Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụnghình sự về trình tự xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 55 - 65)

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụnghình sự về trình tự xét hỏi trong

2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụnghình sự về trình tự xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Chất lượng xét xử của Tòa án ngày càng được nâng lên rõ rệt, nhưng vẫn còn để xảy ra tình trạng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng buộc VKS phải ban hành kiến nghị, kháng nghị yêu cầu sửa chữa, khắc phục vi phạm52; bản án vẫn cịn tình trạng oan sai hoặc phải hủy, sửa nhiều năm chưa khắc phục được53. Từ năm 2005 đến 2015 có 350 bị cáo được Tòa án đã xét xử tuyên không phạm tội54. Trong đó có trách nhiệm của VKS truy tố khơng có căn cứ, khơng đúng người, đúng tội. Lý do Tịa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội như cáo trạng đã truy tố như chưa có đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm.

Với chức năng, nhiệm vụ được quy định, KSV phải là chủ thể tham gia xét hỏi tại phiên tịa tích cực, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy điều ngược lại, đó là KSV chưa tích cực, chủ động xét hỏi. Vẫn còn trường hợp KSV ỷ

52 Đơn cử như từ năm 2007 đến 2013 VKSND các cấp ban hành 6588 quyết định kháng nghị theo thủ tục

phúc thẩm (Nguồn: Báo cáo số: 11/BC-VKSTC ngày 19/1/2015 của VKSNDTC v/v tổng kết thực tiễn 10 năm

thi hành BLTTHS); từ năm 2011 đến 2016 ban hành 2000 bản kiến nghị với cơ quan điều tra và cơ quan nhà

nước trong việc khắc phục vi phạm pháp luật, phòng ngừa tội phạm, “Báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC

trình bày trước Quốc hội ngày 22/3/2016”, http://baochinhphu.vn/ (truy cập ngày 19/3/2020);

53 Tỷ lệ bản án bị hủy bình quân hàng năm (từ năm 2007 đến 2014) là 0,6%, bị sửa là 5,17% (Nguồn: Báo cáo

số 03/BC-TA ngày 15/1/2015 của TANDTC “tổng kết công tác năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm

2015 của các tòa án”, Tài liệu Hội nghị triển khai cơng tác Tịa án năm 2015, Hà Nội tháng 1/2015); riêng năm

2015 tỷ lệ hủy là 0,84%, sửa là 5,07% (Nguồn: Báo cáo tổng kết cơng tác ngành Tịa án năm 2015);

54 Nguồn: Cục thống kê tội phạm VKSNDTC; Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2015 của

lại việc xét hỏi của HĐXX, chỉ hỏi sơ sài hoặc nội dung câu hỏi lặp lại, lan man. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của KSV còn hạn chế, còn thiếu kinh nghiệm. Thực tế, “cịn nhiều phiên tịa Kiểm sát viên khơng chủ động xét hỏi mà chờ chủ tọa

phiên tòa nhắc nhở mới hỏi mà cũng chỉ hỏi có tính chất bổ sung còn việc hỏi để chứng minh tội phạm và làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án vẫn còn do chủ tọa phiên tịa thực hiện”55.

Ví dụ: Tại Biên bản phiên tòa sơ thẩm VAHS ngày 10 tháng 07 năm 2018, đối

với bị cáo Dương Văn Đ bị VKSND huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang truy tố về tội: “Cướp tài sản” theo điểm d, khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015.

Ngày 18 tháng 07 năm 2016, Dương Văn Đ sau khi đi ăn dỗ và đã có uống rượu đã vào nhà bà Tuyết để ngủ. Vì thấy chỉ có một mình bà Mỹ - mẹ của bà Tuyết (84 tuổi) ở nhà nên Đ đã lấy chiếc vòng trên tay bà Mỹ. Sau đó một vài ngày sau, bà Mỹ chết.

