quan, tồn diện về vụ án và đưa ra phán quyết thuyết phục.

Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp khi xét hỏi bị cáo, người xét hỏi đã định kiến sẵn theo hướng buộc tội hoặc gỡ tội, thông qua việc xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, những người tham dự đã biết trước HĐXX sẽ ra bản án như thế nào.

Điển hình như phiên tịa sơ thẩm VAHS ngày 21 tháng 2 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân Tp. Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo Bùi Ngọc T bị VKS nhân dân truy tố vì tội ”Hiếp dâm trẻ em” theo Khoản 4 Điều 112 BLHS 2015. Chủ tọa phiên tịa là người hỏi chính và là người hỏi đầu tiên vụ án này. Đúng ra việc chứng minh bị cáo Bùi Ngọc T phạm tội ”Hiếp dâm trẻ em” là công việc của KSV. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa đã xét hỏi và đưa ra các chứng cứ, lập luận để chứng minh bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em. Cụ thể, ngay sau khi KSV đọc bản cáo trạng thì HĐXX hỏi bị cáo VKS truy tố bị cáo với tội danh Hiếp dâm

trẻ em có đúng với hành vi của bị cáo khơng?” sau đó HĐXX chứng minh hành vi

phạm tội của bị cáo bằng cách hỏi tiếp ”Bị cáo có hiếp dâm cháu H như cáo trạng

48

đề cập khơng?”; ”Bị cáo và H có giao cấu với nhau khơng?” ”Giao cấu mấy lần, vào những thời gian nào?” ”Ai là người chủ động đến nhà nghỉ?” ”Ai là người chủ động cởi quần áo? ”Bị cáo có cởi quần áo của cháu H khơng?” ”Cháu H có phản

ứng gì?” ”H có tự nguyện hay khơng?” ”Bị cáo có biết H sinh năm bao nhiêu?”49

.

Sau khi đã chứng minh bị cáo L đã có tội như cáo trạng của VKS truy tố thì Chủ tọa phiên tịa xét hỏi đến các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Chủ tọa hỏi người bị hại để thấy rằng người bị hại cũng có lỗi, đồng thời hỏi người bị hại đã được gia đình bị cáo bồi thường và xin lỗi chưa, có xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo khơng. Những nội dung này là cơng việc của NBC, họ có trách nhiệm đưa ra chứng cứ để gỡ tội và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo nhưng Chủ tọa phiên tòa đã làm công việc này thay cho NBC.

Theo quy định của BLTTHS 2015 và thực tiễn xét xử, Chủ tọa phiên tịa có quyền hỏi bổ sung, sau khi HĐXX, KSV, NBC, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỏi xong thì chủ tọa phiên tịa có quyền hỏi bổ sung khi xét thấy vẫn còn mâu thuẫn, chưa rõ. Tuy nhiên, chỉ có chủ tọa phiên tịa và các thành viên của HĐXX có quyền hỏi bổ sung, cịn các chủ thể KSV, NBC, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự khơng có quyền hỏi bổ sung. Do đó, các chủ thể khác phải xây dựng kế hoạch hỏi đầy đủ để tránh trường hợp sau khi thực hiện việc xét hỏi thì lại muốn hỏi bổ sung. Đây là bất cập từ pháp luật khi quy định đặt nặng vai trò của HĐXX trong việc xét hỏi, trong khi trách nhiệm của việc buộc tội là của VKS và gỡ tội của NBC.

Việc xét xử của Tịa án có HTND tham gia, đây là một nguyên tắc Hiến định và được BLTTHS 2015 quy định tại Điều 22: “thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm

tham gia” và Điều 23: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Việc xét xử của TAND có HTND, đây là một nguyên tắc Hiến định và được

pháp luật quy định cho nên nếu việc xét xử của Tịa án mà khơng có HTND tham gia thì sẽ khơng chỉ là vi hiến mà còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 307 BLTTHS năm 2015 thì vai trị giữa Chủ tọa phiên tịa và HTND khơng bình đẳng và độc lập. Mặc dù, pháp luật quy định khi tham gia phiên tòa, HTND ngang quyền với Thẩm phán, nhưng qua thực tiễn xét xử cho thấy Chủ tọa phiên tòa phải hoạt động quá nhiều và ngược lại sự tham gia của HTND mang tính hình thức, vai trị của HTND tại phiên tòa rất mờ nhạt, thụ động.

