Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi của Bộ luật tố tụnghình sự

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 38 - 40)

2.1. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi trong phiên tịa hình sự sơ

2.1.2. Quy định của pháp luật về trình tự xét hỏi của Bộ luật tố tụnghình sự

năm 1988

Cùng với sự phát triển của pháp luật nói chung, với sự tiếp nhận những thành tựu, ưu điểm trong pháp luật TTHS của một số nước tiên tiến trên thế giới, đánh dấu bằng

việc mở cửa hội nhập năm 1986, pháp luật TTHS Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. BLTTHS năm 1988 được thơng qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa VIII là dấu mốc quan trọng lần đầu tiên thống nhất các quy định TTHS trong một văn bản pháp lý cao – Luật. BLTTHS năm 1988 đã đưa ra các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự tạo ra cơ chế pháp lý nhất quán và hiệu quả để giải quyết VAHS. Đồng thời với việc kế thừa các nguyên tắc tố tụng truyền thống trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, các Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND năm 1960, năm 1981; Bộ luật này có nhiều quy định tiến bộ, điển hình là có nhiều ngun tắc mới được ghi nhận như nguyên tắc khơng ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tịa án (Điều 10), ngun tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 11), nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 12), nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước Tịa án (Điều 20) và các quy định đảm bảo quyền của các chủ thể.

BLTTHS năm 1988 đã dành chương XIX, từ Điều 181 để quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tịa. Theo đó, tại phiên tịa sơ thẩm, người hỏi bao gồm Thẩm phán chủ tọa phiên tịa, HTND, KSV, NBC, người giám định. Trình tự xét hỏi được tiến hành theo trình tự: HĐXX vẫn là người hỏi chính, sau đó HTND, KSV, NBC hỏi phụ (Khoản 2 Điều 181). Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì HĐXX có thể gồm hai Thẩm phán nhưng theo quy định về chủ thể hỏi thì chỉ đề cập đến chủ tọa phiên tòa, vậy Thẩm phán khơng phải chủ tọa phiên tịa có được hỏi khơng? Bên cạnh đó, những người tham gia phiên tịa cũng có quyền đề nghị với chủ toạ phiên tồ hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Tại Chương III, người tham gia tố tụng được ghi nhận gồm: bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… được quyền đề nghị với chủ tọa phiên tịa hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ. Tuy nhiên, quyền hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự thì chưa được BLTTHS năm 1988 ghi nhận mặc dù tại khoản 2 điều 181 BLTTHS năm 1988 đã quy định người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.

Như vậy, BLTTHS năm 1998 đã có nhiều quy định về thủ tục xét hỏi như chủ thể, nội dung, trình tự phục vụ cho hoạt động xét xử. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì các quy định chưa đầy đủ và có nhiều điểm chưa hợp lý, chưa được ghi nhận.

BLTTHS năm 1988 qua áp dụng thực tiễn bộc lộ nhiều bất cập nên được sửa đổi lần đầu tiên năm 1990. Ngày 22/12/1992, Quốc hội ban hành luật bổ sung, sửa

đổi một số điều của BLTTHS dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 1992. Thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, một số luật được ban hành gần đó: Luật TAND năm 1992; Luật Tổ chức VKSND năm 1992; Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm năm 1993; Pháp lệnh về KSV năm 1993; Pháp lệnh về Tòa án quân sự năm 1993; Pháp lệnh về VKS quân sự năm 1993. Năm 2000, lần thứ ba BLTTHS năm 1988 được sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhưng về thủ tục xét hỏi nhìn chung khơng thay đổi.

Một phần của tài liệu Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)