Sau khi Đại diện VKS công bố bản cáo trạng. HĐXX hỏi bị cáo và mời Đại diện VKS hỏi bị cáo. Để khẳng định cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội, đại diện VKS đã hỏi bị cáo Đ: “Trong q trình điều tra bị cáo có bị ai ép cung khơng? Cáo

trạng truy tố bị cáo đúng khơng?” Vì bị cáo chỉ thừa nhận việc lấy chiếc vịng chứ

khơng gây thương tích cho bị hại nên KSV hỏi tiếp: Bị cáo quan hệ thế nào với người bị hại? Lý do gì bị cáo vào nhà bị hại? Bị cáo lấy chiếc vòng của Bà Mỹ khi nào? Bị cáo ở nhà bà Mỹ bao lâu? Bị cáo giải thích gì về vết thương trên người bà Mỹ? Sau đó hỏi đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho nạn nhân: “Bị cáo có khắc phục hậu quả gì cho người bị hại?”. Như vậy, vấn đề chính mà VKS cần hỏi, cần làm

sáng tỏ thì chưa được hỏi đến nơi đến chốn. Lẽ ra, KSV truy tố bị cáo về tội danh cướp tài sản thì KSV cần hỏi xốy vào hành vi cướp chiếc vịng của nạn nhân như:

tại sao lấy được chiếc vịng, nạn nhân có phản kháng, lấy xong có giằng co, nạn nhân có chửi bới, đuổi theo để giành lại? Ý thức của bị cáo khi thực hiện hành vi?

Việc KSV hỏi như trên làm cho những người tham gia phiên tòa cảm thấy vấn đề chưa được làm rõ ràng, việc truy tố của VKS hơi khiên cưỡng.

Thủ tục xét hỏi hiện nay theo khoản 1 điều 307 BLTTHS 2015 là: Chủ tọa phiên tịa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, HTND, KSV, NBC, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau khi HĐXX hỏi, khơng ít trường hợp chủ tọa phiên tịa hỏi KSV có hỏi

55 Báo cáo sơ kết của TANDTC ngày 12/12/2003 về tranh tụng tại phiên tịa hình sự theo tinh thần Nghị

thêm bị cáo về các tình tiết của vụ án khơng thì được trả lời “Hội đồng xét xử đã xác định rõ các tình tiết của vụ án nên đại diện Viện kiểm sát khơng hỏi thêm gì 56.

Hoặc có nhiều phiên tịa, vì HĐXX đã hỏi trước và quá nhiều, nên KSV chỉ biết tìm câu hỏi khác xoay quanh các tình tiết phụ để khỏi lặp, ví dụ hồn cảnh kinh tế, tình cảm của gia đình bị cáo…Trong những trường hợp như thế này, KSV cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành nghĩa vụ dù cho kết quả những câu hỏi đó khơng thể giúp xác định rõ thêm sự thật khách quan của vụ án, khơng đáp ứng được mục đích của thủ tục xét hỏi. KSV trở thành người tham dự và chứng kiến HĐXX “độc diễn”. Thậm chí có nhiều trường hợp khi được yêu cầu hỏi thì KSV thường trình

bày là giữ ngun cáo trạng dù cho phiên tịa có nhiều tình tiết, chứng cứ mới được thu thập và Tòa án chấp nhận như là chứng cứ của vụ án. Phiên tòa là một cuộc

“đấu” trí và “đấu” lý giữa hai bên chủ thể có quyền lợi xung đột và KSV để bảo

đảm an toàn, tránh tổn hao năng lượng đã thực hiện chiến thuật rập khn và thuộc lịng: “Kính thưa HĐXX, tơi (tên), KSV - đại diện VKSND, tại phiên tịa hơm nay xin bảo lưu ý kiến như trong cáo trạng, khơng có ý kiến gì thêm. Xin HĐXX tiếp tục phiên tịa”. Trách nhiệm tìm sự thật của vụ án là của VKS nhưng VKS “không

thèm chứng minh” nên đặt lên vai HĐXX và họ phải làm thay. “Tòa án cũng phải hỏi, phải xử nếu khơng vụ án bế tắc”57.

Ví dụ: Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 155/2016/HS-ST ngày 27 tháng 6 năm

2016 của TAND Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã xét xử hai bị cáo Lê Văn H và Dương Trương G về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 194 Bộ luật Hình sự. Quá trình xét xử vụ án này, tại phần xét hỏi, sau khi HĐXX hỏi xong, Chủ tọa phiên tòa đề nghị KVS xét hỏi, tuy nhiên KSV chỉ hỏi bị cáo là:

“Viện kiểm sát nhân dân Pleiku truy tố các bị cáo như vậy có đúng người đúng tội khơng? Các bị cáo trả lời: Các bị cáo bị truy tố như vậy là đúng người, đúng tội58.

