Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trình tự xét hỏ

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 71 - 109)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trình tự xét hỏi

3.2.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trình tự xét hỏ

3.2.2.1. Đảm bảo về mặt con người

Yếu tố đặc thù của hoạt động pháp lý là đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao, bao gồm kỹ năng phân tích, tổng hợp pháp luật, thu thập và đánh giá chứng cứ, tìm kiếm và áp dụng văn bản pháp luật, nhận định và đưa ra giải pháp giải quyết chính

66 Nguyễn Thái Phúc (2007), “Mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp

xác, thích hợp. Đặc biệt, đối với hoạt động xét hỏi tại phiên tịa thì phải đáp ứng nhiều điều kiện, đó là phải biết kết hợp cùng lúc nhiều kỹ năng: nghe, nói, quan sát, phân tích, tổng hợp, đưa ra ý kiến đánh giá… Vì vậy, các chủ thể xét hỏi cần khơng ngừng nâng cao kiến thức lý luận cũng như khả năng thực tiễn để đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án theo tinh thần cải cách tư pháp. Hiện nay số lượng cán bộ tư pháp và NBC còn rất thấp nên cần có những phương pháp tăng cường lực lượng chất lượng để phục vụ công tác xét xử.

Về HĐXX, muốn cho hoạt động xét xử hiệu quả trên thực tế thì cần có đảm

bảo cả về mặt khách quan và mặt chủ quan đối với các chủ thể của hoạt động xét xử. Song song với việc hồn thiện những quy định về mặt pháp lý thì “xét xử bằng

niềm tin nội tâm của Thẩm phán” là một đảm bảo về mặt chủ quan, một yêu cầu cao đối với Thẩm phán khi xét xử. Niềm tin nội tâm của Thẩm phán là sản phẩm trí tuệ được sinh ra từ sự kết hợp giữa niềm tin pháp lý và mức độ am hiểu tối đa của Thẩm phán về các tình tiết của vụ. án. Như vậy, để có được niềm tin nội tâm thì trước hết phải có một khối lượng kiến thức pháp lý cần thiết, phù hợp và cái đó khơng chỉ được người Thẩm phán lĩnh hội ở mức độ thuộc lòng mà phải đạt đến trình độ nhập tâm, tức là có trải nghiệm bằng chính “vốn sống nghiệp vụ” của mình. Niềm tin nội tâm đảm bảo cho Thẩm phán không bị phụ thuộc vào ý kiến khác khi xét xử, định hướng cho Thẩm phán ra quyết định trong những tình huống khó khăn, là động lực cho hành vi xét xử.

Việc đào tạo Thẩm phán cần tập trung theo hướng tranh tụng, quán triệt quan điểm Thẩm phán là trọng tài xét xử để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa. Đồng thời, cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho Hội thẩm để nâng cao kiến thức pháp lý, trao đổi kinh nghiệm xét xử, phương pháp xét hỏi. Đây cũng là cơ chế đảm bảo cho Hội thẩm bình đẳng với Thẩm phán trong xét xử.

Giải pháp thu hút nhân lực chất lượng của ngành Tòa án là cần phải thay đổi phương thức giới thiệu người để bổ nhiệm Thẩm phán bằng hình thức thi tuyển đối với chức danh Thẩm phán với tính chất là một nghề nghiệp. Đối với HTND, cần lựa chọn, giới thiệu “từ các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ, uy tín trong các trường, các viện nghiên cứu”67 có am hiểu về pháp luật và nên hạn chế những người trong các cơ quan quản lý nhà nước, Tịa án, VKS mà khơng cịn

67 Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Về Thẩm phán và Hội thẩm Tịa

tham gia nghiệp vụ đó nữa vì khả năng rất cao họ bị ảnh hưởng tâm lý nghề nghiệp, nghiệp vụ trước đó tác động đến cách nhìn nhận và quyết định.

