2.1. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi trong phiên tịa hình sự sơ
2.1.1. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi trước Bộ luật tố tụnghình sự
năm 1988
Trước thời điểm năm 1988 - thời điểm BLTTHS Việt Nam đầu tiên được ban hành, trình tự xét hỏi được quy định rải rác tại các sắc lệnh, nghị định, thông tư, công văn.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, bộ máy tư pháp được tổ chức lại trên cơ sở quy định của một số văn bản pháp lý mới. Các sắc lệnh lần lượt được ban hành để đáp ứng yêu cầu của hoạt động xét xử tội phạm giải quyết hậu quả chiến tranh và thích ứng trong tình hình mới: Sắc lệnh ngày 13/9/1945 về việc thành lập Tòa án quân sự, sau đó được bổ sung bằng Sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946, Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư, Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 được cụ thể hóa bằng Nghị định số 01/NĐ-VY ngày 12/01/1950 của Bộ Tư pháp về việc mở rộng quyền bào chữa. Các sắc lệnh là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động xét xử nhưng qua thời gian áp dụng thì khơng cịn phù hợp với tình hình phát triển dân chủ, đặt ra yêu cầu cần có những cải cách nhất định về thủ tục tư pháp. Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 đưa ra mục tiêu dân chủ hơn bộ máy tư pháp, đơn giản và hợp lý hóa thủ tục tố tụng. Theo đó, để thể hiện rõ nét tính dân chủ Sắc lệnh đổi “Tịa án
thường” thành “Tịa án nhân dân”. Trình tự xét hỏi còn được thể hiện trong các
văn bản liên quan đến quyền bào chữa của bị can do hội nghị tư pháp thông qua 20/06/1956, Thông tư số 22-HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ Tư pháp trả lời một số điểm về quyền bào chữa.
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1958, Quốc hội quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án địa phương, Viện công tố trung ương và Viện công tố các cấp. Năm 1959, Hiến pháp mới được ban hành cùng với một loạt các luật thể chế hóa quy định của Hiến pháp. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) và Luật Tổ chức VKSND năm 1960 ban hành cũng trên cơ sở Hiến pháp này. Ở miền Nam, sau giải phóng, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành sắc lệnh số 01-SL/67 ngày 15/3/1976 về tổ chức TAND. Khi đất nước thống nhất thì hệ thống TAND và VKSND hoạt động theo Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND năm 1960. Giai đoạn này, các thủ tục tố tụng được cụ thể tại Bản hướng dẫn trình tự sơ thẩm về
hình sự, kèm theo TT16-TATC ngày 17/9/1974 của TAND tối cao. Sau đó, Hiến pháp năm 1980 ra đời là cơ sở cho Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND năm 1981 được ban hành trình tự xét hỏi trong giai đoạn này được tiến hành theo thứ tự: HĐXX hỏi trước, sau đó đến KSV, NBC, nguyên đơn dân sự. Thủ tục xét hỏi được bắt đầu bằng việc công bố bản cáo trạng. Tuy nhiên, theo Bản hướng dẫn, KSV tham gia phiên tịa khơng cơng bố mà Chủ tọa phiên tịa yêu cầu thư ký đọc bản cáo trạng. Việc xét hỏi bắt đầu từ hỏi bị cáo, người bị hại, người làm chứng. Tuy nhiên, việc xét hỏi do HĐXX hỏi chính, chủ yếu là chủ tọa phiên tịa thực hiện. Trong quá trình xét hỏi, “HĐXX phải lắng nghe những lời khai của bị cáo nhưng chủ tọa phiên
tòa phải kịp thời căn cứ vào những chứng cứ và lý lẽ vững chắc, vạch ra những điều mà bị cáo khai không đúng, nhưng cần phải tránh việc tranh cãi tay đôi với bị cáo”.
KSV chỉ hỏi lúc cần thiết “sau khi HĐXX hỏi xong mọi việc, thì chủ tọa phiên tịa
cần hỏi đại diện VKS và NBC có hỏi thêm gì khơng”. Hoặc trường hợp bị cáo quanh
co chối cãi thì “nên yêu cầu VKS phát biểu thêm về vấn đề bị cáo cịn chối cãi”36. Như vậy, TTHS nói chung và trình tự xét hỏi tại phiên tịa chưa được xây dựng thành văn bản thống nhất mà còn quy định rải rác trong nhiều văn bản. Nội dung chưa tồn diện, có phần khơng đảm bảo tính khoa học, chẳng hạn thư ký là người đọc cáo trạng. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử của giai đoạn, quá trình phát triển trên cũng đã cho thấy sự quan tâm, nỗ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước và các nhà lập pháp.