Sau đó, KSV ý kiến, xét thấy các tình tiết của vụ án đã rõ, phù hợp với lời khai của các bị cáo trong hồ sơ và tại phiên tịa hơm nay nên khơng xét hỏi gì thêm. Như vậy, đối với một vụ án nghiêm trọng về mua bán chất ma túy, hành vi của các bị cáo nguy hiểm cho xã hội và các bị cáo có hành vi che dấu các đối tượng khác trong việc mua bán ma túy nhưng KSV đã không đấu tranh để giải quyết triệt để vụ án mà

56

Đỗ Văn Thinh (2007), “Vai trò của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát trong thủ tục xét hỏi tại phiên tịa hình sự sơ thẩm”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 18.

57 Nguyễn Thái Phúc (chủ biên), Đảm bảo quyền con người trong TTHS Việt Nam, Đề tài nghiên cứu

cấp Bộ, tr. 189;

58

cả phần xét hỏi KSV chỉ hỏi một câu duy nhất là cho rằng đã chứng minh đầy đủ vụ án thì thật thiếu xót59.

Qua kết quả khảo sát 100 biên bản phiên tòa xét xử các VAHS sơ thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2015 và phỏng vấn 30 chuyên gia cho thấy60, HĐXX thường hỏi quá nhiều, tường tận tất cả các tình tiết của vụ án. Trong trường hợp đó, KSV thường chú ý tìm tình tiết vụ án nào HĐXX chưa hỏi để hỏi và vì thế mà nội dung câu hỏi của KSV chỉ xoay quanh các tình tiết phụ để tránh sự lặp lại. Trong nhiều trường hợp, HĐXX chỉ hỏi xoay quanh chứng cứ buộc tội đối với bị cáo. Cách đặt câu hỏi của chủ tọa phiên tịa vẫn cịn có sự áp đặt: “Bị cáo có biết hành vi của bị cáo là vi phạm pháp luật khơng ?”. Một số phiên tịa, HĐXX và KSV đã áp đặt tư tưởng của bị cáo bằng cách đặt câu hỏi: “Nếu bị cáo thành khẩn khai báo thì

sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ”. Trước đây cách đặt câu hỏi của chủ tọa phiên tòa sau khi KSV công bố cáo trạng: “Bị cáo có nghe rõ cáo trạng không ?”, “Bị cáo hãy khai hành vi phạm tội của mình”. Trong những năm gầy đây, với tinh thần

cải cách tư pháp, thơng qua tổ chức nhiều phiên tịa rút kinh nghiệm, cách đặt câu hỏi của chủ tọa phiên tịa cũng có sự thay đổi phù hợp hơn: “Bị cáo nghe rõ nội dung bản cáo trạng; bị cáo nghe có giống với bản cáo trạng Viện kiểm sát đã truy tố mà bị cáo đã được nhận khơng ?”, “Bị cáo trình bày hành vi của bị cáo như thế nào mà bị Viện kiểm sát truy tố ra trước tòa?”.

Trong BLTTHS 2015 đã có quy định về việc xét hỏi, bổ sung theo hướng tăng cường trách nhiệm của KSV so với BLTTHS 2003, 1988. Song, cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh vai trò chủ động của KSV khi tham gia xét hỏi chưa đạt được. Việc KSV khơng tích cực xét hỏi có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, xuất phát từ quan niệm cho rằng việc xét hỏi tại phiên tòa là trách nhiệm của HĐXX, cịn KSV chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chỉ thể hiện vai trị của mình ở giai đoạn tranh luận. Do đó, KSV thường có tâm lý “ỷ lại” và để cho Hội đồng xét hỏi tất cả các vấn đề của vụ án.

- Thứ hai, xuất phát từ quy định của pháp luật trao cho HĐXX quyền hỏi trước và hỏi chính tất cả các vấn đề của vụ án để xác định tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội cũng như các chứng cứ buộc tội và các tình tiết gỡ tội, đến khi KSV hỏi thì mọi tình tiết của vụ án đã được HĐXX hỏi đầy đủ, KSV hỏi thì sẽ trùng lặp lại

59 Trần Đặng Anh Việt (2017), “Trình tự xét hỏi tại phiên tịa sơ thẩm theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”,

Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.28;

60

các câu hỏi mà HĐXX đã hỏi. Do đó, KSV có tâm lý ngại hỏi hoặc chỉ hỏi những câu hỏi để xác định lại lần nữa bị cáo có trả lời đúng như đã trả lời với HĐXX.