Về KSV, cần không ngừng nâng cao kiến thức lý luận cũng như khả năng thực

tiễn để đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án theo tinh thần cải cách tư pháp. Theo quy định của BLTTHS 2015, phần lớn thời gian tiến hành xét hỏi tại phiên tịa là hoạt động của HĐXX, trong đó chủ yếu là hoạt động của chủ tọa phiên tòa. Để việc hỏi theo đúng tinh thần cải cách tư pháp mà Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 2/1/2002 Bộ chính trị đã đề ra, KSV tham gia phiên tịa cần nhận thức đúng và đủ trách nhiệm, vai trị của mình trong thủ tục xét hỏi để tránh tình trạng thụ động, mong đợi ở HĐXX. Trước khi tham gia phiên tịa cần nghiên cứu kỹ lưỡng và tồn diện hệ thống các chứng cứ và tài liệu thể hiện trong hồ sơ vụ án do có những khiếm khuyết khơng thể khắc phục trong giai đoạn điều tra. KSV cũng phải xác định được đối tượng chứng minh và phạm vi chứng minh cụ thể để nghiên cứu sâu các chứng cứ cho việc chứng minh, đảm bảo cơ sở vững chắc cho những lập luận và dự đốn những tình huống có thể xảy ra, tránh tình trạng lúng túng khi có những tình tiết mới phát sinh. Ngay từ giai đoạn nghiên cứu hồ sơ vụ án tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho KSV tại phiên tòa. Khi thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa, KSV phải tập trung lắng nghe, theo dõi diễn biến phiên tịa, tích cực tham gia xét hỏi. KSV phải thực hiện đúng chuẩn mực văn hóa xét hỏi trong trang phục, phong thái, ngôn ngữ xưng hô, thể hiện thái độ tôn trọng HĐXX cũng như tơn trọng các quyền và lợi ích của những người tham gia phiên tòa. Đồng thời, KSV nên thường xuyên rèn luyện các kỹ năng lập luận, tư duy lơ-gíc cùng lối trình bày mạch lạc, những yếu tố này khơng những tạo được sự đồng tình, thuyết phục được HĐXX mà còn nhận được sự ủng hộ của dư luận.

Để phục vụ cho mục đích học tập và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, các cơ quan chức năng cần hoạch định chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn thực hiện chức năng công tố tại phiên tòa của KSV. Lãnh đạo VKS cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động TTHS của KSV để có những chính sách khuyến khích những thành tựu đã đạt được và kịp thời phát hiện những yếu kém cần khắc phục. Ngoài ra cần tạo điều kiện cho KSV nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thông qua việc thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, các cuộc họp tổng kết, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động thực hiện quyền cơng tố tại phiên tịa để họ tự đánh giá kết quả hoạt động và đề ra hướng phấn đấu hoàn thiện nghề nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng cần thiết để KSV có thể đối phó với những tình tiết, những thay đổi bất ngờ trong quá trình xét xử.

Hơn ai hết để thực hiện tốt chức năng của mình, bản thân mỗi KSV phải nỗ lực học tập kiến thức lý luận pháp lý về hình sự, TTHS, các quy định khác liên quan, thường xuyên cập nhật thơng tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Đây là những phẩm chất quyết định sự thành công trong nghề nghiệp cũng là khẳng định vị thế của KSV- người đại diện quyền lực nhà nước trong đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Về NBC, cần khơng ngừng nâng cao kiến thức lý luận cũng như khả năng thực tiễn để đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án theo tinh thần cải cách tư pháp. Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức pháp luật, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghề nghiệp, ý thức pháp luật rõ ràng, tinh thần, thái độ trách nhiệm cao không chỉ đối với thân chủ mà cao hơn là đối với sự tuân thủ pháp luật, bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải chính là những biện pháp cụ thể mà NBC cần không ngừng rèn luyện.