49

Để hoạt động xét hỏi đạt hiệu quả cao nhất thì địi hỏi HTND cần có sự chuẩn bị và nghiên cứu hồ sơ vụ án thật kỹ lưỡng, để phát hiện những vấn đề sai sót, bất hợp lý của hồ sơ để từ đó có sự trao đổi giữa các thành viên HĐXX và đưa ra phương án giải quyết cũng như xây dựng kế hoạch xét hỏi hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế HTND không nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tịa, nếu có chỉ nghiên cứu sơ sài, thậm chí có HTND chỉ cần photo bản cáo trạng để xem nội dung vụ án thế nào và ra xử. Chính vì vậy, khi tham gia phiên tịa, HTND khơng nắm rõ các tình tiết vụ án nên không hỏi hoặc hỏi lặp lại các câu hỏi của Chủ tọa phiên tòa đã hỏi. Chẳng hạn, tại Biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS ngày 23 tháng 01 năm 2018 của TAND thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long xét xử vụ án đối với bị cáo Nguyễn Văn K bị VKS truy tố về: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Tại phần xét hỏi, Hội thẩm Nguyễn Thị Kim L hỏi bà L (mẹ bị cáo K) một câu duy nhất: “Bình thường ở nhà bị cáo L tính tình như thế nào?”50. Câu hỏi trên của HTND L không gợi mở vấn đề buộc tội hay gỡ tội cũng không giúp chứng minh việc tăng giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo vì tính cách hàng ngày của một cá nhân không phải yếu tố dùng để chứng minh các cấu thành tội phạm cũng không phải là căn cứ để xét tăng hay giảm trách nhiệm hình sự cho cá nhân. Chính vì khơng nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên Hội thẩm L đã đặt câu hỏi chung chung, vơ thưởng vơ phạt. Sở dĩ khơng có sự đồng đều về vai trò giữa Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa và HTND trong quá trình xét hỏi tại phiên tịa vì những lý do sau:

Thứ nhất, HTND hiện nay cịn kiêm nhiệm, q trình cơ cấu HTND theo từng

lĩnh vực như giáo dục, y tế, tài chính, hưu trí51…với mục đích khi có các vụ án mà đương sự, bị cáo tại phiên tịa có liên quan đến lĩnh vực nào thì sẽ mời đến tham gia nghiên cứu hồ sơ để xét xử. Chính vì lý do này nên có hai hạn chế: Một là, vì

HTND được lấy từ nhiều thành phần xã hội với nghề nghiệp khác nhau, trình độ chuyên mơn khác nhau nên trình độ pháp lý cịn hạn chế, từ đó có thể họ khơng biết, ít biết hoặc khơng dám nói, sợ nói sai nên khơng thể ngang bằng vai trị, địa vị với Thẩm phán khi tham gia xét xử tại phiên tịa. Hai là, vì hoạt động kiêm nhiệm nên HTND rất bận rộn, ít thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án (muốn nghiên cứu phải nghiên cứu tại trụ sở Tịa án – vì hồ sơ nhiều bút lục, dễ thất thoát, mất khi di chuyển quá nhiều nên việc nghiên cứu hồ sơ phải nghiên cứu tại Tòa) nên khi tham gia phiên tịa khơng nắm được hết các tình tiết của vụ án từ đó khơng dám hỏi hoặc

50 Phụ lục I.2.

51

ít hỏi. Ba là, vì hoạt động kiêm nhiệm nên đơi khi HTND vì bận cơng việc riêng mà khơng tham gia phiên tịa được buộc Chủ tọa phiên tòa phải mời HTND khác tham gia dẫn đến thời gian nghiên cứu hồ sơ của HTND mới ngắn thậm chí chỉ đọc bản cáo trạng của VKS rồi lên Tòa xét xử nên hiệu quả hỏi không cao.

Thứ hai, mặc dù hiện nay pháp luật quy định rõ ràng về trách nhiệm của Thẩm

phán khi xét xử nếu vụ án bị hủy, sửa hoặc oan sai, bỏ lọt tội phạm nhưng lại không quy định cụ thể trách nhiệm cho HTND mặc dù trong HĐXX thì số lượng HTND lúc nào cũng nhiều hơn Thẩm phán. Chính vì vậy, các HTND chưa phát huy hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

Thứ ba, do quy định về thứ tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm VAHS hiện nay

quy định Chủ tọa phiên tịa là người hỏi trước và hỏi chính đối với tất cả các vấn đề cần giải quyết nên đến lượt HTND thì đã khơng cịn vấn đề gì để hỏi nữa hoặc hỏi cho có, hỏi lệch trọng tâm vụ án.

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)