- Thứ ba, trình độ, năng lực của một số KSV cịn hạn chế; việc nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ một số vụ án chưa kỹ, chưa tồn diện, cịn có biểu hiện chủ quan, không xây dựng hoặc xây dựng sơ xài đề cương xét hỏi. Do đó, khi đến phiên tịa KSV khơng xét hỏi hoặc chỉ xét hỏi cho có, các câu hỏi khơng vào trọng tâm vụ án.

2.2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của những người tham gia tố tụng vụ án hình sự của những người tham gia tố tụng

2.2.3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của người bào chữa

Chất lượng tham gia tranh tụng tại phiên tòa của NBC ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam từ tháng 5/2009 đến ngày 18/4/2015 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho các tổ chức, cá nhân là 77129 VAHS61. VKSNDTC cũng đã đánh giá, về phía các cơ quan tiến hành tố tụng đã bảo đảm 100% có luật sư chỉ định tham gia tố tụng đối với các vụ án bắt buộc phải có NBC theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 200362. Sự tham gia của luật sư trong các VAHS được đánh giá là chú trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, bảo đảm quyền có NBC của đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định.

Trong những năm gần đây, NBC trong nhiều phiên tòa sơ thẩm VAHS đã đưa ra nhiều câu hỏi và lập luận sắc bén; quan điểm của NBC đã làm sáng tỏ mâu thuẫn trong các tình tiết, chứng cứ vụ án, được KSV đồng tình và giúp HĐXX ra bản án được khách quan hơn. Hơn nữa, phiên tòa với sự tham gia của NBC trở nên sinh động hơn, tăng cường nhận thức về việc áp dụng pháp luật đúng đắn của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Thông qua hoạt động bào chữa giúp cho người tham dự phiên tịa có điều kiện am hiểu các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước.

BLTTHS năm 2015 đã quy định NBC trong VAHS có quyền xác minh, thu thập chứng cứ để bào chữa cho bị can, bị cáo. Những tài liệu, chứng cứ mà NBC thu thập được sẽ là cơ sở để NBC xây dựng được kế hoạch xét hỏi đầy đủ, đúng

61 Chủ tịch nước dự Đại hội Liên đoàn Luật sư Việt Nam, http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Chu-tich-nuoc-

du-Dai-hoi-Lien-doan-Luat-su-Viet-Nam/225286.vgp , truy cập ngày 01/4/2020;

62 VKSNDTC (năm 2015), “Báo cáo số 11/BC- VKSTC ngày 19/01/2015 về tổng kết thực tiễn 10 năm thi

trọng tâm, hỏi những vấn đề cần làm rõ, khơng bỏ sót, khơng hỏi thừa những vấn đề cần hỏi. Như vậy, việc xét hỏi tại phiên tòa của NBC mới đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng sự tham gia bào chữa của luật sư chỉ định còn mang tính hình thức; hoạt động bào chữa tại phiên tòa chưa bảo đảm chất lượng, việc xét hỏi vòng vo, lặp lại và tranh luận dài dòng bị HĐXX cắt lời. Khơng ít trường hợp, NBC đã khơng nắm được tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và phản biện thiếu cơ sở hoặc không đúng cơ sở pháp lý, không thuyết phục được HĐXX và người tham dự phiên tòa.

Qua thực tiễn xét xử cho thấy vẫn có rất nhiều vụ án như vậy, để minh chứng cho vấn đề này. Tại Biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 30 tháng 8 năm 2018 đối với bị cáo Đỗ Văn N Bị VKSND huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông truy tố về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 251 của Bộ luật hình sự.

Tóm tắt vụ án: Khoảng 7 giờ sáng ngày 26 tháng 1 năm 2018 bị cáo mang xe đi sửa, khi sửa xe xong khoảng 8 giờ về nhà thấy có anh Hợi đang ở nhà bị cáo lên cơn vật vã và hỏi bị cáo nếu có hàng thì chia lại, bị cáo nói khơng có, anh Hợi năn nỉ thì bị

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)