Khi tham gia vào vụ án thì NBC phải nhận thức rõ vai trị của mình là nhằm tìm ra những tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Những tình tiết đó phải có thật, tồn tại khách quan, tránh trường hợp bịa đặt, đưa ra chứng cứ giả mạo. Khi tham gia tố tụng, NBC phải tôn trọng người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, tôn trọng pháp luật và sự thật khách quan. NBC phải có kiến thức pháp luật vững chắc thì hoạt động bào chữa mới đảm bảo hiệu quả cao. Đồng thời, bản thân mỗi Luật sư phải xây dựng và rèn luyện phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, liêm chính phục vụ cho q trình hành nghề. Các cơ sở đào tạo luật sư không chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải đào tạo cả đạo đức nghề nghiệp.

Bên cạnh, số lượng NBC chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động xét xử. Trong thời gian tới, để tăng số lượng luật sư tham gia phiên tịa nên chăng có cơ chế cho những người tập sự hành nghề luật sư được tham gia phiên tòa nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Những yêu cầu kỹ năng chung cho các chủ thể tham gia xét hỏi

Trình độ của Thẩm phán cũng như KSV, NBC, nhất là kỹ năng tác nghiệp như nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, hình thành quan điểm, luận cứ bào chữa, buộc tội, khả năng đặt câu hỏi để xác định sự thật vụ án của nhiều người chưa tương xứng với yêu cầu công việc. Do đó, cần có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề chặt chẽ hơn; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp lý liên quan; tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò, hội thảo về các nội dung liên quan nhằm có

một đánh giá toàn diện thực trạng nghề nghiệp của các chủ thể này để có định hướng cải cách phù hợp.

Việc lập kế hoạch xét hỏi là một bước chuẩn bị rất quan trọng cho thành cơng tại phiên tịa. Lập kế hoạch xét hỏi bao gồm thứ tự xét hỏi, những câu hỏi dự kiến, thời gian cho mỗi đối tượng, dự kiến tình huống có thể xảy ra. Trong vụ án có nhiều bị cáo thì phải lập kế hoạch hỏi sao cho phù hợp, có thể hỏi kết hợp, linh hoạt ứng biến với những tình huống bất ngờ xảy ra, chẳng hạn phát hiện được những vấn đề giúp ích cho việc chứng minh cho lập luận của mình mà trước đó chưa biết. Người hỏi phải biết chọn những chứng cứ, tình tiết “đắt” để đặt vấn đề và chứng minh; nhạy bén để nắm bắt, tận dụng những tình tiết mới phát sinh tại phiên tịa đồng thời cũng cần có niềm tin nội tâm rằng những yêu cầu buộc tội hoặc gỡ tội đối với bị cáo là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật, đây là yếu tố tâm lý quyết định sự thành công.

3.2.2.2. Đảm bảo về mặt kinh tế

Về cơ sở hạ tầng, cần không ngừng được cải thiện và nâng cao. Các chủ thể

tham gia thủ tục xét hỏi tại phiên tòa thực hiện nhiều hoạt động nhằm chứng minh các tình tiết của vụ án. Việc sử dụng các công cụ, phương tiện phục vụ cho việc chứng minh là rất cần thiết. Thực tế những năm qua đã có sự nỗ lực và quan tâm của Nhà nước, ngành Tòa án trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc xét xử nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị: “Từng bước

xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Ưu tiên trang bị phương tiện phục vụ công tác điều tra, đấu tranh phịng, chống tội phạm, cơng tác xét xử, công tác giám định tư pháp… Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp”, trong thời gian tới

cần tiếp tục đầu tư xây dựng phòng xử rộng rãi; xây dựng phòng cách ly cho bị cáo hay “phịng chờ an tồn” cho người làm chứng, người bị hại; đồng thời trang bị hệ thống máy phát thanh, phát hình, máy chiếu phục vụ tốt hơn cho việc xét xử. Theo tác giả, chúng ta có thể tiếp thu phương thức đang được sử dụng tại Hoa Kỳ là cho phép sử dụng video lời khai của người bị hại trong quá trình điều tra và sau này được sử dụng tại phiên tòa mà khơng cần phải triệu tập người bị hại có mặt ở phiên tịa; sử dụng cầu truyền hình để lấy lời khai người bị hại ở địa điểm cách xa phiên tịa. Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật khơng những giúp người có mặt dễ theo dõi diễn biến phiên tịa mà cịn góp phần bảo vệ quyền của các chủ thể đối lập lợi ích, tránh những cuộc đối đầu nằm ngồi tầm kiểm sốt của cơ quan tiến hành tố tụng.

Về chế độ đãi ngộ cũng cần được cải thiện và nâng cao. Thực tế mức lương của Thẩm phán, KSV hiện nay còn thấp, trong khi lạm phát gia tăng, giá cả sinh hoạt đắt đỏ nên mối quan tâm về thu nhập tác động rất lớn đến hiệu quả cơng tác, khó tránh khỏi những cám dỗ vật chất gây nên những tiêu cực: xét xử phiến diện,

“án bỏ túi”, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngành cũng như uy tín của Nhà nước.

Do vậy, cần có sự quan tâm đúng mức tới đời sống của cán bộ ngành tư pháp, có chính sách bồi dưỡng phù hợp để khuyến khích họ thực hiện tốt vai trị của mình.

Nhìn nhận luật sư dưới góc độ nghề nghiệp thì thu nhập của họ tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động. Do vậy, song song với quy định cấm luật sư nhận “bồi

dưỡng” ngoài hợp đồng như một phương thức ngăn chặn hành vi đòi hỏi, vòi vĩnh

của NBC đối với thân chủ thì cũng cần có quy định lập phụ lục bổ sung hợp đồng ghi nhận tiền thưởng hoặc chi phí phát sinh mà tại thời điểm ký hợp đồng với thân chủ, NBC chưa dự liệu hết những khó khăn và hiệu quả cơng việc. Quy định này sẽ cân bằng được lợi ích của NBC, khuyến khích tinh thần tích cực tham gia bào chữa bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, đồng thời giúp Nhà nước quản lý thuế thu nhập cá nhân một cách hiệu quả. Đối với trường hợp NBC chỉ định, Tòa án trả thù lao quá thấp so với trường hợp họ được thân chủ yếu cầu nên không muốn tham gia.

Từ các phân tích về vấn đề lý luận và thực trạng của thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm VAHS, đề tài đã tiếp tục đề ra quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng của thủ tục. Nêu và phân tích các quan điểm hoàn thiện thủ tục hỏi nhằm khẳng định những u cầu trong q trình hồn thiện pháp luật như sau: Đảm bảo thể chế hóa từ các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp; chú trọng tính thống nhất và khả thi của hệ thống pháp luật để đảm bảo việc đáp ứng khả năng thi hành trên thực tế; tuân thủ nguyên tắc độc lập, khách quan đối với những người tiến hành tố tụng và cải cách dựa trên căn cứ lý luận và thực tiễn nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục các mặt hạn chế. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thứ tự hỏi của KSV và HĐXX cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cụ thể hóa các quy định về nội dung và phương thức hỏi để nâng cao hiệu quả áp dụng chúng trên thực tế. Kiến nghị các giải pháp nâng cao trình độ nhận thức, chun mơn nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng, nâng cao ý thức của các chủ thể đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật về thủ tục hỏi, tăng tính chủ động trong quá trình tranh tụng và đáp ứng các yêu cầu về mặt vật chất nhằm nâng cao hiệu quả của thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm VAHS.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Xét xử là giai đoạn trọng tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự, tại giai đoạn này thì thủ tục xét hỏi đóng vai trị rất quan trọng. Đây là nơi các tình tiết, chứng cứ được đưa ra xem xét công khai trước bên buộc tội và bên gỡ tội có sự tham gia của

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 71 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)